{ KHÁM PHÁ } Truyền đạm có tác dụng gì, có giúp tăng cân không?

Truyền đạm có tác dụng gì, truyền đạm có tốt không…? Rất nhiều người bệnh khi có dấu hiệu mệt mỏi thường nghĩ ngay đến việc truyền đạm để nâng cao sức khỏe. Thực hư truyền đạm để làm gì, có cải thiện được sức khỏe như lời người ta vẫn đồn hay không, bạn hãy cùng tìm hiểu thông tin bài viết dưới đây. 

Truyền đạm là gì?

Truyền đạm là hình thức đưa các chất có lợi vào trong cơ thể bằng đường tĩnh mạch. Dung dịch này có chứa nhiều chất khác nhau với dung môi là nước cất hoặc có thể sử dụng các loại dung môi khác để hòa tan được dưỡng chất.

Truyền đạm là gì?

Truyền đạm là gì?

Hiện nay có tới 20 loại dịch truyền được chia thành 3 nhóm cơ bản bao gồm: 

  • Nhóm cung cấp các dưỡng chất có cơ thể gồm glucose, vitamin, chất béo, chất đạm. Thường được chỉ định cho những trường hợp bị suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng, sau phẫu thuật, không ăn được bằng đường miệng, không tiêu hóa được thức ăn…
  • Nhóm cung cấp nước và các chất điện giải gồm: natri clorua 0.9%, bicarbonate natri 1.4%, lactate ringer… thường được chỉ định với những trường hợp bị mất máu, ngộ độc, tiêu chảy, ói mửa…
  • Nhóm đặc biệt gồm có dung dịch dextran, haes-steril, gelofusine, huyết tương, dung dịch cao phân tử, dung dịch chứa albumin, thường được chỉ định cho người bệnh cần bù thêm lượng albumin, lượng dịch tuần hoàn trong cơ thể. 

Thông thường truyền đạm được chỉ định dành cho những người sức khỏe bị suy kiệt hoặc mắc một số vấn đề về sức khỏe. Tùy từng đối tượng mà các bác sĩ sẽ sử dụng các nhóm dịch truyền khác nhau. Do đó để đảm bảo an toàn người bệnh nên được các bác sĩ khám, xét nghiệm trước khi thực hiện truyền đạm. 

Truyền đạm có tác dụng gì với sức khỏe?

Truyền đạm có tác dụng gì với sức khỏe?

Truyền đạm có tác dụng gì với sức khỏe?

Với câu hỏi truyền đạm có tác dụng gì, các bác sĩ cho biết: truyền đạm, truyền dịch sẽ giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục cũng như bổ sung các dưỡng chất bị thiếu hụt. Cụ thể tác dụng của truyền đạm là gì?

  • Giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi: Truyền đạm sẽ giúp người có thể trạng yếu, mệt mỏi, không hấp thu được các dưỡng chất sẽ nhanh chóng hồi phục vì nó cung cấp 1 lượng lớn các chất dinh dưỡng cho người bệnh, đặc biệt là những người sức khỏe suy kiệt, không thể ăn uống. 
  • Cân bằng điện giải: Ngoài cung cấp các chất dinh dưỡng truyền đạm còn là cách giúp bạn cân bằng lượng điện giải đặc biệt là trong các trường hợp bị tai nạn, sau phẫu thuật, cao huyết áp, chấn thương, mất nước do tiêu chảy, bỏng, nôn mửa nhiều…
  • Giải độc do ngộ độc: Trong một số dung dịch đạm có chứa các vitamin, acid amin, glucose nên không chỉ giúp bù đắp các chất cần thiết mà còn có tác dụng giải độc ngộ độc thuốc hoặc ngộ độc thức ăn. 
  • Dung môi cho thuốc tiêm: Dịch đạm còn có thể sử dụng như là dung môi của một số loại thuốc tiêm mà không thể tiêm trực tiếp vào cơ thể. 
  • Hiệu quả với những người bị suy kiệt: Dung dịch đạm còn cung cấp cho cơ thể các dưỡng chất cần thiết nên hiệu quả với những trường hợp bị suy kiệt sức khỏe, không thể ăn uống, người bệnh bị suy dinh dưỡng nặng.

Hiệu quả khi truyền đạm cũng như truyền đạm có tác dụng gì còn phụ thuộc vào đối tượng và tùy từng mục đích sử dụng. Do đó bạn nên tư vấn các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và đưa ra lời khuyên.

Giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi

Giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi

Truyền đạm có tăng cân không?

Rất nhiều người cho rằng tác dụng truyền đạm là giúp tăng cân vì trong chai dịch đạm có chứa lượng protein cũng như giúp đưa các chất dinh dưỡng vào cơ thể. Thực hư vấn đề này là như thế nào?

Các nhà khoa học cho biết, truyền đạm cũng là cách giúp tăng kích thước và sức mạnh của các cơ nên rất hiệu quả với những trường hợp bị chứng loạn dưỡng cơ. Đây cũng được coi như là phương pháp tương tự việc sử dụng insulin cho bệnh nhân tiểu đường. 

Truyền đạm có tăng cân không?

Truyền đạm có tăng cân không?

Tiến sĩ Julia von Maltzahn của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia và Tiến sĩ Michael Rudnicki, nhà khoa học Ottawa đã công bố kết quả nghiên cứu protein (Wnt7a) giúp làm tăng cơ bắp sức mạnh gần gấp đôi so với những người không sử dụng.

Chính vì vậy truyền đạm có tăng cân không, truyền đạm có tác dụng gì thì câu trả lời là truyền đạm có tăng cân nhưng chỉ nên sử dụng trong những trường hợp bị ốm, suy dinh dưỡng đặc biệt và cần phải được sử dụng đúng cách. 

Truyền đạm có nguy hiểm không?

Cùng với những tác dụng mà truyền đạm mang lại cho sức khỏe thì truyền đạm cũng có thể khiến người bệnh đối mặt với những rủi ro, tác dụng phụ nguy hiểm với sức khỏe. Người bệnh trong bất cứ trường hợp nào cũng cần phải lưu ý khi truyền dịch để tránh bị sốc phản vệ. 

Sốc phản vệ có thể xuất hiện bất cứ khi nào trong quá trình truyền đạm. Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do dịch truyền hoặc dụng cụ tiêm truyền không đảm bảo, không vô trùng, tốc độ truyền quá nhanh. Cũng có một số nguyên nhân là do người bệnh quá mẫn cảm với các thành phần có trong dung dịch truyền dẫn đến bị ứng. 

Truyền đạm có nguy hiểm không?

Truyền đạm có nguy hiểm không?

Người bệnh khi bị sốc phản vệ có thể thấy triệu chứng như sốt, rét run đột ngột, vã mồ hôi, mạch nhanh hơn, khó thở, thở rít, huyết áp tụt, vật vã, lo lắng bồn chồn, tím tái toàn thân… Nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong. 

Không những thế, khi bạn lạm dụng dịch truyền khi chưa thật sự cần thiết thì còn có thể đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như: phù toàn thân, nhiễm trùng máu, suy hô hấp, suy tim…

Trường hợp truyền đạm quá nhiều còn có thể dẫn đến sự rối loạn điện giải, cơ thể mệt mỏi, nôn nao, thay đổi nhịp tim bất thường, thiếu hụt các yếu tố vi lượng…

Những lưu ý khi truyền đạm nhất định phải biết

Mặc dù truyền đạm có nhiều công dụng tốt với sức khỏe, tuy nhiên cũng có thể để lại những ảnh hưởng nếu thực hiện không đúng. Những biến chứng có thể gặp phải nặng hoặc nhẹ tùy thuộc vào từng mức độ. Do đó để đảm bảo an toàn khi truyền đạm bạn cần chú ý đến những vấn đề sau đây:

  • Chỉ truyền đạm khi có chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa, liều lượng mỗi lần truyền dựa vào kết quả thăm khám và xét nghiệm. Không nên tự ý mua dịch truyền về sử dụng tại nhà
  • Khi truyền đạm cần trạng bị dụng cụ xử lý tai biến, thuốc chống sốc
  • Các dụng cụ truyền nước phải đảm bảo vô khuẩn
  • Khi truyền cần loại bỏ bọt khí trong túi truyền bằng cách cho chảy những giọt đầu tiên trước khi cắm kim vào các tĩnh mạch
  • Theo dõi người bệnh trong quá trình truyền bằng các thông số về tốc độ, thời gian và cần thường xuyên kiểm tra tình trạng của người bệnh
  • Nếu chưa thật cần thiết thì bạn nên thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp vì đây là cách an toàn hơn so với truyền dịch
  • Trong quá trình truyền dịch nếu thấy có những dấu hiệu bất thường thì cần báo ngay cho nhân viên y tế để có biện pháp xử trí kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm. 

Qua bài viết này, hy vọng bạn đã biết truyền đạm có tác dụng gì cũng như những lưu ý khi thực hiện phương pháp này. Nếu bạn còn những thắc mắc hoặc câu hỏi liên quan hãy liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hỗ trợ.

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.

Bài viết liên quan

Trĩ độ mấy thì phải cắt và điều trị phương pháp nào hiệu quả nhất?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Trĩ độ mấy thì phải cắt và điều trị phương pháp nào hiệu quả nhất?
Cắt trĩ bao lâu thì hết dịch và sinh hoạt trở lại bình thường?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Cắt trĩ bao lâu thì hết dịch và sinh hoạt trở lại bình thường?
Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn: 95% bệnh trĩ
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn: 95% bệnh trĩ
[Giải đáp thắc mắc] Liệu bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
[Giải đáp thắc mắc] Liệu bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không?
Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng là hiện tượng gì? Cảnh báo nguy hiểm
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng là hiện tượng gì? Cảnh báo nguy hiểm
Bệnh trĩ sau sinh là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bệnh trĩ sau sinh là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa
Cắt trĩ bằng phương pháp nào tốt nhất? Bật mí địa chỉ cắt trĩ uy tín
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Cắt trĩ bằng phương pháp nào tốt nhất? Bật mí địa chỉ cắt trĩ uy tín
Nguyên nhân hậu môn bị lồi thịt và địa chỉ khám hậu môn uy tín
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Nguyên nhân hậu môn bị lồi thịt và địa chỉ khám hậu môn uy tín
Bị sưng cục ở gần hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bị sưng cục ở gần hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Mổ trĩ bao lâu thì lành? Phương pháp chữa trĩ hiệu quả, nhanh phục hồi
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Mổ trĩ bao lâu thì lành? Phương pháp chữa trĩ hiệu quả, nhanh phục hồi
Bỏ túi những cách chữa táo bón ngay lập tức đơn giản
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bỏ túi những cách chữa táo bón ngay lập tức đơn giản
[Chia sẻ thông tin] Mách bạn những kinh nghiệm đi cắt trĩ cần biết!
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
[Chia sẻ thông tin] Mách bạn những kinh nghiệm đi cắt trĩ cần biết!