Uống thuốc phá thai nhưng không ra máu có phải là một tình trạng nguy hiểm? Thông thường, sau khi đình chỉ thai bằng thuốc, âm đạo của sản phụ sẽ ra máu khoảng vài ngày rồi tự hết, chứng tỏ đã bỏ thai thành công. Tuy nhiên trên phương diện ngược lại, không ra máu sau khi uống thuốc phá thai có tiềm ẩn vấn đề nguy hiểm nào không? Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp chi tiết thông qua bài đọc sau.
Danh mục bài viết
Uống thuốc phá thai nhưng không ra máu nguyên nhân do đâu?
Uống thuốc phá thai nhưng không ra máu, theo nhận định của các bác sĩ chuyên khoa thì đây là một dấu hiệu bất thường về tình trạng sức khỏe phái nữ.
Để hiểu rõ hơn, trước đó, chị em cần biết một số thông tin cơ bản của phương pháp đình chỉ thai bằng thuốc.
Ra máu sau phá thai bằng thuốc – Dấu hiệu nhận biết phá thai thành công
Phá thai bằng thuốc là biện pháp đình chỉ thai nội khoa phổ biến nhất trong xã hội hiện đại. Thông qua tác động của dược liệu nhằm làm ngừng sự phát triển của thai nhi và kích thích co bóp tử cung đẩy bào thai ra ngoài.
Những nữ giới mang thai ngoài ý muốn hoặc điều kiện sức khỏe bản thân không đảm bảo thường muốn áp dụng cách này để chấm dứt thai kỳ. Không chỉ cho kết quả phá thai nhanh chóng, biện pháp dùng thuốc còn giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe do không tác động trực tiếp vào cơ quan sinh sản.
Thông thường khi thực hiện phá thai bằng thuốc, sản phụ sẽ sử dụng 2 viên, mỗi viên cách nhau 48h. Nếu như ở lần uống thuốc đầu tiên, cơ thể sản phụ sẽ không xảy ra vấn đề gì bất thường. Thì sang viên thứ 2, một loạt hiện tượng bất thường sẽ diễn ra, trong đó có chảy máu vùng kín.
Hiện tượng ra máu này khá giống với việc ra máu kinh. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà hiện tượng này có thể ra từ từ hoặc ồ ạt, có khi là ra cả cục máu đông.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chảy máu này là do tác dụng của thuốc khiến cho tử cung co bóp mạnh để tống xuất bào thai, nhau thai cùng với các chất dịch bẩn bên trong buồng tử cung. Kèm theo là những cơn đau ở vùng bụng dưới khiến chị em cảm thấy khó chịu. Có những trường hợp còn gặp phải những triệu chứng như buồn nôn, nôn, sốt nhẹ, tiêu chảy, ớn lạnh,…
Hiện tượng ra máu này sẽ kéo dài khoảng 7 – 10 ngày tùy vào thể trạng mỗi người. 2 ngày đầu tiên sẽ ra máu nhiều nhất, sau mỗi ngày tiếp theo sẽ giảm dần và chấm dứt. Một số trường hợp có thể bị ra máu kéo dài 2 tuần.
Vì sao lại có trường hợp uống thuốc phá thai nhưng không ra máu?
Trên thực tế, vẫn có một số chị em sau khi áp dụng phương pháp phá thai này nhưng không xảy ra hiện tượng chảy máu. Nguyên nhân của vấn đề này được các chuyên gia lý giải là do:
- Cơ địa của mỗi người
Tác dụng của các loại thuốc nói chung và thuốc phá thai nói riêng đều còn tùy thuộc vào thể trạng của từng người.
Trung bình thời gian thuốc bắt đầu phát huy công dụng là khoảng 30 phút cho đến 5 – 6 tiếng. Theo đó, nếu như ngay sau khi uống thuốc phá thai và chưa thấy vùng kín ra máu thì bạn đừng quá lo lắng. Bạn có thể tiếp tục chờ đợi thêm cho đến khi quá 24h mà vẫn không thấy ra máu thì lúc đó hãy liên hệ với bác sĩ để kiểm tra.
- Cảnh báo phá thai thất bại
Uống thuốc phá thai nhưng không ra máu cũng có thể là ảnh hưởng từ việc phá thai không thành công. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do kích thước thai quá lớn, quá tuần tuổi nên dược tính của thuốc không đủ đẩy thúc đẩy bào thai ra ngoài.
Trường hợp này vô cùng nguy hiểm vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả thai nhi và thai phụ. Nếu bào thai vẫn tiếp tục phát triển thì nguy cơ cao sẽ mắc dị tật bẩm sinh, sinh ra sẽ kém phát triển hơn bình thường.
Còn nếu bào thai đã ngừng phát triển nhưng không được tống đẩy ra ngoài sẽ gây ra một loạt các biến chứng như: thai chết lưu, dính buồng tử cung, nhiễm trùng máu,…
Khi không can thiệp xử lý kịp thời, những vấn đề này sẽ làm tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn, đặc biệt là đe dọa nghiêm trọng tới tính mạng của người phụ nữ.
Uống thuốc phá thai nhưng không ra máu thì phải làm sao?
Với tình trạng uống thuốc phá thai nhưng không ra máu, trước hết, hãy theo dõi những dấu hiệu bất thường của cơ thể trong khoảng 24h. Rất có thể, thuốc chưa phát huy tác dụng ở những thời điểm sớm nên việc bên chưa thấy ra máu sẽ là bình thường.
Nếu sau 1 ngày kể từ lúc uống viên thứ 2 mà không ra máu thì có thể nghĩ đến khả năng phá thai không thành công. Và việc cần làm lúc này là liên hệ với bác sĩ để kiểm tra. Tùy vào tình hình sức khỏe mà bác sĩ sẽ quyết định biện pháp điều trị phù hợp.
Trường hợp nếu sót thai, sót nhau thì cần phải thực hiện thủ thuật hút thai để lấy toàn bộ thai ra ngoài.
Biện pháp ngăn chặn nguy cơ uống thuốc phá thai không ra máu
Uống thuốc phá thai nhưng không ra máu sau 24h là biểu hiện của một ca đình chỉ thai thất bại. Để ngăn chặn tối đa nguy cơ này xảy ra, chị em cần có sự tham vấn ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.
Thông qua thăm khám, bản thân thai phụ mới có thể biết được tình trạng sức khỏe có thích hợp để thực hiện đình chỉ thai bằng thuốc hay không.
Trên thực tế, có không ít chị em chủ quan nghĩ rằng việc phá thai bằng thuốc khá đơn giản. Dẫn đến hành động tự ý mua thuốc phá thai tại nhà mà không có chỉ định, hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ. Và hậu quả là phá thai không thành công, sức khỏe sinh sản ảnh hưởng, tính mạng bị đe dọa. Và cuối cùng bạn vẫn phải trở lại cơ sở y tế chuyên khoa để tiến hành xử lý.
Bên cạnh đó, chị em cũng cần thông suốt trong quá trình lựa chọn địa chỉ đình chỉ thai an toàn. Khi bạn chỉ vì tiết kiệm chi phí hay muốn nơi kín đáo mà tìm đến những địa chỉ hoạt động chui – nơi không được cấp phép hoạt động, thiết bị y tế nghèo nàn cùng với bác sĩ yếu kém rất dễ gặp phải những hậu quả khôn lường.
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng đồng là địa chỉ đình chỉ thai an toàn, uy tín được cấp phép hoạt động bỏi Sở Y tế. Sở hữu đội ngũ bác sĩ tay nghề giỏi với hơn 20 năm kinh nghiệm, cơ sở vật chất hiện đại, dịch vụ y tế chất lượng luôn cam kết mang lại hiệu quả thực hiện nhanh chóng, an toàn và tuyệt đối bảo mật thông tin bệnh án của người bệnh.
Mong rằng với những thông tin ở trê, chị em đã hiểu hơn về tình trạng uống thuốc phá thai nhưng không ra máu. Từ đó, chị em sẽ chủ động hơn trong công tác chăm sóc sức khỏe và lựa chọn biện pháp chấm dứt thai kỳ phù hợp.
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.