Bác sĩ giải đáp: Bà bầu bị bệnh trĩ có sinh thường được không?

Bà bầu bị bệnh trĩ có sinh thường được không là thắc mắc của đa số bà bầu và gia đình hiện nay. Tuy bệnh không gây ảnh hưởng đến em bé nhưng lại gây đau đớn, khó chịu và chảy máu hậu môn mỗi khi đi đại tiện, đặc biệt nếu để lâu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sinh hoạt của mẹ bầu. Vậy bị trĩ có thể sinh thường được không và cách khắc phục thế nào? hãy theo dõi những thông tin dưới đây để được giải đáp ngay.

Chào bác sĩ, em đang mang thai được 2 tháng thì bị trĩ, đi khám thì bác sĩ bảo do áp lực thai nhi lên hậu môn và chế độ ăn uống thiếu chất xơ nên em mới bị trĩ. Em rất lo lắng không biết bà bầu bị bệnh trĩ có sinh thường được không và bệnh có ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của thai nhi hay không nên mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em cảm ơn!

(Phan Thu Thủy, 28 tuổi, Sơn Tây)

Trả lời:

Bạn Thu Thủy thân mến! Vấn đề của bạn đã được các bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng của Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây, hãy cùng theo dõi nhé!

Tổng quan về bà bầu và bệnh trĩ

Trước khi đi tìm hiểu bà bầu bị bệnh trĩ có sinh thường được không, bạn cần hiểu được bệnh trĩ là như thế nào cũng như nguyên nhân khiến bà bầu bị bệnh trĩ.

Tổng quan về bà bầu và bệnh trĩ

Tổng quan về bà bầu và bệnh trĩ

Bệnh trĩ được hình thành do sự giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch mô vùng xung quanh hậu môn, các mô bị viêm và sưng phồng được gọi là trĩ. Đây là bệnh lý thường gặp ở những đối tượng thường xuyên bị tăng áp lực ổ bụng như phụ nữ mang thai, người bị táo bón, ngồi lâu ít vận động, người già…

Nguyên nhân đa số các bà bầu bị bệnh trĩ là do các yếu tố dưới đây:

  • Phụ nữ mang thai khi thai phát triển lớn làm tăng áp lực ổ bụng, tử cung phát triển gây chèn ép các mạch máu vùng chậu, từ đó làm máu khó lưu thông, gây sưng và gây trĩ. 
  • Khi có thai, nội tiết tố nữ progesterone gây kích thích lên ruột, làm giãn cơ ruột và ảnh hưởng đến sự co bóp nhu động ruột, lúc này bà bầu dễ bị táo bón, lâu ngày sẽ gây nên trĩ. 
  • Khi sinh thường, bà bầu bắt buộc phải rặn mạnh để lấy lực đẩy thai nhi ra ngoài, chính điều này càng khiến bệnh trĩ bị nặng thêm.
[Shortcode tư vấn 1]

Khi bà bầu bị trĩ có mang thai được không?

Trong thời gian mang thai, nội tiết tố thay đổi, áp lực cân nặng của thai nhi khiến bà bầu rất dễ bị trĩ. Nếu bị bệnh trĩ trước thì có thai có được không hay bà bầu bị bệnh trĩ có sinh thường được không?

Khi bà bầu bị trĩ có mang thai được không?

Khi bà bầu bị trĩ có mang thai được không?

Hậu môn là khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp khi người bệnh mắc trĩ và không liên quan đến cơ quan sinh sản. Do đó, bạn hoàn toàn có thai được khi mắc trĩ, nhưng do 2 khu vực này gần nhau nên ít nhiều sẽ có ảnh hưởng đến nhau. 

  • Nhiễm khuẩn búi trĩ: Khi bị trĩ, hậu môn bị kích thích và sẽ tiết chất nhầy liên tục khiến vùng hậu môn luôn bị ẩm ướt, từ đó gây nên viêm nhiễm ở búi trĩ. Khi hậu môn bị viêm thì rất dễ dẫn đến nhiễm khuẩn lây lan ở âm đạo, gây viêm âm đạo…
  • Sa nghẹt trĩ: Khi búi trĩ ngày càng phát triển lớn gây chèn ép ống hậu môn, gây tình trạng tắc nghẽn hậu môn. Người bị sa nghẹt trĩ thường đại tiện rất khó khăn, dễ gặp tình trạng nhiễm khuẩn trĩ.
  • Tắc mạch trĩ: Hệ thống tĩnh mạch ở lòng trĩ bị chèn ép và phá vỡ, hình thành cục máu đông và gây tắc mạch trĩ. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, tắc mạch trĩ sẽ dẫn đến hoại tử trĩ và các vùng lân cận, bao gồm cả âm đạo.

Nhìn chung, bà bầu bị bệnh trĩ thì vẫn có thai bình thường. Nhưng bà bầu vẫn nên điều trị bệnh trĩ trước khi vào thai kỳ để tránh biến chứng nguy hiểm hơn của trĩ. 

Bà bầu bị bệnh trĩ có sinh thường được không ?

Tuy gần cơ quan sinh dục nhưng bệnh trĩ hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai cũng như quá trình sinh con của phụ nữ. Vậy bà bầu bị bệnh trĩ có sinh thường được không? Theo các chuyên gia Hậu môn trực tràng tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, bà bầu bị bệnh trĩ vẫn sinh thường được.

Khi bà bầu bị trĩ có sinh thường được không

Khi bà bầu bị trĩ có sinh thường được không

Tuy nhiên, khi trĩ sưng quá to, gây đau đớn khiến bà bầu không thể đại tiện thì cần thiết phải can thiệp thủ thuật cắt trĩ. Việc cắt trĩ sẽ được tiến hành ít nhất 6 tuần sau sinh vì cần tạo thời gian để các cơ vòng hậu môn trở lại bình thường. 

Sau khi thăm khám, nội soi cụ thể, căn cứ vào mức độ bệnh trĩ, tình trạng sức khỏe của mẹ bầu để chọn ra cách điều trị phù hợp nhất.

  • Trường hợp bà bầu mắc trĩ nhẹ (độ 1, 2): Khi bệnh trĩ còn nhẹ, chưa xảy ra biến chứng, sức khỏe bà bầu ổn định thì hoàn toàn có thể đẻ thường. Xem xét ở 1 góc độ nào đó, việc sinh thường ít nhiều cũng khiến các búi trĩ sa ra ngoài hơn và gây đau đớn. Do vậy, bà bầu sau sinh nên đi thăm khám cụ thể để có hướng giải quyết kịp thời. 
  • Trường hợp bà bầu bị trĩ nặng (độ 3, 4): Khi các búi trĩ đã sa xuống (có thể vẫn co lên được hoặc không thể tự co lên được nữa), đi kèm với đó là hiện tượng đau đớn, chảy máu thì mẹ bầu nên tham khảo phương pháp sinh mổ. Bởi khi sinh thường sẽ mất nhiều sức để sinh con, điều này càng khiến tĩnh mạch trĩ giãn quá mức, búi trĩ sẽ càng sa ra ngoài gây chảy máu và dễ bị biến chứng. 

Chính vì vậy, bác sĩ vẫn khuyên mẹ bầu, trước khi lựa chọn sinh thường hay đẻ mổ, mẹ bầu nên đi thăm khám cụ thể và nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, tìm hiểu các ưu nhược điểm của 2 phương pháp nào. Dựa trên tình trạng sức khỏe hiện tại và điều kiện mà bác sĩ sẽ tư vấn đến cách an toàn nhất cho cả mẹ và em bé. 

[Shortcode bác sĩ Tùng]

Bà bầu bị bệnh trĩ có sinh thường được không? Giải pháp từ chuyên gia

Bà bầu bị bệnh trĩ có sinh thường được không? Theo giải đáp của chuyên gia thì mẹ bầu hoàn toàn có thể sinh thường, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe hiện tại.

Bà bầu khi mắc trĩ cấp độ nhẹ, để ngăn ngừa và hạn chế búi trĩ phát triển thì nên xây dựng và luyện tập 1 số thói quen tích cực dưới đây:

Giải pháp từ chuyên gia

Giải pháp từ chuyên gia

  • Khi đi đại tiện cố gắng không rặn, không ngồi quá lâu vì sẽ gây áp lực lên hậu môn.
  • Tập thói quen đại tiện hằng ngày để ngăn ngừa táo bón, xây dựng hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
  • Xây dựng chế độ ăn khoa học, nhiều chất xơ, uống nhiều nước, thường xuyên tập luyện thể thao nhằm thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng sự dẻo dai của tổ chức cơ vùng kín. Từ đó giúp quá trình chuyển dạ khi sinh dễ dàng đồng thời giúp thu nhỏ âm hộ.
  • Ngâm phần dưới trong nước ấm từ 10-15 phút một vài lần trong ngày để giúp cơ thể được thoải mái, kích thích lưu thông máu, giảm cảm giác đau đớn.
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, nên dùng giấy vệ sinh mềm để tránh tổn thương hậu môn. Ngoài ra, có thể dùng khăn ướt để thay giấy vệ sinh.
  • Hạn chế ngồi lâu. khi nằm thì nên nằm nghiêng, tránh nằm ngửa. Tốt nhất nên nằm nghiêng sang trái vì sẽ giúp giảm máu ứ đọng ở vùng chậu và hậu môn.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu muốn dùng các bài thuốc dân gian ngâm rửa hậu môn hoặc các mẹo dân gian như chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không, chữa trĩ bằng rau diếp cá…và chỉ được dùng nếu được sự đồng ý từ bác sĩ.
  • Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về chữa khi chưa thăm khám và chưa có chỉ định từ bác sĩ. Bởi việc tự ý điều trị có thể dẫn đến những nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
[Shortcode giới thiệu phòng khám]
[Shortcode tư vấn 3]

Hy vọng với giải đáp trên về bà bầu bị bệnh trĩ có sinh thường được không? đã giúp các mẹ bầu giải đáp thắc mắc của mình. Mặc dù đây là bệnh tế nhị nhưng nếu còn thắc mắc chưa được giải đáp thì người bệnh vẫn có thể liên hệ tư vấn qua hotline 0243 9656 999 hoặc qua TƯ VẤN TRỰC TUYẾN. Các bác sĩ luôn sẵn sàng giải đáp mọi băn khoăn, lo lắng của người bệnh.

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.

Bài viết liên quan

Phân biệt polyp hậu môn và trĩ – Bác sĩ chuyên khoa chia sẻ cách điều trị
Bệnh trĩPolyp hậu môn
Phân biệt polyp hậu môn và trĩ – Bác sĩ chuyên khoa chia sẻ cách điều trị
Thuốc trị apxe hậu môn có hiệu quả và an toàn?
Apxe hậu mônHậu môn trực tràng
Thuốc trị apxe hậu môn có hiệu quả và an toàn?
Triệu chứng apxe hậu môn điển hình mà mọi người cần chú ý
Apxe hậu mônHậu môn trực tràng
Triệu chứng apxe hậu môn điển hình mà mọi người cần chú ý
Phương pháp điều trị apxe hậu môn nhanh chóng – dứt điểm
Apxe hậu mônHậu môn trực tràng
Phương pháp điều trị apxe hậu môn nhanh chóng – dứt điểm
Apxe hậu môn nên ăn gì giúp giảm bớt triệu chứng bệnh? 
Apxe hậu mônHậu môn trực tràng
Apxe hậu môn nên ăn gì giúp giảm bớt triệu chứng bệnh? 
[CHIA SẺ] Cách điều trị apxe hậu môn tốt nhất hiện nay!!
Apxe hậu mônHậu môn trực tràng
[CHIA SẺ] Cách điều trị apxe hậu môn tốt nhất hiện nay!!
Apxe hậu môn có nguy hiểm không? Phương pháp chữa dứt điểm
Apxe hậu mônHậu môn trực tràng
Apxe hậu môn có nguy hiểm không? Phương pháp chữa dứt điểm
[Tổng hợp] Những điều cần biết về bệnh apxe hậu môn và cách chữa
Apxe hậu mônHậu môn trực tràng
[Tổng hợp] Những điều cần biết về bệnh apxe hậu môn và cách chữa
Có nên cắt búi trĩ không? Nên cắt trĩ bằng cách nào là tốt nhất hiện nay?
Bệnh trĩHậu môn trực tràng
Có nên cắt búi trĩ không? Nên cắt trĩ bằng cách nào là tốt nhất hiện nay?
Chia sẻ phác đồ điều trị trĩ an toàn và dứt điểm 
Bệnh trĩHậu môn trực tràng
Chia sẻ phác đồ điều trị trĩ an toàn và dứt điểm 
Mọc cục thịt thừa ở gần hậu môn là bị gì? [5+ nguyên nhân phổ biến]
Bệnh trĩHậu môn trực tràng
Mọc cục thịt thừa ở gần hậu môn là bị gì? [5+ nguyên nhân phổ biến]
Tiêm xơ búi trĩ có đau không? Có trị dứt điểm bệnh trĩ?
Bệnh trĩHậu môn trực tràng
Tiêm xơ búi trĩ có đau không? Có trị dứt điểm bệnh trĩ?