Bệnh trĩ nội có nguy hiểm không, bệnh trĩ nội để lâu có sao không hay bệnh trĩ có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người bệnh. Không giống như trĩ ngoại, bệnh trĩ nội xuất hiện ở phía trong đường lược, bề mặt của búi trĩ là niêm mạc của ống hậu môn nên ngoài việc biến chứng còn gây đau đớn, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.
Danh mục bài viết
Trĩ nội là gì? Nguyên nhân gây bệnh
Trĩ nội là một trong hai loại bệnh trĩ điển hình cùng với trĩ ngoại. Bệnh trĩ nội rất khó phát hiện vì nó nằm ở bên trong đường lược, hậu môn. Bệnh trĩ nội cũng gây nên hiện tượng đau đớn, chảy máu, búi trĩ sa… Ở giai đoạn nhẹ, búi trĩ sa chưa nhiều, nhưng ở giai đoạn nặng các búi trĩ cũng không thể đẩy vào bên trong.
Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh trĩ nhưng chủ yếu là do thói quen sinh hoạt:
- Bị táo bón lâu ngày: Những bệnh về tiêu hóa như táo bón lâu ngày hoặc bị kiết lỵ sẽ khiến bệnh trĩ xuất hiện. Có nhiều nguyên nhân gây táo bón nhưng chủ yếu là do thói quen ăn uống, ít ăn rau và chất xơ. Việc táo bón sẽ gây áp lực bên trong ổ bụng và làm các mô bị giãn và phình to.
- Đứng, ngồi quá lâu 1 tư thế: Theo thống kê có hơn 73% người bị ngồi lâu, đứng lâu có nguy cơ mắc bệnh trĩ, nhiều nhất là ở những người lớn tuổi. Khi đứng hoặc ngồi quá lâu sẽ cản trở quá trình lưu thông ở hậu môn và gây áp lực lên vùng hậu môn.
- Mắc các bệnh hậu môn, trực tràng: Một số các căn bệnh ở vùng hậu môn như: u trực tràng, ung thư trực tràng, cũng sẽ gây chèn ép và làm cản trở quá trình lưu thông ở hậu môn, nếu để lâu sẽ khiến tĩnh mạch phình to.
- Mang thai và sinh con: thường thấy nhất là ở những mẹ bầu mang thai vào 6 tháng cuối kỳ. Khi thai nhi càng to sẽ chèn ép và đè lên mạch máu ở xương chậu. Các mạch máu này sưng to và khi rặn sẽ có các triệu chứng của bệnh trĩ. Bệnh trĩ khi mang thai rất nguy hiểm có thể gây sảy thai hoặc sinh non.
Ngoài ra trĩ nội còn do nhiều nguyên nhân khác gây bệnh, người bệnh cần được thăm khám và chẩn đoán càng sớm càng tốt.
Bệnh trĩ nội có nguy hiểm không phụ thuộc cấp độ mắc bệnh
Bệnh trĩ nội được chia thành các cấp độ bệnh khác nhau. Bệnh trĩ nội có nguy hiểm không phụ thuộc vào cấp độ mà bạn mắc bệnh. Nếu bạn mắc bệnh ở giai đoạn nhẹ mà được chữa trị sẽ không ảnh hưởng gì, nhưng nếu ở giai đoạn nặng để lâu có thể sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ biến chứng.
Bệnh trĩ nội cấp độ 1: Khi bị trĩ cấp độ 1 người bệnh sẽ thấy có các triệu chứng như: đi đại tiện ra máu, lượng máu ít chỉ thấm nhẹ được vào giấy vệ sinh, đau mỗi lần đi vệ sinh.
Bệnh trĩ nội cấp độ 2: Tình trạng chảy máu ở hậu môn vẫn còn đặc biệt là mỗi lần đi đại tiện, không những thế người bệnh còn thấy ở ống hậu môn xuất hiện 1 cục thịt sa ra ngoài, nhưng sẽ mất nếu đi đại tiện xong
Bệnh trĩ nội cấp độ 3: Bệnh trĩ luôn thường trực ở trong ống hậu môn và có thể lòi ra bất cứ lúc nào. Người bệnh đau đớn, đi đại tiện khó khăn, chảy máu, người bệnh mệt mỏi, khó chịu.
Bệnh trĩ nội cấp độ 4: Lúc này bệnh trĩ bước vào giai đoạn nặng, mất máu có thể thành tia, các búi trĩ thường trực, sa trĩ mất kiểm soát. Không những mất máu người bệnh còn thấy có hiện tượng chảy dịch có mùi hôi ở hậu môn, ngứa hậu môn. Nếu không chữa trị có thể gây viêm nhiễm, nhiễm trùng máu, cơ hậu môn bị giãn lỏng…
Bệnh trĩ nội có nguy hiểm không– 5 biến chứng nguy hiểm
Bệnh trĩ nội có nguy hiểm không, theo các bác sĩ chuyên khoa Hậu môn trực tràng thì nó để lại những biến chứng rất nguy hiểm, vì trĩ nội nằm ở bên trong ống hậu môn nên khó nhận biết dấu hiệu sớm. Hơn nữa, bệnh lại nằm ở vị trí nhạy cảm nên người bệnh không dám đi khám, đến khi bệnh nặng thì việc chữa trị đã gặp rất nhiều khó khăn.
Bệnh trĩ nội để lâu sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm như:
- Chảy máu, mất máu kéo dài
Triệu chứng điển hình của bệnh trĩ và táo bón chính là chảy máu. Tùy từng mức độ bệnh mà tình trạng ra máu có thể sẽ nhiều hoặc ít. Nếu bệnh trĩ để lâu, tình trạng chảy máu kéo dài có thể dẫn đến thiếu máu mãn tính. Thậm chí người bệnh chỉ cần thay đổi tư thế đứng hoặc ngồi cũng có thể gây nên chảy máu.
- Tắc mạch búi trĩ, sa búi trĩ
Nguyên nhân là do sự hình thành của các cục máu đông ở bên trong ống trĩ. Khi đó, người bệnh sẽ thấy có hiện tượng đau dữ dội ở bên trong ống hậu môn. Nếu bệnh nặng, búi trĩ sa xuống người bệnh sẽ không thể đẩy nó trở về vị trí ban đầu và người bệnh sẽ kèm theo hiện tượng phù nề, viêm mạch ở vùng hậu môn và trực tràng.
- Nhiễm khuẩn, viêm các hốc ở hậu môn
Bệnh trĩ nội có nguy hiểm không? Người bệnh sẽ thấy có triệu chứng ngứa, nóng rát ở vùng hậu môn. Nếu các bác sĩ soi hậu môn sẽ thấy đau đớn, các cơ của hậu môn được thít chặt và các hốc ở hậu môn đỏ rực và có hiện tượng bị phù nề. Đặc biệt nguy hiểm nếu trường hợp bệnh nhân bị lâu ngày và có nguy cơ bị hoại tử.
Nếu thấy có hiện tượng bị viêm và hoại tử người bệnh cần được khám chữa càng sớm càng tốt vì triệu chứng này có thể gây nhiễm khuẩn máu, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Việc chữa trị lúc này cũng trở nên khó khăn và tốn kém hơn rất nhiều
- Bội nhiễm
Khi búi trĩ nặng, người bệnh sẽ thấy búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn. Nếu khi tồn tại bên ngoài hậu môn quá lâu kèm theo hiện tượng đại tiện ra máu người bệnh sẽ có nguy cơ bị bội nhiễm khi các loại vi khuẩn tấn công. Không những thế, phân và nước tiểu cùng với vi khuẩn cư trú ở hậu môn sẽ khiến cho người bệnh khó chịu, đau đớn ở vùng hậu môn.
- Hậu môn bị đau, rát ảnh hưởng đến cuộc sống
Bệnh trĩ nội có nguy hiểm không? Đau rát hậu môn là tình trạng thường thấy ở bệnh nhân mắc trĩ, nếu người bệnh không chữa trị dứt điểm thì người bệnh sẽ bị ám ảnh tâm lý, đặc biệt là mỗi lần đi vệ sinh, người bệnh sẽ bị ám ảnh và không dám đi đại tiện. Lúc này phân ứ đọng các vi khuẩn có thể tấn công ngược lại đường ruột, gây nên những ảnh hưởng nguy hiểm.
Cách hạn chế những biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ nội
Để phòng cũng như hạn chế những biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ nội nói chung và bệnh trĩ nói riêng, người bệnh nên đi khám sớm khi mới thấy các dấu hiệu của bệnh trĩ. Bệnh trĩ mặc dù không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng lại gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe.
- Nên thăm khám bác sĩ đinh kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện bệnh sớm
- Sử dụng các loại thực phẩm có tác dụng nhuận tràng, giải nhiệt tốt như: rau lang, rau diếp cá, rau mướp đắng, các loại hoa quả nhiều Vitamin C…
- Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu ở 1 chỗ, 1 tư thế
- Hạn chế các chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá… không nên ăn quá nhiều đồ ăn chiên, rán, có nhiều dầu mỡ.
- Nên tập đi đại tiện vào một thời gian cố định, không nên đi đại tiện quá lâu
- Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, tránh làm hậu môn bị tổn thương, không nên quan hệ bằng đường hậu môn
- Vận động thể dục thể thao nhẹ nhàng, duy trì hàng ngày. Bạn có thể đi bộ mỗi ngày khoảng 30 phút hoặc tham gia các hoạt động bóng chuyền, bơi lội…
Để biết rõ hơn về tình trạng bệnh của mình cũng như được giải đáp bệnh trĩ nội có nguy hiểm không, tốt nhất bạn nên phòng bệnh và tư vấn kỹ các bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Nếu ngại tư vấn ở bệnh viện bạn có thể đến liên hệ trực tiếp theo số điện thoại: 0243.9656.999 để các bác sĩ tư vấn miễn phí.
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.