Trái sung có tác dụng gì mà sao nhiều người lại truyền tai nhau sử dụng đến vậy? Chúng ta vẫn biết rằng, hầu hết các loại trái cây trong tự nhiên đều rất tốt cho cơ thể, từng loại có công dụng chữa bệnh khác nhau, vậy công dụng của trái sung trong tự nhiên với cơ thể con người là gì? Cùng bài viết sau đây tìm hiểu nhé!
Danh mục bài viết
Tìm hiểu thành phần tự nhiên của trái sung
Trái sung còn được biết đến với các tên gọi khác như là vô hoa quả, thiên sinh tử, ánh nhật quả, văn tiên quả, phẩm tiên quả, nãi tương quả, mật quả… Theo nghiên cứu hiện đại, quả sung có chứa glucose, sucrose, quinic acid, shikimic acid, oxalic acid, citric acid, malic acid, auxin, các nguyên tố vi lượng như canxi, phot pho, kali… và một số vitamin như C, B1… Kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm bước đầu cho thấy, quả sung có tác dụng nhuận tràng, hạ huyết áp và phòng chống ung thư.
Trong Đông Y sung có vị ngọt, tính bình, có tác dụng kiện tỳ ích vị, nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện, tiêu thũng giải độc, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm ruột, kiết lỵ, táo bón, bệnh trĩ xuất huyết, sa trực tràng, viêm họng, ho, sản phụ thiếu sữa, mụn nhọt lở loét, chán ăn, phong thấp…
Nhờ những đặc tính như trên, nhiều người sử dụng sung để hỗ trợ điều trị các bệnh lý rất hiệu quả, nâng cao sức đề kháng, và rút ngắn thời gian điều trị hơn.
Trái sung có tác dụng gì?
Sung là một loại quả mang tới rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhiều người sử dụng loại trái cây này như là một phương pháp điều trị, táo bón, khó tiêu, trĩ, bệnh tiểu đường, ho,…. Bên cạnh đó trái sung cũng được sử dụng như là một loại thực phẩm hỗ trợ tăng cân sau khi lành bệnh. Một số tác dụng trái sung có thể kể đến như là:
Ngăn ngừa táo bón
Trái sung có tác dụng gì? Theo như nhiều nghiên cứu cho thấy trong quả sung có nồng độ chất xơ cao giúp tăng cường chức năng ruột và ngăn ngừa táo bón. Chất xơ làm tăng khối lượng và khối lượng đi tiêu, vì vậy nó không chỉ ngăn ngừa táo bón, mà còn giúp loại bỏ tiêu chảy và những cử động ruột không lành mạnh.
Giảm cân
Nhiều người béo phì được khuyên sử dụng trái sung để hỗ trợ giảm cân nhờ lượng chất xơ có nhiều trong loại cây này. Tuy nhiên, lượng calo cao của chúng cũng có thể dẫn đến tăng cân, đặc biệt là khi tiêu thụ với đường sữa.
Hạ cholesterol
Trái sung có tác dụng gì? Trong quả sung chứa pectin, chất xơ hòa tan. Khi chất này di chuyển qua hệ thống tiêu hóa, nó về cơ bản sẽ kéo theo lớp cholesterol dư thừa và mang chúng đến hệ thống bài tiết và loại bỏ cholesterol khỏi cơ thể. Là một chất xơ hòa tan, pectin từ quả sung cũng kích thích chuyển động ruột khỏe mạnh.
Phòng ngừa bệnh nhồi máu cơ tim
Trái sung có tác dụng gì? Sung tươi hoặc khô đều có chứa phenol, Omega-3 và Omega-6 có tác dụng làm giảm nguy cơ bệnh nhồi máu cơ tim. Hơn nữa, lá của quả sung có ảnh hưởng đáng kể đến mức triglycerides trong hệ thống tim mạch của một người.
Phòng ngừa ung thư đại tràng
Sự hiện diện của chất xơ giúp kích thích sự loại bỏ các gốc tự do và các chất gây ung thư khác, đặc biệt là ở ruột già, vì chất xơ làm tăng chuyển động tốt cho ruột.
Điều trị ung thư vú sau mãn kinh
Trái sung có tác dụng gì? Chất xơ trong sung đã được biết để bảo vệ chống lại ung thư vú, và sau khi mãn kinh, và cân bằng hormone ở phụ nữ.
Tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ có công bố quả sung rất tốt dành cho người bị tiểu đường. Chất xơ có trong sung giúp giảm lượng insulin cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường phải thường xuyên tiêm insulin. Hàm lượng Kali có trong sung giúp điều chỉnh lượng đường được hấp thụ vào cơ thể sau bữa ăn, đảm bảo rằng lượng đường trong máu thường xuyên ổn định hơn, vì vậy quả sung có thể giúp bệnh nhân tiểu đường sống một cuộc sống bình thường.
Phòng cao huyết áp
Trái sung có tác dụng gì? Những quả sung có hàm lượng kali cao và ít natri, vì thế chúng là sự phòng ngừa hoàn hảo trước sự xuất hiện và ảnh hưởng của chứng cao huyết áp, sử dụng sung như một loại quả ăn vặt, có thể giải quyết các dây thần kinh và mang lại sự bình tĩnh cho ngày của bạn.
Viêm phế quản
Bên cạnh việc sử dụng trái cây, lá của sung cũng có thể pha thành trà để điều trị các bệnh lý liên quan đến hô hấp như viêm phế quản nhờ những hóa chất tự nhiên trong lá sung. Nó cũng được sử dụng như một cách để ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của bệnh nhân hen.
Giúp giảm đau
Trái sung có tác dụng gì? Sung được sử dụng như là phương thuốc giảm đau và chống dị ứng truyền thống ở tiểu lục địa Ấn Độ và một vài khu vực khác trên thế giới.
Các bài thuốc đến từ trái sung
Như đã biết trái sung có rất nhiều công dụng hữu ích với sức khỏe con người, không chỉ giúp hỗ trợ điều trị những bệnh lý mãn tính mà còn nâng cao sức khoẻ, bên cạnh đó trái sung cũng có thể được sử dụng là một loại trái cây giải nhiệt ngày hè.
Một số cách sử dụng quả sung để chữa các bệnh lý như là
Chữa Viêm họng
Trái sung ngâm thêm đường phèn chữa bệnh gì? Để chữa viêm họng chỉ cần lấy sung tươi sấy khô, tán bột rồi lấy một chút thổi vào họng. Hoặc sung tươi gọt vỏ, thái phiến, sắc kỹ lấy nước, cho thêm đường phèn rồi cô nhỏ lửa thành dạng cao, ngậm hàng ngày.
Chữa ho khan không có đờm:
Để điều trị chứng người bệnh lấy sung chín tươi 50 – 100g gọt bỏ vỏ, đem nấu với 50 – 100g gạo thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Có thể cho thêm ít nho khô hoặc đường phèn cho dễ ăn.
Hen phế quản:
Để chữa hen phế quản người bệnh chỉ cần lấy sung tươi lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước cốt uống mỗi ngày 1 lần.
Viêm loét dạ dày tá tràng:
Quả sung có tác dụng gì? Đối với điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng, người bệnh chỉ cần lấy sung sao khô, tán bột, mỗi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 6 – 9g với nước ấm.
Bài thuốc từ sung chữa tỳ vị hư nhược, rối loạn tiêu hoá:
Sung 30g, thái nhỏ, sao hơi cháy, mỗi ngày lấy 10g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, chế thêm một chút đường phèn, uống thay trà trong ngày.
Bài thuốc chữa táo bón
Người bệnh có thể điều trị táo bón từ sung bằng cách lấy sung tươi 9g sắc uống hàng ngày. Hoặc sung chín ăn mỗi ngày 3 – 5 quả. Hay sử dụng sung tươi 10 quả rửa sạch bổ đôi, ruột già lợn 1 đoạn làm sạch thái nhỏ, hai thứ đem hầm nhừ, chế thêm gia vị, ăn trong ngày.
Sản phụ thiếu sữa:
Trái sung có tác dụng gì? Một tác dụng không ngờ đến khi sử dụng sung đó là giúp tạo sữa cho mẹ bầu, khi lấy sung tươi 120g, móng lợn 500g, hai thứ đem hầm thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần. Bài này có công dụng bổ khí huyết, hạ nhũ chấp (làm ra sữa) dùng rất tốt cho sản phụ sau đẻ suy nhược, khí huyết bất túc, sữa không có hoặc có rất ít.
Viêm khớp:
Quả sung có tác dụng gì? Để chữa viêm khớp người bệnh có thể lấy sung tươi lượng vừa đủ đem hầm với thịt lợn nạc ăn. Hoặc nấu 2 – 3 quả sung tươi rửa sạch thái vụn rồi tráng với trứng gà ăn.
Mụn nhọt, lở loét:
Lá sung tươi có tác dụng gì? Sung chín sao khô, tán bột rồi rắc lên tổn thương. Để đạt hiệu quả cao, trước đó có thể ngâm rửa tổn thương bằng nước sắc quả hay lá sung tươi, sau đó lau khô rồi rắc bột thuốc và băng lại.
Trái sung có tác dụng gì? Nhựa của thân cây hay quả sung xanh còn được dân gian dùng để chữa mụn nhọt và sưng vú. Sau khi rửa sạch tổn thương, lau khô, rồi dùng nhựa sung bôi trực tiếp vào nơi bị bệnh, sưng đỏ đến đâu thì bôi đến đó, bôi nhiều lần trong ngày.
Nhựa sung chữa đau đầu:
Khi phết nhựa lên giấy bản rồi dán hai bên thái dương. Có thể phối hợp với việc ăn lá sung non hoặc uống nhựa sung với liều 5ml hoà trong nước đun sôi để nguội uống trước khi đi ngủ.
Theo các bác sĩ phòng khám đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cho biết trái sung có rất nhiều công dụng hữu ích trong điều trị các bệnh lý ở người, tuy nhiên người bệnh không nên quá phụ thuộc vào sung mà bỏ qua các phương pháp điều trị khác, hơn nữa để việc sử dụng sung đạt hiệu quả cao, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng các cách chữa bệnh đến từ sung.
Hơn nữa cho dù người bệnh muốn điều trị bệnh lý gì nên đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn trị trước, và nên chỉ coi việc sử dụng sung là phương pháp bộ trợ giúp mau chóng khỏi bệnh.
Mong rằng thông qua những chia sẻ trên đã giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi trái sung có tác dụng gì? Nếu cần bất kỳ thông tin nào có thể liên hệ tới các bác sĩ để nghe tư vấn và hỗ trợ giải đáp thắc mắc.
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.