Tía tô là loại rau gia vị vô cùng quen thuộc. Loại rau này không chỉ sử dụng để ăn sống, làm nguyên liệu chế biến món ăn, còn được dùng để nấu nước uống. Vậy thực chất uống nước tía tô có tác dụng gì, cách nấu nước tía tô như thế nào cho đúng? Theo dõi nội dung dưới đây để tìm câu trả lời.
Danh mục bài viết
Uống nước lá tía tô tươi có tác dụng gì?
Uống nước tía tô có tác dụng gì? Nước lá tía tô có rất nhiều công dụng. Dưới đây là một số lợi ích mà nước lá tía tô mang tới cho sức khỏe cũng như sắc đẹp con người.
Làm trắng da, ngăn ngừa lão hóa
Uống nước tía tô đúng cách giúp bạn có được làn da trắng sáng, đầy lôi cuốn. Lý do là bởi, trong lá tía tô có chứa hoạt chất Priseril, có tác dụng thanh lọc, cải thiện màu sắc da. Đồng thời, loại bỏ tế bào chết, từ đó giúp da trắng sáng, đều màu.
Ngoài ra, lá tía tô chứa vitamin E, có tác dụng rất tốt trong việc duy trì và tăng cường độ ẩm cho da, giúp da mịn màng hơn, tươi trẻ hơn.
Bên cạnh đó, tía tô chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, có thể ngăn ngừa, làm chậm quá trình lão hóa.
Hỗ trợ điều trị bệnh gout
Thành phần của lá tía tô có chứa tới 4 hoạt chất có thể làm giảm đáng kể enzym xanthin oxidase vốn là nguyên nhân hình thành axit uric gây nên bệnh gout.
Chính bởi vậy, việc uống nước lá tía tô đều đặn, hợp lý sẽ giúp ích rất nhiều cho bệnh nhân gout.
Ngoài ra, uống nước lá tía tô cũng có tác dụng ngăn chặn tình trạng nhiễm khuẩn, giúp bệnh nhân có được cảm giác dễ chịu hơn.
Uống nước tía tô có tác dụng gì? Hỗ trợ điều trị hen suyễn
Một nghiên cứu chỉ ra, chiết xuất từ tía tô có hiệu quả tích cực trong việc điều trị hen suyễn. Các hoạt chất này có thể làm tăng khả năng lưu thông khí, cải thiện chức năng phổi, hỗ trợ điều trị hen suyễn.
Hỗ trợ điều trị mề đay, mẩn ngứa
Mề đay, mẩn ngứa khiến người bệnh vô cùng khó chịu, việc điều trị triệt để gặp nhiều khó khăn. Thế nhưng, trên thực tế, bạn có thể tận dụng nước lá tía tô để làm giảm cảm giác ngứa ngáy, buồn bực do mề đay gây ra.
Sau khi đun nước uống, hãy tận dụng phần bã lá tía tô để đắp lên vùng da nổi mẩn nhằm giảm ngứa.
Hỗ trợ điều trị bệnh về dạ dày
Uống nước tía tô có tác dụng gì? Một trong số các tác dụng mà loại nước này mang lại đó chính là hỗ trợ điều trị các bệnh về dạ dày. Lý do là bởi 2 hoạt chất glucosamine và tanin có trong lá tía tô có thể giúp chống viêm nhiễm, tăng cường khả năng làm lành vết thương, làm liền sẹo nhanh chóng nếu bạn gặp tổn thương về dạ dày.
Hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Thành phần của lá tía tô có nhiều chất xơ, khoáng chất, vitamin cùng protein thực vật. Vì vậy, hỗ trợ lớn vào quá trình hoạt động của dạ dày, đẩy nhanh chuyển hóa, trao đổi chất. Do đó, uống nước lá tía tô có thể làm tăng hoạt động đốt cháy mỡ thừa, đào thải chất béo ra khỏi cơ thể.
Cách làm nước tía tô uống đẹp da
Khi đã hiểu được uống nước tía tô có tác dụng gì? Thì điều bạn cần làm ngay lập tức là tìm hiểu cách nấu loại nước này. Theo dõi nội dung dưới đây để biết thêm thông tin.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 200g lá tía tô tươi
- 2 lát chanh
- 2.5 lít nước lọc
Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon:
Chọn mua lá tía tô tươi ngon
- Chọn mua những lá tía tô có bề mặt trơn láng, lá còn tươi mới
- Phần lá gần với cuống có màu tím càng đậm thì khi nấu nước càng thơm và ngọt
- Không mua những lá tía tô đã héo, lá ngả màu vàng, bị dập hoặc hư thối
Chọn mua chanh tươi ngon
- Khi mua chanh, nên dùng tay ấn nhẹ vào lớp vỏ chanh bên ngoài. Nếu thấy tinh dầu bắn ra thì đây là chanh tươi, không ngâm hóa chất
- Chọn mua quả chanh có kích thước vừa phải, vỏ căng, có màu xanh tươi sáng, cầm nặng tay
- Nên chọn chanh da mỏng, trên da không có nấm, không bị vón cục
- Không mua chanh có vỏ ngoài xỉn màu hoặc xuất hiện đốm vàng nhợt
Cách thực hiện:
Bước 1. Rửa sạch lá tía tô với nước sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng khoảng 10 phút. Sau đó, rửa lại lá tía tô 2 – 3 lần nữa và vớt ra rổ cho ráo nước.
Bước 2. Đun sôi 2.5 lít nước lọc, sau đó cho lá tía tô vào đun thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp
Bước 3. Khi nước tía tô nguội, lọc lấy phần nước và bình thủy tinh rồi cho 2 lát chanh tươi vào, đậy nắp, uống trong ngày. Nếu thời tiết nắng nóng, có thể cho nước lá tía tô vào ngăn mát tủ lạnh.
Lưu ý: Không đun lá tía tô quá 15 phút. Bởi có thể khiến tinh dầu trong lá bay hết và nước lá tía tô sẽ không còn tác dụng.
Lưu ý khi uống nước lá tía tô
Như vậy uống nước tía tô có tác dụng gì đã có câu trả lời. Mặc dù nước lá tía tô có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe và sắc đẹp. Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng loại nước này quá mức. Vậy sử dụng nước lá tía tô thế nào cho hiệu quả và an toàn?
Uống lá tía tô nhiều có tốt không?
Uống quá nhiều nước lá tía tô sẽ khiến bạn bị đầy bụng, khó tiêu. Đồng thời có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn cho cơ thể. Vì vậy, nên uống với mức độ vừa phải. Mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 3 – 4 ly nước lá tía tô và chia nhỏ ra uống nhiều lần.
Nên uống nước lá tía tô khi nào?
Nếu muốn giảm cân, bạn có thể uống nước lá tía tô trước lúc ăn khoảng 30 phút. Điều này giúp ngăn ngừa hấp thu chất béo, làm giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể.
Nếu không có ý định giảm cân, nên uống nước lá tía tô sau bữa ăn khoảng 20 phút.
Uống nước lá tía tô có tác dụng gì cho bà bầu?
Theo dân gian, lá tía tô có công dụng làm giảm các triệu chứng khó chịu khi mang thai như ốm nghén, đau lưng, buồn nôn,… Đặc biệt, lá tía tô giải quyết vấn đề về máu, về tiêu hóa mà mẹ bầu hay gặp phải.
Ngoài ra, lá tía tô khi pha với nước muối ấm có thể giảm sưng phù chân. Mẹ bầu hãy ngâm chân trước khi đi ngủ, vừa giải độc tố, vừa thư giãn, vừa có giấc ngủ ngon.
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, mẹ bầu cần lưu ý những vấn đề sau:
- Nguy cơ xuất huyết khi sinh do uống quá nhiều nước tía tô: Một số mẹ bầu trước sinh sử dụng quá nhiều nước tía tô sẽ khiến tình trạng chuyển dạ nhanh. Chuyển dạ nhanh có thể gây băng huyết, cản trở quá trình sinh nở. Không can thiệp kịp thời có thể làm chết ngợp thai nhi.
- Gây huyết áp cao khi uống quá nhiều nước tía tô: Huyết áp cao khiến mẹ bầu gặp biến chứng nguy hiểm như tiền sản, nguy cơ đẻ non, thai chậm phát triển. Về lâu dài ảnh hưởng tim mạch, bệnh tiềm ẩn khác.
Một số vấn đề cần lưu ý khác
- Nên bảo quản nước lá tía tô trong tủ lạnh khi không dùng đến. Thời gian bảo quản tối đa 24h. Nếu để quá lâu thì tốt nhất nên bỏ và đun nước mới. Vì để càng lâu, dưỡng chất trong nước lá tía tô mất hết tác dụng, thậm chí ảnh hưởng hệ tiêu hóa.
- Không dùng nước lá tía tô trong trường hợp cảm nóng, người ra nhiều mồ hôi
Hy vọng qua nội dung trong bài mọi người đã hiểu những chia sẻ về uống nước tía tô có tác dụng gì, cách chế biến nước tía tô ra sao. Tuy nhiên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên hỏi ý kiến bác sĩ để có câu trả lời chính xác nhất.
Tìm kiếm có liên quan
- Uống la tía to nhiều có tốt không
- Uống nước lá tía tô tươi có tác dụng gì
- Lá tía to phơi khô có tác dụng gì
- Uống nước lá tía to có tác dụng gì cho bà bầu
- Tắm bằng nước lá tía tô có tác dụng gì
- Cách làm nước tía tô uống đẹp da
- Nấu nước tía tô với gừng
- Ăn lá tía tô sống có tốt không
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.