Bệnh viêm âm đạo khi mang thai hiện nay thường xảy ra ở 10 – 20% thai phụ và cũng có thể xuất hiện ở bất kỳ lúc nào trong suốt thời gian mang lại. Bệnh này không chỉ gây ngứa, mùi hôi mà còn đem lại cảm giác khó chịu khiến các bà bầu luôn cảm thấy lo lắng cho sức khỏe của bản thân và thai. Chính vì thể hiện nay rất nhiều người quan tâm đến các phương pháp điều trị viêm âm đạo khi mang thai. Hãy cùng chúng tôi đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu về căn bệnh này nhé!
Danh mục bài viết
Những nguyên nhân gây nên bệnh viêm âm đạo hiện nay
Trước khi đi tìm hiểu về các cách điều trị viêm âm đạo khi mang thai thì bạn nên tìm nguyên nhân gây nên bệnh trước. Cụ thể như sau:
Bệnh viêm âm đạo da nấm Candida
Âm đạo chính là nơi cư trú của nấm Candida và nấm này hoàn toàn vô hại đến độ pH trong môi trường âm đạo ở mức cân bằng. Tuy nhiên nếu trong khoảng thời gian thai nghén cùng với sự tăng giảm nội tiết tố đột ngột trong cơ thể khiến cho cơ thể thai phụ thay đổi độ tại pH vùng âm đạo. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho nấm này phát triển và gây bệnh. Hiện nay tỷ lệ phụ nữ nhiễm nấm âm đạo khoảng 10 – 75% và thường có biểu hiện ngứa, đau, nóng rát hay kích ứng âm hộ hay thỉnh thoảng xảy ra hiện tượng bị khó tiểu.
Bệnh viêm âm đạo do lậu cầu khuẩn
Lậu cầu khuẩn cũng là một trong những nguyên nhân gây nên viêm âm đạo hiện nay và có mức nguy hiểm khá cao, đặc biệt là đối với những phụ nữ mang thai. Vậy nên nếu được phát hiện bị bệnh do lậu cầu khuẩn thì nên thực hiện điều trị viêm âm đạo khi mang thai ngay. Nếu thời gian ủ bệnh đã lâu thì các bà bầu sẽ có triệu chứng như tiểu rắt, nước tiểu bị đục, kèm theo mủ hay ra nhiều huyết trắng nặng mùi và bị đau bụng dưới. Viêm âm đạo khi mang lại nguyên nhân dao lậu cầu khuẩn nếu không được chữa trị dứt điểm thì sẽ gây nên nhiều tác động xấu đến thai nhi.
Bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn Bacterial Vaginosis
Bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn Bacterial Vaginosis thường xảy ra khi cac vi khuẩn tự nhiên sống trong âm đạo và phát triển quá mức trong thai kỳ do sự thay đổi của hormone. Những người nhiễm bệnh thường có các triệu chứng như tiết dịch âm đạo chuyển sang màu xám và có mùi hôi tanh. Căn bệnh này dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai kỳ như vỡ màng ối sớm, nhiễm trùng nước ối hay tăng nguy cơ sảy thai khi thai nhi lớn,..
Một số triệu chứng khi bị bệnh viêm âm đạo khi mang thai
Đa phần hiện nay bệnh viêm âm đạo khi mang thai đều là do nấm gây viêm nhiễm âm đạo Candida. Những viên nhiễm này có xu hướng xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong suốt thai kỳ vì những thay đổi của cơ thể. Tuy nhiên bệnh lại thường phổ biến hơn trong quý thứ hai và thứ 3 của thai kỳ với những biểu hiện như vùng kín bị ngứa và khí hư màu bột trắng hoặc giống như vảy trắng bám trên quần lót nhiều hơn bình thường, khí hư có mùi hôi rất khó chịu hay cảm giác nóng rát khi đi tiểu hoặc khi quan hệ tình dục. Ngoài ra, một số trường hợp khi bị bệnh viêm âm đạo khi mang thai lại không có bất cứ biểu hiện nào khiến cho thai phụ không thể phát hiện hay điều trị kịp thời.
Bệnh viêm âm đạo khi mang thai có ảnh hưởng xấu tới thai nhi không?
Hiện nay rất nhiều người tìm kiếm các phương pháp điều trị viêm âm đạo khi mang thai nhưng lại lo lắng về vấn đề có ảnh hưởng xấu tới thai nhi hay không? Viêm âm đạo do nấm khi mang thai có thể ảnh hưởng tới thai nhi trong nhiều cách khác nhau như sau:
- Viêm âm đạo gây hại cho người mẹ khiến cho cơ thể không thể nuôi dưỡng tốt cho thai nhi hoặc việc sử dụng các loại thuốc có thể gây hại tới thai nhi.
- Viêm âm đạo gây hại trực tiếp cho thai nhi bằng cách tạo ra những thay đổi dẫn đến bất thường khi sinh của thai phụ.
- Viêm âm đạo khi mang thai còn kích thích chuyển dạ sớm hay sẩy thai.
- Viêm âm đạo khi mang thai do vi khuẩn có thể do các bệnh lây qua đường tình dục như viêm gan, giang mai, herpes và HIV có thể gây nhiễm cho thai nhi.
- Viêm âm đạo khi mang thai có thể do một loại vi khuẩn có tên Chlamydia có thể gây nhiễm trùng mắt hoặc viêm phổi.
Bà bầu nên làm khi bị viêm âm đạo khi mang thai?
Còn tùy thuộc vào các tác nhân gây nhiễm cũng như mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định ra phương pháp điều trị viêm âm đạo khi mang thai phù hợp và không ảnh hưởng đến thai nhi. Thông thường thì các bà bầu sẽ được kê thuốc bôi hoặc thuốc đặt âm đạo để điều trị cũng như hạn chế uống kháng sinh để tránh ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Nếu bà bầu ở tháng cuối thai kỳ bị bệnh viêm phụ khoa thì có thể áp dụng một số biện pháp tự cải thiện tình trạng viêm nhiễm như sau:
- Thai phụ nên thường xuyên ăn tỏi trong bữa ăn vì tỏi sẽ có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn cực tốt nên có thể phòng tránh cũng như điều trị viêm âm đạo khi mang thai một cách hiệu quả.
- Thai phụ có thể ăn sữa chua lên men tự nhiên mỗi ngày để nhằm cung cấp những vi khuẩn có lợi, tăng cường hệ miễn dịch và chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh cực tốt.
- Thai phụ có thể sử dụng men vi sinh nhưng vẫn cần lưu ý rằng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để chắc chắn độ an toàn của thai.
- Khi bị viêm nhiễm âm đạo thì các bà bầu nên kiêng quan hệ tình dục.
Cách điều trị viêm âm đạo khi mang thai hiệu quả và an toàn hiện nay
Bởi vì những triệu chứng viêm nhiễm âm đạo khi mang thai thường không rõ ràng nên nhiều thai phụ vẫn nhầm lẫn với những biểu hiện bình thường của thai kỳ. Chính vì thế nên tốt nhất thì bà bầu nên đến bệnh viện để khám thai định kỳ. Nếu phát hiện có dấu hiệu của bệnh thì sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể như sau:
- Thông thường thì các bác sẽ sẽ cho các bà bầu sử dụng thuốc bôi tại chỗ hoặc viêm đặt phụ khoa để làm giảm các triệu chứng của bệnh. Các thuốc thuộc nhóm Imidazol tác dụng tại chỗ luôn là lựa chọn hàng đầu cho những phụ nữ đang mang thai. Khoảng thời gian điều trị sẽ kéo dài trong khoảng từ 7 – 14 ngày và bác sĩ sẽ chỉ định cũng như hướng dẫn bà bầu sử dụng Miconazol và Clotrimazol sao cho phù hợp nhất.
- Miconazol ở dạng đặt âm đạo sẽ ít được hấp thu qua đường toàn thân nên không gây hại tới sức khỏe của thai phụ và thai nhi ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Đây cũng là phương pháp điều trị hiệu quả với 100mg viên đặt hoặc kem bôi âm đạo 2% thích hợp sử dụng cho một đợt điều trị 7 ngày.
- Ngoài ra Clotrimazole dạng kem bôi 2% thường được chỉ định dùng trong 7 ngày và 14 ngày đối với trường hợp viêm âm đạo tái phát.
Tuy nhiên việc sử dụng thuốc ở thời điểm đang mang thai cũng khá nhạy cảm nên các bà bầu cũng không nên tự ý sử dụng thuốc mà cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về cách điều trị viêm âm đạo khi mang thai hiệu quả.
Lời kết
Điều trị viêm âm đạo khi mang thai hiện nay là vấn đề được rất nhiều người quan tâm nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé. Nếu có bất cứ dấu hiệu nào của viêm âm đạo hãy lập tức thăm khám ngay nhé. Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp bạn hiểu thêm về những thông tin cần thiết và hữu ích nhất!
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.