Cỏ máu có tác dụng gì, có giúp tăng cân không?

Cỏ máu có tác dụng gì? Tác dụng của cỏ máu từ xưa đã được nhiều người sử dụng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý khác nhau. Đây được xem như một vị thuốc quý, có mặt trong nhiều bài thuốc khác nhau. Tuy nhiên, để phát huy được hết những công dụng bạn cần sử dụng nguyên liệu này đúng cách. Cùng tìm hiểu về tác dụng cỏ máu trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu: Cách nhận biết cây cỏ máu

Cỏ máu (tên khoa học: Sargentodoxaceae) có nhiều tên gọi khác nhau như cây bổ máu, cây máu người, cây huyết đằng, cây cỏ béo… Đây là loại thực vật thuộc họ huyết đắng, thường sống ở vùng đồi núi, là loại cây dây leo có hoa, nhựa của nó có màu đỏ như máu nên được gọi là cây cỏ máu, 

Cây cỏ máu

Cây cỏ máu

Cây cỏ máu thường mọc thành chùm bụi, thân gỗ trong các khu rừng nguyên sinh. Chúng thường mọc dưới tán cây của những cây to khác. Nhưng vì chúng có dây leo nên thường được gọi là cỏ. Đặc điểm của cây cỏ máu là:

  • Cây dây leo thân gỗ cứng, có thể dài đến 10m, đường kính mỗi cây từ 3 đến 4cm. Thân cây có hình trụ tròn, hơi dẹt, lớp vỏ cây thường có màu nâu và thô ráp. 
  • Lá cây cỏ máu là kép có hình trứng thường có từ 3 đến 9 chét, lá chét ở giữa thường dài hơn. Mặt trên của lá thường có màu xanh thẫm và mặt dưới thường có màu nhạt hơn. 
  • Hoa cỏ máu thường mọc tại các nách lá, cuống nhỏ và có lông mịn, chúng mọc thành từng cụm, dài từ 15 đến 20cm, có màu đỏ và hình thùy. 
  • Quả cỏ máu thường có hình trứng hoặc hình lưỡi liềm, chiều dài từ 2 đến 5cm, màu nâu đỏ, chúng được phủ lớp lông nhung mịn có từ 3 đến 5 hạt. Quả thường đậu vào khoảng tháng 9 hoặc tháng 10 hàng năm. 

Cỏ máu thường được thu dùng phần thân của cây từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm. Khi thu hoạch người dân sẽ chọn những cây có lớp cây có màu vàng tươi, thân chắc chắn trước. Sau khi thu hoạch sẽ bỏ hết lá, hoa, cành chỉ giữ lại thân làm dược liệu. 

Đọc thêm: Cây từ bi trị bệnh gì? Thông tin nhiều người bất ngờ

Cỏ máu có tác dụng gì mà được nhiều người sử dụng?

Cỏ máu được biết đến là vị thuốc dân gian quý hiếm, được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh nhưng không phải ai cũng biết cỏ máu có tác dụng gì? Đã có rất nhiều nghiên cứu về loại thảo dược này cũng như những thành phần của cây cỏ máu. 

Theo Đông y

Theo Đông Dược Học Thiết Yếu hay Trung Dược Học thì cây cỏ máu có tính ấm, mùi thơm, vị đắng ngọt hậu. Loại dược liệu này được quy vào 3 kinh là Can, Tỳ, Thận. 

Tác dụng của cỏ máu theo Đông y

Tác dụng của cỏ máu theo Đông y

Công dụng của cây huyết đằng là giúp điều hòa kinh nguyệt, lợi huyết, chỉ thống, thông kinh lạc, hành huyết, thư cân, mạnh gân cốt và chắc xương

Cây cỏ máu thường chủ trị dùng để chữa trị cho người bị thiếu máu, khí huyết hư, hư lao, cơ thể suy nhược, người mệt mỏi, đổ mồ môi, kinh nguyệt không đều, hoa mắt, đau dạ dày, đau lưng, nhức mỏi gối, mát gan, thải độc.

Theo Tây y

Theo Tây y cỏ máu có tác dụng gì? Các nhà khoa học nghiên cứu cho thấy, cây cỏ máu có chứa nhiều thành phần hóa học tốt cho sức khỏe như như: 5 Alpha-Stigmastane-3 Beta, 4-tetrahydroxy chalcone, Beta Sitosterol, Milletol, Protocatechuic acid, Friedelan-3-Alpha-Ol…

Với thành phần nêu trên, thân cây cỏ máu giúp tăng cường lưu thông khí huyết, tăng cường tuần hoàn máu, giúp da dẻ hồng hào, hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp ăn ngon, ngủ ngon, giúp bồi bổ cho người gầy muốn tăng cân, giúp lợi sữa, điều hòa kinh nguyệt, thanh lọc cơ thể, hỗ trợ hệ tim mạch, điều trị các bệnh về xương khớp, đau lưng, mỏi gối, mát gan, thanh lọc và giải độc gan. 

Tác dụng cỏ máu theo Tây y

Tác dụng cỏ máu theo Tây y

Cụ thể những công dụng của cây cỏ máu giúp bạn giải đáp cỏ máu có công dụng gì?

Giúp bổ máu

Trong cây cỏ máu có chứa các thành phần như; Vitamin A, vitamin E, sắt, kẽm, photpho, magan… giúp bồi bổ máu, lưu thông máu và giúp sản sinh ra các mô máu mới. Do đó với những người bị thiếu máu, suy nhược cơ thể đều có thể sử dụng để cải thiện tình trạng của mình.

Giúp giải độc cơ thể

Cây cỏ máu có chứa các thành phần chống oxy hóa nên giúp thải độc gan, làm mát gan. Chính vì thế, với những trường hợp bị gan do dùng nhiều bia, rượu có thể sử dụng cỏ máu để chữa bệnh. 

Giúp trị bệnh xương khớp

Khi dùng cỏ máu kết hợp với các loại thảo mộc như xuyên khung, tục đoạn, cẩu tích… thì đây có thể trở thành loại thuốc trị đau nhức xương vô cùng hiệu quả. Không những thế những bài thuốc này còn có tác dụng bổ sung lượng canxi, photpho để điều trị chứng tê bì chân tay cho người trung niên và người cao tuổi. 

Giúp trị bệnh đau dạ dày

Theo kinh nghiệm dân gian, cây cỏ máu còn có tác dụng hiệu quả với những trường hợp bị mắc bệnh đau dạ dày. Cỏ máu có tác dụng hiệu quả khi bị đau bụng, chướng bụng, ăn không tiêu. Chỉ cần 1 nắm cỏ máu khô đem sắc nước hoặc ngâm rượu uống sẽ giúp bảo vệ thành ruột và trị chứng đau dạ dày hiệu quả. 

Giúp làm đẹp da

Cỏ máu có tác dụng giúp chị em có làn da hồng hào, căng tràn sức sống vì chất alcaloid, flavonoid trong loại cây này giúp chống viêm, kháng khuẩn rất hiệu quả. Sử dụng cỏ máu giúp da mịn màng, hạn chế các vết thâm nám, sẹo và ngăn ngừa hình thành các nếp nhăn và sẹo trên da. 

Giúp tăng cân, bồi bổ sức khỏe

Uống cây cỏ máu có tác dụng gì thì không thể bỏ qua tác dụng giúp tăng cân và bồi bổ sức khỏe. Cây cỏ máu giúp bạn kích thích cảm giác thèm ăn với những người bị suy nhược cơ thể, nó còn có tác dụng thúc đẩy chức năng của hệ tiêu hóa, giúp tăng cân an toàn, nhanh chóng mà không gây nhiều tác dụng phụ. 

Xem thêm: Cây sài đất có tác dụng gì? Chữa bệnh gì?

Hướng dẫn sử dụng cỏ máu đúng cách, an toàn

Cỏ máu có rất nhiều tác dụng tốt với sức khỏe, tuy nhiên bạn vẫn cần sử dụng đúng cách để mang lại hiệu quả tốt nhất. Do đó cỏ máu có tác dụng gì bạn cũng cần áp dụng các cách sử dụng đúng như sau: 

Ngâm rượu cỏ máu

Ngâm rượu cỏ máu

Ngâm rượu cỏ máu

Cách này giúp bồi bổ sức khỏe, kích thích ăn ngon, giúp tiêu hóa tốt và chống suy nhược cơ thể. Để sử dụng rượu cỏ máu bạn nên ngâm từ 3 đến 4 tháng. 

Cách ngâm rượu như sau: chuẩn bị 1 kg cỏ máu tươi đem thái lát, 5 lít rượu ngon 40 độ. Cho cỏ máu vào bình rượu rồi đổ rượu vào bình, đậy nắp kín và bảo quản nơi thoáng mát.

Mỗi ngày dùng 30ml chia làm 2 lần trong bữa ăn sẽ thấy có hiệu quả đáng kể. 

Cỏ máu đem tán bột

Một trong những cách sử dụng cỏ máu hiệu quả chính là đem tán bột. Cách này hiệu quả với những người bị thiếu máu, hư lao do nhiều nguyên nhân. 

Cách thực hiện như sau: Chuẩn bị khoảng 150g đến 300g cỏ máu khô tán đều, nhỏ hoặc tán thành bột đậy nắp kín. Mỗi lần sử dụng kết hợp ích mẫu, ngưu tất, tinh bột nghệ đem sắc thành nước uống mỗi ngày. 

Hãm nước cỏ máu giúp tăng cân

Đây là cách hiệu quả với chị em phụ nữ muốn tăng cân và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. 

Hãm nước cỏ máu

Hãm nước cỏ máu

Cách thực hiện như sau: Lấy 30g cỏ máu khô đem rửa sạch rồi đun với 1,5 lít nước trong khoảng 30 phút. Khi có máu chuyển sang màu đỏ tươi là có thể uống được. Duy trì uống trong khoảng từ 2 đến 4 tháng sẽ thấy cân nặng được cải thiện đáng kể

Lưu ý: Khi sử dụng cây cỏ máu nên có chỉ định của các bác sĩ hoặc các thầy thuốc, người bệnh không nên tự ý mua về sử dụng, có thể gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn. Hơn nữa khi sử dụng nên lựa chọn nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng.

Xem thêm: Cây hoàn ngọc chữa bệnh gì? Các bài thuốc dân gian hiệu quả

Hy vọng qua bài viết này bạn đã biết cỏ máu có tác dụng gì cũng như sử dụng cỏ máu đúng cách và hiệu quả. Để đảm bảo an toàn tốt nhất bạn nên tư vấn các bác sĩ và tuân thủ theo hướng dẫn mà các bác sĩ đưa ra. 

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.

Bài viết liên quan

Trĩ độ mấy thì phải cắt và điều trị phương pháp nào hiệu quả nhất?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Trĩ độ mấy thì phải cắt và điều trị phương pháp nào hiệu quả nhất?
Cắt trĩ bao lâu thì hết dịch và sinh hoạt trở lại bình thường?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Cắt trĩ bao lâu thì hết dịch và sinh hoạt trở lại bình thường?
Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn: 95% bệnh trĩ
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn: 95% bệnh trĩ
[Giải đáp thắc mắc] Liệu bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
[Giải đáp thắc mắc] Liệu bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không?
Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng là hiện tượng gì? Cảnh báo nguy hiểm
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng là hiện tượng gì? Cảnh báo nguy hiểm
Bệnh trĩ sau sinh là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bệnh trĩ sau sinh là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa
Cắt trĩ bằng phương pháp nào tốt nhất? Bật mí địa chỉ cắt trĩ uy tín
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Cắt trĩ bằng phương pháp nào tốt nhất? Bật mí địa chỉ cắt trĩ uy tín
Nguyên nhân hậu môn bị lồi thịt và địa chỉ khám hậu môn uy tín
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Nguyên nhân hậu môn bị lồi thịt và địa chỉ khám hậu môn uy tín
Bị sưng cục ở gần hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bị sưng cục ở gần hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Mổ trĩ bao lâu thì lành? Phương pháp chữa trĩ hiệu quả, nhanh phục hồi
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Mổ trĩ bao lâu thì lành? Phương pháp chữa trĩ hiệu quả, nhanh phục hồi
Bỏ túi những cách chữa táo bón ngay lập tức đơn giản
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bỏ túi những cách chữa táo bón ngay lập tức đơn giản
[Chia sẻ thông tin] Mách bạn những kinh nghiệm đi cắt trĩ cần biết!
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
[Chia sẻ thông tin] Mách bạn những kinh nghiệm đi cắt trĩ cần biết!