Đau bụng dưới và đi tiểu nhiều lần ở nữ có đáng lo?

Đau bụng dưới và đi tiểu nhiều lần ở nữ là biểu hiện sinh lý rất phổ biến đối với phụ nữ khi bước vào độ tuổi trưởng thành, tuy nhiên tình trạng này kéo dài kèm theo một số triệu chứng như mệt mỏi, suy nhược cơ thể, sút cân có thể tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm. Chị em phụ nữ khi nhận thấy dấu hiệu đi tiểu nhiều đau bụng dưới cần tìm hiểu nguyên nhân và tới các cơ sở y tế thăm khám càng sớm càng tốt.

Đau bụng dưới và đi tiểu nhiều lần ở nữ nguyên nhân do đâu?

Đau bụng dưới và đi tiểu nhiều lần rất hay xảy ra đối với chị em phụ nữ, vậy nhưng không phải ai cũng biết nguyên nhân gây ra tình trạng này. Việc biết được vì sao lại bị đau bụng dưới đi tiểu nhiều lần giúp ích rất nhiều cho chị em trong việc phòng tránh và điều trị nếu đang mắc phải các bệnh lý nguy hiểm như:

Nguyên nhân đau bụng vùng hạ vị cấp tính

Nguyên nhân đau bụng vùng hạ vị cấp tính

Bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Nếu bạn là nữ giới và đang gặp phải các triệu chứng như đau, căng tức bụng dưới, tiểu liên tục kèm cảm giác đau buốt khi đi tiểu thì rất có khả năng do bạn đang bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Khác với nam giới, cấu tạo niệu đạo ở nữ giới ngắn hơn, vùng kín gần với hệ bài tiết tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu và gây ra tình trạng viêm đường tiết niệu ở nữ.

đường tiết niệu,thận

đường tiết niệu,thận

Khi đường tiết niệu bị tấn công bởi các loại vi khuẩn, đặc biệt là khuẩn E.coli sẽ làm niêm mạc bị tổn thương nặng, tăng kích thích bàng quang, từ đó gây ra hiện tượng buồn tiểu liên tục, đau tức vùng bụng dưới kèm theo triệu chứng đau mỏi thắt lưng.

Viêm bàng quang cấp và mãn tính

Mặc dù tỷ lệ nam giới bị viêm bàng quang cao hơn hẳn nữ giới, nhưng chúng ta cũng không thể loại trừ nguyên nhân này khi nhắc tới triệu chứng đau bụng dưới và đi tiểu nhiều lần ở nữ. Khi bị viêm bàng quang, người bệnh hay có cảm giác đau, căng cứng vùng bụng dưới, kèm theo đó là chứng tiểu nhiều, tiểu buốt, nước tiểu đục và nặng mùi.

Viêm bàng quang cấp là gì?

Viêm bàng quang cấp là gì?

Chính vì bàng quang bị viêm dẫn đến tình trạng nước tiểu không được đẩy hết ra ngoài, luôn ứ đọng trong bàng quang khiến người bệnh luôn có cảm giác buồn tiểu mặc dù vừa mới đi xong. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống sinh hoạt của người bệnh, đặc biệt vào ban đêm, buồn tiểu nhiều khiến người bệnh mất ngủ, mệt mỏi, suy nhược cơ thể. 

Viêm âm đạo ở nữ

Một trong những nguyên nhân gây tiểu nhiều kèm đau bụng dưới khi đi tiểu ở nữ có thể do bệnh lý phụ khoa viêm âm đạo. Mặc dù môi trường trong âm đạo có cơ chế tự tiêu diệt vi khuẩn và cân bằng độ ẩm nhưng tình trạng viêm nhiễm vẫn thường xuyên xảy ra nếu nữ giới không vệ sinh vùng kín sạch sẽ.

Khi các vi khuẩn có hại xâm nhập vào âm đạo làm mất cân bằng môi trường âm đạo, khí hư tiết ra nhiều có mùi hôi, đổi màu vàng đục và đặc, đồng thời gây ra hiện tượng nóng rát, ngứa âm đạo, đau âm ỉ bụng dưới và tiểu lắt nhắt. Nếu tình trạng viêm âm đạo kéo dài, vi khuẩn sẽ lây lan sang các bộ phận như bàng quang, niệu đạo khiến nữ giới bị đau bụng dữ dội và tiểu nhiều hơn.

Ung thư cổ tử cung

Đi tiểu nhiều lần đau bụng dưới bên trái kéo dài kèm theo chảy máu âm đạo bất thường không loại trừ nguyên nhân do ung thư cổ tử cung – căn bệnh ác tính với tỉ lệ mắc cao thứ 2 chỉ sau ung thư vú. Theo các nghiên cứu y khoa chỉ ra, hơn 70% trường hợp ung thư cổ tử cung ở nữ giới khởi phát do virus HPV type 16 và virus HPV type 18 (được xếp vào nhóm HPV nguy cơ cao)

Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung

Khi xâm nhập vào cơ thể phụ nữ, 2 loại virus này gây ra những biến đổi tế bào cổ tử cung, chúng góp phần vào quá trình phân chia tế bào ác tính và âm thầm diễn ra trong nhiều năm. Trong suốt khoảng thời gian đó, đa số phụ nữ không biết mình đang bị ung thư cổ tử cung bởi bệnh không có dấu hiệu rõ ràng mà chỉ biểu hiện qua các triệu chứng như đau bụng dưới, tiểu nhiều, tiểu buốt, chảy máu âm đạo bất thường,…

Suy thận, thận yếu, thận hư

Thận đóng vai trò quan trọng trong quá trình lọc máu và hình thành nước tiểu, phối hợp cùng các cơ quan bộ phận khác để quá trình đào thải cặn bã và bài tiết nước tiểu được trơn tru. Tuy nhiên, cơ quan này rất dễ bị tổn thương gây ra các chứng suy thận, thận hư, thận yếu, trong đó đi tiểu nhiều lần trong ngày là biểu hiện rõ ràng nhất.

Suy thận, thận yếu, thận hư

Suy thận, thận yếu, thận hư

Các vấn đề ở thận nếu để lâu không được chữa trị sẽ gây ra chứng tiểu nhiều kèm theo đau thắt lưng, căng cứng bụng dưới, đau buốt khi đi tiểu, tiểu ra mủ, tiểu ra máu. Nguy hiểm hơn, suy giảm chức năng thận còn gây ra tình trạng tiểu không tự chủ, phù nề toàn thân đe dọa tới tính mạng của người bệnh.

[Shortcode tư vấn 1]

Các biện pháp phòng tránh đi tiểu nhiều đau bụng dưới ở nữ giới

Đau bụng dưới và đi tiểu nhiều lần ở nữ không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày mà còn ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý và sức khỏe phái đẹp. Khi nhận thấy những biểu hiện trên, chị em phụ nữ nên tới cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời nếu đang mắc các bệnh lý khác. 

Bên cạnh việc đi khám, chị em có thể kết hợp duy trì những thói quen tốt, lối lành mạnh để hạn chế các tình trạng gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Dưới đây là một số cách dễ thực hiện giúp phòng tránh tình trạng đau bụng dưới và đi tiểu nhiều lần ở nữ mà chị em nên biết:

Cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ và khô thoáng

Cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ và khô thoáng

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi nữ giới không mắc các bệnh lý phụ khoa thì tỉ lệ bị đau bụng dưới và đi tiểu nhiều sẽ giảm đáng kể. Vậy nên đối với nữ giới, việc giữ vệ sinh vùng kín đặc biệt quan trọng, nhất là sau khi đi tiểu tiện và đại tiện.

Nhiều chị em có thói quen sử dụng giấy vệ sinh lau ngược từ đằng sau ra đằng trước vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập vào vùng kín, gây viêm nhiễm phụ khoa. Nếu bạn đang giữ thói quen có hại này thì nên thay đổi ngay nhé.

Ngoài ra, theo lời khuyên của bác sĩ và các chuyên gia, phụ nữ nên chăm sóc vùng kín hằng ngày bằng dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp, dịu nhẹ, tuyệt đối không dùng các loại chất thụt rửa có tính sát khuẩn mạnh. Sau khi rửa vùng kín bằng dung dịch vệ sinh và nước ấm, dùng khăn thấm để vùng kín luôn khô thoáng, sạch sẽ.

Duy trì thói quen lành mạnh

Duy trì thói quen lành mạnh

Duy trì thói quen lành mạnh

  • Chế độ ăn khoa học, bổ sung nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất sẽ giúp tăng hệ miễn dịch cho cơ thể, giảm thiểu các bệnh về viêm nhiễm, nhiễm trùng.
  • Uống nước đủ và đúng cách, mỗi ngày tốt nhất nên uống từ 1,5 – 2 lít nước tùy vào trọng lượng cơ thể. Không nên uống quá ít hoặc quá nhiều, uống ít nước sẽ gia tăng nguy cơ sỏi thận, uống nhiều quá lại dẫn tới tình trạng co giật, nôn mửa, tiêu chảy,… do các chất điện giải trong máu bị rối loạn.
  • Không được nhịn đi tiểu quá lâu, khi có dấu hiệu buồn tiểu phải đi ngay để tránh làm tổn thương tới bàng quang.
  • Tập thể dục thể thao: Bên cạnh những lợi ích về vóc dáng mà thể dục thể thao mang lại thì việc duy trì luyện tập còn giúp phụ nữ giảm được tình trạng đau bụng kinh và đi tiểu nhiều đau bụng dưới đau lưng.
  • Giữ tinh thần thoải mái: Bạn có nhận thấy rằng mỗi khi bạn tức giận hoặc rơi vào trạng thái lo âu, căng thẳng quá mức lại xuất hiện cảm giác bụng đau tức và buồn đi vệ sinh không? Hãy suy nghĩ tích cực và giữ cho bản thân luôn vui vẻ nếu bạn muốn tránh xa tình trạng này nhé.

Khám phụ khoa định kỳ

Mặc dù sức khỏe phụ khoa rất quan trọng và quyết định tới 70% chất lượng cuộc sống của người phụ nữ nhưng nhiều chị em vẫn chưa quan tâm đúng mức. Đa phần phụ nữ Việt Nam rất ngại thăm khám phụ khoa, chỉ khi gặp những bệnh lý nghiêm trọng chị em mới miễn cưỡng đi khám, lúc đó bệnh tình đã tiến triển và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

Khám phụ khoa định kỳ

Khám phụ khoa định kỳ

Như đã nhắc tới ở trên, hiện tượng đau bụng dưới và đi tiểu nhiều lần ở nữ giới có liên quan rất nhiều đến các bệnh lý phụ khoa. Chính vì vậy, chị em phụ nữ nên đặt lịch khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần, thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung và các thủ thuật cần thiết theo chỉ định của bác sĩ để phòng ngừa đau bụng dưới và đi tiểu nhiều tốt hơn.

Trên đây là những thông tin hữu ích về tình trạng đau bụng dưới và đi tiểu nhiều lần ở nữ mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng rằng qua bài viết này, tất cả chị em phụ nữ sẽ biết cách bảo vệ bản thân khỏi các triệu chứng bệnh lý phiền toái và tận hưởng cuộc sống vui vẻ.

Bạn đọc cần tư vấn hoặc giải đáp thắc mắc vui lòng liên hệ qua số hotline 0243.9656.999 hoặc có thể tới địa chỉ số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội – Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng để được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa hàng đầu.

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.

Bài viết liên quan

Trĩ độ mấy thì phải cắt và điều trị phương pháp nào hiệu quả nhất?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Trĩ độ mấy thì phải cắt và điều trị phương pháp nào hiệu quả nhất?
Cắt trĩ bao lâu thì hết dịch và sinh hoạt trở lại bình thường?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Cắt trĩ bao lâu thì hết dịch và sinh hoạt trở lại bình thường?
Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn: 95% bệnh trĩ
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn: 95% bệnh trĩ
[Giải đáp thắc mắc] Liệu bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
[Giải đáp thắc mắc] Liệu bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không?
Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng là hiện tượng gì? Cảnh báo nguy hiểm
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng là hiện tượng gì? Cảnh báo nguy hiểm
Bệnh trĩ sau sinh là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bệnh trĩ sau sinh là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa
Cắt trĩ bằng phương pháp nào tốt nhất? Bật mí địa chỉ cắt trĩ uy tín
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Cắt trĩ bằng phương pháp nào tốt nhất? Bật mí địa chỉ cắt trĩ uy tín
Nguyên nhân hậu môn bị lồi thịt và địa chỉ khám hậu môn uy tín
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Nguyên nhân hậu môn bị lồi thịt và địa chỉ khám hậu môn uy tín
Bị sưng cục ở gần hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bị sưng cục ở gần hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Mổ trĩ bao lâu thì lành? Phương pháp chữa trĩ hiệu quả, nhanh phục hồi
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Mổ trĩ bao lâu thì lành? Phương pháp chữa trĩ hiệu quả, nhanh phục hồi
Bỏ túi những cách chữa táo bón ngay lập tức đơn giản
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bỏ túi những cách chữa táo bón ngay lập tức đơn giản
[Chia sẻ thông tin] Mách bạn những kinh nghiệm đi cắt trĩ cần biết!
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
[Chia sẻ thông tin] Mách bạn những kinh nghiệm đi cắt trĩ cần biết!