Apxe hậu môn là kết quả hậu môn bị nhiễm trùng và dịch mủ bị tích tụ. Đây là bệnh lý hậu môn trực tràng khá thường gặp, có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào người lớn hay trẻ nhỏ. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây đau đớn và phiền toái với người bệnh. Vậy bệnh áp xe hậu môn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị – phòng ngừa như thế nào?
Danh mục bài viết
Bị apxe hậu môn là bệnh gì?
Apxe hậu môn là tình trạng mưng mủ ở khu vực hậu môn. Hầu hết các trường hợp áp xe hậu môn là kết quả của sự nhiễm trùng tuyến hậu môn nhỏ. Khi bị nhiễm trùng, các tế bào bạch cầu được sản sinh nhiều hơn để chống lại vi khuẩn. Khi tế bào bạch cầu và vi khuẩn cùng chết sẽ tạo thành dịch mủ, tích tụ trong khoang trực tràng.
Người bệnh thường chỉ phát hiện mắc áp xe ở hậu môn khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng đã nặng hơn, những người mới sẽ khó nhận ra vì các triệu chứng không rõ ràng.
Nguyên nhân áp xe hậu môn do đâu?
Vi khuẩn, tế bào chết, phân hay dị vật…có thể gây tình trạng bít tắc các tuyến bã hậu môn, từ đó gây nhiễm trùng và tạo môi trường thuận lợi để ổ apxe hình thành. Cụ thể, một số nguyên nhân gây apxe hậu môn và những yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:
- Nhiễm trùng: Người bệnh có tiền sử mắc các bệnh viêm hậu môn, trĩ, nứt kẽ hậu môn, viêm tuyến mồ hôi quanh da hậu môn,…cũng làm tăng nguy cơ viêm nhiễm hậu môn.
- Biến chứng hậu phẫu: Quá trình thực hiện tiểu phẫu ở hậu môn – trực tràng, niệu đạo hay vùng đáy chậu…gặp sai sót hoặc do người bệnh chăm sóc vệ sinh hậu phẫu không tốt cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng áp xe hậu môn.
- Đề kháng kém: Nguyên nhân gây áp xe hậu môn ở người già hoặc trẻ nhỏ. Trong đó, hậu môn của người già đã bị lão hóa, còn hậu môn của trẻ em chưa phát triển toàn diện cùng với sức đề kháng nên cũng dễ mắc bệnh hơn.
- Quan hệ tình dục đường hậu môn: Không những làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tình dục mà những người quan hệ qua đường hậu môn còn dễ mắc các bệnh hậu môn trực tràng, trong đó ngoại trừ bệnh áp xe hậu môn.
- Tác dụng phụ của thuốc: Việc sử dụng một số loại thuốc điều trị các bệnh hậu môn trực tràng tính kích ứng cao một cách quá liều hay lạm dụng trong thời gian dài cũng có thể gây nhiễm trùng, thậm chí hoại tử hậu môn.
Áp xe hậu môn có nguy hiểm không?
Apxe hậu môn không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng nếu không được thăm khám chữa trị sớm có thể gây ra nhiều nguy hại đến sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe của người bệnh.
- Biến chứng rò hậu môn: Khi các ổ áp xe vỡ ra, các vết nứt mô tế bào không thể lành lại được. Tình trạng viêm nhiễm ở hậu môn tiếp tục phát triển, hình thành nên các đường rõ lỗ rò phức tạp.
- Gây khó khăn khi đại tiện: Khối áp xe sưng đau gây cản trở và khó khăn mỗi khi đi đại tiện. Phân không được đào thải ra ngoài lâu dần sẽ bị khô cứng, hình thành các búi trĩ tĩnh mạch và gây nên bệnh trĩ.
- Viêm nhiễm cơ quan sinh dục: Hậu môn và vùng sinh dục rất gần nhau (nhất là ở nữ giới) nên nếu hậu môn bị viêm nhiễm, nhiễm trùng có thể lan rộng và gây viêm vùng kín.
- Viêm nang lông: Khối áp xe chảy mủ có thể gây kích ứng mao nang, từ đó gây viêm nang lông.
Nhận biết triệu chứng apxe hậu môn điển hình
Các dấu hiệu apxe hậu môn rất dễ bị nhầm lẫn với mụn nhọt viêm nhiễm thông thường. Do đó, người bệnh cần hết sức lưu ý các triệu chứng xuất hiện để có hướng thăm khám và điều trị bệnh kịp thời.
- Đau nhói hậu môn, nhất là khi ngồi xuống và khi đi đại tiện.
- Xuất hiện khối sưng, cứng nhỏ ở xung quanh hậu môn.
- Các khối mủ sưng dần dần sẽ to lên và vỡ ra. Nếu nhiễm trùng nặng, dịch mủ tiết ra có màu vàng đặc, vết thương rất khó lành lại.
- Dịch mủ chảy ra khiến xung quanh hậu môn luôn ẩm ướt, có mùi hôi thối và gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
- Sốt, ớn lạnh, cơ thể mệt mỏi do nhiễm trùng hậu môn.
- Bị táo bón thường xuyên hơn, đi ngoài ra máu, phân có nhầy.
>>> Đọc thêm: Mọc cục thịt thừa ở gần hậu môn là bị gì? [5+ nguyên nhân phổ biến]
Cách điều trị apxe hậu môn hiệu quả hiện nay
Hầu hết các trường hợp apxe hậu môn có thể được chẩn đoán thông qua các kiểm tra lâm sàng, tuy vậy vẫn cần chẩn đoán phân biệt bệnh lý bằng một số xét nghiệm quan trọng. Vậy cách điều trị apxe ở hậu môn như thế nào?
Thông thường, việc điều trị áp xe hậu môn sẽ được kết hợp phẫu thuật và dùng thuốc chuyên khoa.
1. Thuốc kháng sinh điều trị áp xe hậu môn
Với những trường hợp nhẹ, ổ áp xe chưa sưng to thì bác sĩ có thể xem xét chỉ định thuốc kháng sinh tiêu viêm, tiêu mủ…Cụ thể.
- Kháng sinh: Giúp chống viêm, hạn chế nhiễm trùng.
- Thuốc giảm đau: Chỉ định với những người bệnh bị đau nhức dữ dội do các khối áp xe sưng to vỡ mủ gây ra.
- Thuốc nhuận tràng hay bổ sung chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
2. Phương pháp mổ áp xe hậu môn
Phương pháp chữa áp xe hậu môn đơn giản, hiệu quả được áp dụng phổ biến là mở apxe dẫn lưu mủ ra ngoài. Nếu ổ áp xe sưng quá lớn, các bác sĩ sẽ phải rạch thoát mủ khỏi ổ áp xe, lúc này bác sĩ sẽ phải xác định được chính xác thời điểm nên rạch thoát mủ.
Nếu tiến hành rạch khi mủ chưa hình thành sẽ càng khiến tình trạng nhiễm trùng lan rộng hơn. Nếu rạch quá muộn, khối áp xe sưng to sẽ khiến người bệnh đau đớn, mủ chảy nhiều hơn và lan rộng ra xung quanh, hình thành các ổ áp xe lớn hơn.
Người bệnh có thể tìm đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và chữa trị bệnh. Hiện nay tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng đang áp dụng phương pháp sóng cao tần trong điều trị áp xe hậu môn và rò hậu môn rất hiệu quả. Phương pháp được đánh giá cao vì có thể định vị chính xác các ổ áp xe, các đường rò – lỗ rò và hút toàn bộ mủ ra ngoài; không ảnh hưởng đến tổ chức thần kinh ở hậu môn; không đau; không chảy máu; ngăn ngừa tái phát.
Quá trình khám bệnh và điều trị sẽ được trực tiếp Tiến sĩ. Bác sĩ CKII Trịnh Tùng – Nguyên Phó Giám đốc bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, PGS. TS Nguyễn Mạnh Nhâm – Phó Chủ tịch Hội Hậu môn trực tràng Việt Nam – Nguyên Trưởng khoa Phẫu thuật tiêu hóa bệnh viện Việt Đức cùng đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi.. thực hiện.
3. Phòng ngừa tái phát áp xe hậu môn tại nhà hiệu quả
Ngoài việc chủ động đi khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, apxe hậu môn còn có thể được đẩy lùi hiệu quả, ngăn ngừa tái phát nhờ thói quen sinh hoạt khoa học hàng ngày.
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây..bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất. Đồng thời uống nhiều nước, hạn chế ăn đồ ăn cay nóng nhiều dầu mỡ…
- Duy trì tâm trạng tích cực, hạn chế căng thẳng, stress.
- Hạn chế quan hệ tình dục đường hậu môn.
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, nhất là với trẻ nhỏ dễ đi tiểu và đại tiện ra quần nên cần thay tã và quần thường xuyên để phòng ngừa viêm nhiễm cũng như các bệnh lý hậu môn trực tràng.
Trên đây là một số thông tin chi tiết về bệnh apxe hậu môn cùng cách chữa bệnh hiệu quả. Mọi thắc mắc khác cần được giải đáp, người bệnh có thể liên hệ đến hotline tư vấn Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng 0243.9656.999 để được bác sĩ hỗ trợ cụ thể.
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.