Sâm đất có tác dụng gì – 9 tác dụng với sức khỏe con người

Sâm đất có tác dụng gì, sâm đất có tốt không… đây là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Trong thời gian vừa qua, sâm đất được nhiều người đổ xô đi mua bởi vị ngọt thanh, lạ miệng cũng như những công dụng mà nó mang lại. Vậy thực hư công dụng mà sâm đất mang lại có như quảng cáo không, hãy cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây. 

Sâm đất là cây gì?

Sâm đất có tác dụng gì? Sâm đất là loại cây thảo mộc thường mọc hoang dã, chúng có thân đứng, lá thường mọc sát ra đất. Cây sâm đất có các nhánh mọc ở phía dưới, rễ cây có màu vàng nhạt, sau đó chúng sẽ phát triển thành củ. 

Sâm đất là cây gì?

Sâm đất là cây gì?

Lá sâm đất thường có dạng hình trái xoan, được mọc so le với nhau, mỗi lá có chiều dài từ 5 đến 7cm, rộng từ 2 đến 4cm. Mặt lá có màu xanh bóng, phiến lá thường dày, có các mép hơi lượn sóng. Sâm đất có hoa nhỏ, màu hồng mọc ở ngọn hoặc nhánh. Các quả của cây sâm đất thường có màu nâu chín và khá mọng nước. 

Sâm đất thường được sử dụng nhất là củ của nó, củ sâm đất có thể dùng ăn trực tiếp hoặc chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon. Quan sát hình dáng của củ sâm đất sẽ thấy giống với khoai lang nhưng khi bổ ra sẽ thấy ruột trắng hoặc có màu vàng nhạt, mùi hơi giống với nhân sâm. 

Khi ăn trực tiếp, củ sâm đất sẽ mang lại hương vị giòn ngọt, thanh mát. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng nó để chế biến thành các món canh hoặc ngâm rượu. Củ sâm đất có thể sống được rất lâu, bảo quản được lâu từ 6 tháng ở nhiệt độ thường. Nếu phơi nắng trước khi ăn sẽ thấy vị ngọt đậm đà, dẻo hơn. 

[Tìm hiểu] Trái nhàu có tác dụng gì? Cách dùng trái nhàu hiệu quả

Tìm hiểu: Sâm đất có tác dụng gì?

Rất nhiều người sử dụng sâm đất, tìm mua sâm đất về ăn thử nhưng lại không biết công dụng mà sâm đất mang lại cho sức khỏe, sâm đất có tác dụng gì. Sâm đất thực chất là thực phẩm hỗ trợ, chúng có khá nhiều chất dinh dưỡng như: vitamin A, C, khoáng chất, axit béo, sắt, protein, pectin, polysaccharides, fructooligosaccharides, canxi, đạm, saponin,…Vậy sâm đất công dụng là gì?

Dưới đây là những công dụng của sâm đất mang lại cho sức khỏe mà bạn có thể tham khảo: 

Giúp điều hòa huyết áp

Giúp điều hòa huyết áp

Giúp điều hòa huyết áp

Sâm đất là loại thực phẩm có chứa một lượng lớn kali giúp điều hòa nhịp tim, hệ tim mạch làm việc hiệu quả và giúp các mạch máu được thư giãn. Điều này sẽ giúp người bệnh hạn chế nguy cơ xơ vữa động mạch, hạn chế những cơn đau tim và đột quỵ. 

Ngoài ra, trong sâm đất còn có chứa hàm lượng lớn kali giúp cân bằng chất lỏng ở các mô, cân bằng natri trong cơ thể. 

Giúp hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Sâm đất có chứa lượng lớn protein nên khi tiêu thụ sẽ có cảm giác ăn no lâu hơn, người bệnh sẽ tiêu thụ ít các loại thức ăn khác hơn. Đặc biệt sâm đất không chứa tinh bột nên cung cấp lượng calo thấp cho cơ thể. 

Giúp hỗ trợ tiêu hóa

Sâm đất là loại thực phẩm đặc biệt có chứa prebiotic giúp kích thích sự phát triển của hệ vi sinh vật trong cơ thể, giúp hấp thu các vitamin và khoáng chất cho hệ tiêu hóa một cách hiệu quả. Không những thế, loại củ này còn có tác dụng làm giảm chứng bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như: hạn chế tình trạng đầy hơi, ung thư ruột kết, viêm loét dạ dày, táo bón…

Giúp hỗ trợ tiêu hóa

Giúp hỗ trợ tiêu hóa

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Hàm lượng các chất Fructooligosaccharides có trong sâm đất sau khi sử dụng sẽ chuyển hóa thành carbohydrate dự trữ, polyphenol giúp làm giảm lượng natri trong máu, giảm chứng hạ đường huyết, chống oxy hóa trong cơ thể. 

Điều này sẽ giúp hệ tim mạch được củng cố, hệ tim mạch cũng được hoạt động tốt hơn, hạn chế các bệnh liên quan đến tim mạch. 

Tăng cường testosterone cho nam

Nghiên cứu cho thấy, nam giới sử dụng sâm đất có thể làm tăng hàm lượng testosterone tự nhiên. Với những nam giới mắc các bệnh vô sinh, suy sinh dục phát triển muộn ở nam giới. Tuy nhiên, sâm đất chỉ có công dụng hỗ trợ chứ không có tác dụng chữa bệnh hoặc thay thế thuốc chữa bệnh. 

Giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Củ sâm đất có tác dụng hiệu quả chống tăng lượng đường huyết cho cơ thể. Lượng fructooligosaccharides sẽ giúp cơ thể hấp thu lượng đường đơn, giảm lượng glucose trong gan, làm tăng hoạt động của lượng insulin trong cơ thể. Do đó sử dụng sâm đất cho người mắc bệnh tiểu đường được đánh giá mang lại hiệu quả, sự an toàn. 

Giúp phòng ngừa ung thư

Giúp phòng ngừa ung thư

Giúp phòng ngừa ung thư

Sâm đất là loại nguyên liệu có chứa một hàm lượng các chất chống oxy hóa cao, trong đó có pectin. Đây là hợp chất có tác dụng làm ức chế tế bào ung thư. Hơn nữa, vitamin có trong củ sâm cũng giúp chống oxy hóa hiệu quả, giúp kháng khuẩn và kháng viêm nhanh chóng. 

Làm giảm căng thẳng, mệt mỏi

Lượng vitamin có trong sâm đất như vitamin A, vitamin C và khoáng chất giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng hơn, giảm căng thẳng và suy nhược cơ thể. Đặc biệt, với chất adaptogenic trong củ sâm còn giúp giảm mệt mỏi khi bạn làm việc quá sức, cung cấp cho cơ thể khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng. 

Giúp kiểm soát lượng Cholesterol trong cơ thể

Sâm đất là loại nguyên liệu có có thể giúp kiểm soát lượng cholesterol trong cơ thể. Nếu bạn sử dụng sâm đất thường xuyên sẽ giúp làm giảm lượng chất béo trung tính, hạ lipoprotein xuống thấp nhất. 

Giúp kiểm soát lượng Cholesterol trong cơ thể

Giúp kiểm soát lượng Cholesterol trong cơ thể

Đặc biệt, fructooligosaccharides giúp làm giảm lượng lipid, ngăn ngừa tích tụ cholesterol xấu. Điều này, làm hạn chế các bệnh về tim mạch và nguy cơ mắc các bệnh về mạch vành.

Gợi ý cách sử dụng sâm đất hiệu quả, đúng cách

Sâm đất có tác dụng gì? như đã biết sâm đất có rất nhiều công dụng với sức khỏe, bạn có thể dùng ăn trực tiếp hoặc dùng làm nguyên liệu để chế biến những món ăn thơm ngon. Dưới đây là gợi ý 1 số món ăn từ sâm đất mà bạn có thể tham khảo.

Chế biến canh sâm đất hầm xương

Chuẩn bị: Củ sâm đất, cà rối, xương heo, gia vị nêm nếm, hành tím đã bóc vỏ và băm nhỏ

Cách thực hiện: Xương heo đem rửa sạch, ướp với gia vị và hành tím khoảng 20 phút. Sâm đất và cà rốt gọt vỏ và cắt khúc vừa ăn. Đem hành tỏi băm nhỏ phi thơm rồi cho xương heo vào xào cho săn lại. Bạn đổ nước vào nồi hầm xương heo khoảng 15 phút sau đó cho sâm đất, cà rốt vào hầm khoảng 10 đến 15 phút thì tắt bếp và nêm nếm gia vị vừa ăn. 

Sâm đất xào thịt bò

Sâm đất xào thịt bò

Sâm đất xào thịt bò

Chuẩn bị: Củ sâm đất, thịt bò, hành lá, hành tím, tỏi, ớt, gia vị nêm nếm. 

Cách thực hiện: Củ sâm đất gọt vỏ, cắt khúc hoặc thái lát, thịt bò cắt mỏng ướp trong vòng 10 phút với tỏi băm, dầu ăn, nước mắm, hạt nêm. Hành tím phi thơm với dầu ăn rồi cho thịt bò lên đảo trên bếp cho đến khi thịt bò săn lại cho ra đĩa. 

Lưu ý khi sử dụng sâm đất trong chế biến thực phẩm

Mặc dù sâm đất được biết đến là loại thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng cũng như tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu bạn lạm dụng khi sử dụng có thể gặp phải triệu chứng nôn mửa, ngộ độc hoặc dị ứng. Do đó trước khi sử dụng bạn nên tư vấn, thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để biết sâm đất có tác dụng gì cũng như cách sử dụng sâm đất hiệu quả. 

  • Phụ nữ mang thai không nên sử dụng sâm đất hoặc những món ăn chế biến từ sâm đất
  • Tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng để tránh gây ngộ độc hoặc sử dụng quá liều, sử dụng sai cách
  • Mặc dù sâm đất là một trong những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng không nên ăn quá nhiều
  • Nếu bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của loại củ này bạn cũng không nên sử dụng

Qua một số thông tin chia sẻ trong bài viết dưới đây, hy vọng bạn sẽ có những thông tin chia sẻ sâm đất có tác dụng gì cũng như cách chế biến và sử dụng sâm đất hiệu quả. Nếu bạn cần tư vấn hoặc giải đáp thêm về nguyên liệu này hãy liên hệ trực tiếp với các bác sĩ chuyên khoa.

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.

Bài viết liên quan

Trĩ độ mấy thì phải cắt và điều trị phương pháp nào hiệu quả nhất?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Trĩ độ mấy thì phải cắt và điều trị phương pháp nào hiệu quả nhất?
Cắt trĩ bao lâu thì hết dịch và sinh hoạt trở lại bình thường?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Cắt trĩ bao lâu thì hết dịch và sinh hoạt trở lại bình thường?
Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn: 95% bệnh trĩ
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn: 95% bệnh trĩ
[Giải đáp thắc mắc] Liệu bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
[Giải đáp thắc mắc] Liệu bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không?
Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng là hiện tượng gì? Cảnh báo nguy hiểm
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng là hiện tượng gì? Cảnh báo nguy hiểm
Bệnh trĩ sau sinh là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bệnh trĩ sau sinh là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa
Cắt trĩ bằng phương pháp nào tốt nhất? Bật mí địa chỉ cắt trĩ uy tín
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Cắt trĩ bằng phương pháp nào tốt nhất? Bật mí địa chỉ cắt trĩ uy tín
Nguyên nhân hậu môn bị lồi thịt và địa chỉ khám hậu môn uy tín
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Nguyên nhân hậu môn bị lồi thịt và địa chỉ khám hậu môn uy tín
Bị sưng cục ở gần hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bị sưng cục ở gần hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Mổ trĩ bao lâu thì lành? Phương pháp chữa trĩ hiệu quả, nhanh phục hồi
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Mổ trĩ bao lâu thì lành? Phương pháp chữa trĩ hiệu quả, nhanh phục hồi
Bỏ túi những cách chữa táo bón ngay lập tức đơn giản
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bỏ túi những cách chữa táo bón ngay lập tức đơn giản
[Chia sẻ thông tin] Mách bạn những kinh nghiệm đi cắt trĩ cần biết!
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
[Chia sẻ thông tin] Mách bạn những kinh nghiệm đi cắt trĩ cần biết!