
Tinh hoàn ẩn ở trẻ sơ sinh là hiện tượng thường gặp ở bé trai, xảy ra khi tinh hoàn không di chuyển xuống bìu mà nằm ở các vị trí bất thường khác. Trong hầu hết trường hợp, tinh hoàn có thể về đúng vị trí trong 6 tháng đầu đời, nhưng nếu không, trẻ cần được can thiệp y tế để tránh những biến chứng sau này, bao gồm cả vô sinh.
Thế nhưng phụ huynh đừng quá lo lắng, mà điều quan trọng nhất là theo dõi và đưa trẻ đi thăm khám đúng thời điểm để có hướng điều trị phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ nguyên nhân, cách nhận biết và phương pháp chữa tinh hoàn ẩn để chủ động bảo vệ sức khỏe sinh sản của con ngay từ sớm.
Tinh hoàn ẩn ở trẻ sơ sinh là gì?
Tinh hoàn ẩn ở trẻ sơ sinh là tình trạng 1 hoặc cả 2 tinh hoàn không nằm hoàn toàn trong bìu sau khi trẻ được sinh ra. Thay vào đó, tinh hoàn bị kẹt lại ở vùng ống bẹn, trong ổ bụng hoặc chỉ xuống bìu 1 phần.
Đây là dị tật bẩm sinh về hệ sinh dục nam phổ biến nhất, ảnh hưởng đến khoảng 3-5% trẻ sơ sinh đủ tháng và 30% trẻ sinh non. Thông thường, tinh hoàn sẽ tự di chuyển xuống bìu trong vòng 6 tháng đầu. Nếu không, trẻ có thể cần can thiệp y tế kịp thời để đảm bảo sự phát triển bình thường.

Tinh hoàn ẩn ở trẻ sơ sinh là gì?
Khoảng 80-90% trường hợp tinh hoàn ẩn xảy ra ở 1 bên, trong khi chỉ khoảng 10-20% trẻ bị cả 2 bên. Dù ít gặp hơn, ẩn tinh hoàn 2 bên lại có nguy cơ vô sinh cao hơn nếu không điều trị kịp thời.
1. Cơ chế hình thành tinh hoàn ẩn ở trẻ sơ sinh
Trong quá trình phát triển của thai nhi, tinh hoàn hình thành trong ổ bụng và bắt đầu di chuyển xuống bìu, qua ống bẹn vào khoảng tuần 28-35 của thai kỳ. Ở trẻ sơ sinh khỏe mạnh, tinh hoàn thường đã nằm đúng vị trí trong bìu khi chào đời. Tuy nhiên, nếu có bất thường xảy ra trong quá trình di chuyển này, tinh hoàn có thể bị kẹt lại ở ổ bụng, ống bẹn hoặc chỉ xuống bìu 1 phần, gọi là tinh hoàn ẩn.
2. Các dạng tinh hoàn ẩn ở trẻ sơ sinh
Tinh hoàn ẩn có thể được phân loại dựa trên vị trí và đặc điểm bất thường trong quá trình di chuyển, thành 3 nhóm sau:
- Tinh hoàn ẩn đơn thuần: Dạng phổ biến nhất, tinh hoàn nằm trong ổ bụng hoặc bị kẹt lại ở ống bẹn nhưng vẫn nằm trên đường di chuyển bình thường.
- Tinh hoàn lạc chỗ: Tinh hoàn không nằm trên đường di chuyển bình thường mà “đi lạc” đến những vị trí bất thường như bẹn, đùi, tầng sinh môn hoặc gốc dương vật. Điều này xảy ra do rối loạn trong quá trình di chuyển xuống bìu, khiến tinh hoàn bị lệch hướng.
- Tinh hoàn không có (teo tinh hoàn hoặc không phát triển từ đầu): Một số trẻ sinh ra không có tinh hoàn do bất thường về di truyền hoặc tổn thương trong thai kỳ. Trường hợp này có thể ảnh hưởng đến hormone sinh dục nam và khả năng sinh sản sau này.
Vì sao xuất hiện tinh hoàn ẩn ở trẻ sơ sinh?

Vì sao xuất hiện tinh hoàn ẩn ở trẻ sơ sinh?
Tinh hoàn ẩn ở trẻ sơ sinh do những yếu tố cản trở quá trình di chuyển tinh hoàn từ bụng xuống bìu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh rất đa dạng như:
- Sinh non, nhẹ cân: Nguyên nhân phổ biến nhất, khi trẻ sinh trước 37 tuần hoặc có cân nặng thấp dưới 2.5 kg khi mới sinh.
- Yếu tố di truyền: Trẻ có bố hoặc anh trai từng mắc tinh hoàn ẩn.
- Sức khỏe của mẹ trong thai kỳ: Mẹ bị bệnh tiểu đường hoặc béo phì khi mang thai, hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc, tiếp xúc với các hóa chất độc hại.
- Bệnh lý bẩm sinh: Trẻ có nhiễm sắc thể bất thường, bị hội chứng Down, thoát vị bẹn, dị tật cơ quan sinh dục thường có nguy cơ cao hơn.
Nhiều trường hợp tinh hoàn ẩn ở trẻ không xác định được nguyên nhân. Vì vậy, mẹ bầu cần theo dõi sức khỏe trong thai kỳ và kiểm tra tinh hoàn của bé sau khi sinh để phát hiện sớm, can thiệp kịp thời ngay khi cần.
Làm sao để nhận biết tinh hoàn ẩn ở trẻ sơ sinh?
Thông thường, cha mẹ có thể nhận biết tinh hoàn ẩn ở trẻ sơ sinh khi quan sát thấy túi bìu không cân đối, sờ vào bìu trống rỗng.

Làm sao để nhận biết tinh hoàn ẩn ở trẻ?
- Bìu ẩn 1 bên hoặc cả 2 bên: Khi sờ nắn không thấy đủ 2 tinh hoàn trong bìu, cảm nhận thấy ở ống bẹn có khối u nổi lên.
- Bìu nhỏ, phát triển không cân đối giữa hai bên.
- Không thấy tinh hoàn di chuyển xuống bìu dù quan sát bé trai trong nhiều tuần sau sinh.
- Một số trẻ có thể bị thoát vị bẹn kèm theo.
Nếu nghi ngờ trẻ bị tinh hoàn ẩn, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để kiểm tra chính xác. Bên cạnh khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định chẩn đoán hình ảnh để kết luận chính xác hơn:
- Siêu âm bụng, chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc nội soi ổ bụng nhằm xác định chính xác vị trí tinh hoàn ẩn.
- Siêu âm và chụp CT cũng giúp phát hiện các bất thường liên quan như vôi hóa nhu mô tinh hoàn hoặc khối u.
- Xét nghiệm nội tiết tố đo các chỉ số như testosterone, estradiol, FSH, LH, prolactin để đánh giá chức năng tinh hoàn.
- Nghiệm pháp HCG giúp xác định liệu tinh hoàn có hiện diện trong bìu hay không.
Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ tư vấn hướng xử lý phù hợp dựa trên độ tuổi và tình trạng của trẻ, có thể theo dõi thêm hoặc can thiệp điều trị nếu cần.
Biến chứng nguy hiểm của tinh hoàn ẩn

Biến chứng nguy hiểm của tinh hoàn ẩn
Tinh hoàn ẩn ở trẻ sơ sinh thường được chẩn đoán và điều trị từ sớm nhờ sự quan tâm của bố mẹ. Tuy nhiên, một số trường hợp đến tuổi trưởng thành mới phát hiện do bỏ qua khi còn nhỏ hoặc do hậu chấn thương, phẫu thuật… có thể khiến quá trình điều trị thêm phức tạp và khó khăn.
Chuyên gia y tế nhấn mạnh: Nếu không can thiệp kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề như vô sinh, suy giảm hormone nam và nguy cơ ung thư tinh hoàn.
- Vô sinh: Khi tinh hoàn nằm trong ổ bụng hoặc ống bẹn, nhiệt độ cao tại những vị trí này có thể làm suy giảm chức năng tinh hoàn, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng và dẫn đến giảm khả năng sinh sản.
- Tăng nguy cơ ung thư tinh hoàn: Người bị ẩn tinh hoàn có nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn cao hơn 5-10 lần so với người bình thường.
- Thoát vị bẹn: Tinh hoàn ẩn thường đi kèm với thoát vị bẹn, có thể gây đau và cần can thiệp phẫu thuật.
- Mất cân bằng nội tiết tố: Nếu cả hai tinh hoàn đều ẩn, nồng độ testosterone có thể thấp, gây giảm ham muốn, rối loạn cương dương…
Có những phương pháp nào chữa tinh hoàn ẩn hiệu quả?
Tinh hoàn ẩn ở trẻ sơ sinh cần được điều trị sớm để tránh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và nguy cơ ung thư tinh hoàn sau này.
Ở 1 số trẻ, tinh hoàn có thể tự di chuyển xuống bìu trong khoảng 3-6 tháng đầu mà không cần can thiệp. Sau 6 tháng, những trường hợp tinh hoàn không tự xuống bìu được cần phải can thiệp y tế theo chỉ định của bác sĩ.

Phương pháp chữa tinh hoàn ẩn
1. Điều trị bằng hormone
Bác sĩ có thể sử dụng hormone hCG hoặc GnRH để kích thích tinh hoàn di chuyển xuống bìu, thường áp dụng cho trường hợp tinh hoàn nằm gần bìu. Hormone được tiêm hoặc dùng dưới dạng xịt mũi trong 4-6 tuần. Tuy nhiên, nếu tinh hoàn nằm cao trong ổ bụng, phương pháp này thường không mang lại hiệu quả. Nếu điều trị bằng hormone không thành công, vẫn cần phải phẫu thuật để đưa tinh hoàn về đúng vị trí.
2. Phẫu thuật hạ tinh hoàn
Là phương pháp điều trị tiêu chuẩn nếu tinh hoàn không tự xuống sau 6 tháng tuổi. Thời điểm tốt nhất để phẫu thuật khi trẻ từ 6 – 18 tháng, muộn nhất trước 2 tuổi để bảo vệ khả năng sinh sản. Phương pháp này có tỷ lệ thành công trên 90%. Trong trường hợp tinh hoàn bị teo hoặc không tồn tại, có thể ghép tinh hoàn nhân tạo khi lớn để đảm bảo thẩm mỹ. Quy trình phẫu thuật như sau:
- Bước 1: Bác sĩ tạo 1 vết rạch nhỏ ở vùng bẹn hoặc bụng để tiếp cận tinh hoàn.
- Bước 2: Định vị tinh hoàn, kéo xuống bìu và cố định vào vị trí thích hợp.
- Bước 3: Đóng vết mổ bằng chỉ tự tiêu, giảm thiểu sẹo và hạn chế đau.
3. Phẫu thuật nội soi
Được chỉ định khi tinh hoàn nằm trong ổ bụng, bác sĩ sẽ thực hiện nội soi ổ bụng để xác định vị trí nếu không sờ thấy tinh hoàn. Nếu tinh hoàn còn, có thể hạ xuống bìu bằng nội soi trong một hoặc hai lần phẫu thuật, tùy vào độ dài của mạch máu nuôi tinh hoàn. Nếu tinh hoàn bị teo hoặc không tồn tại, bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ để ngăn ngừa nguy cơ ung thư sau này.
4. Cấy ghép tinh hoàn nhân tạo
Chỉ áp dụng khi tinh hoàn bị mất, thường thực hiện khi trẻ đến tuổi dậy thì để đảm bảo yếu tố thẩm mỹ. Dù không có chức năng sinh tinh, nhưng giúp duy trì ngoại hình tự nhiên, hỗ trợ tâm lý và sự tự tin cho trẻ.
Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng hiện là địa chỉ uy tín hàng đầu trong điều trị các bệnh nam khoa, đặc biệt là tinh hoàn ẩn ở trẻ sơ sinh. Với đội ngũ bác sĩ danh tiếng, chuyên môn giỏi, đều có ít nhất 30 năm trong nghề như Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng, bác sĩ CKII Ngô Việt Thành, bác sĩ CKI Đỗ Quang Thế… luôn tận tâm mang đến giải pháp chữa bệnh tiên tiến, an toàn và hiệu quả.
Phòng khám nằm ở địa chỉ 193C1 phố Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, có vị trí đắc địa ngay giữa trung tâm, hoạt động linh hoạt từ 8h – 20h30, hỗ trợ đặt hẹn khám trước đi kèm ưu đãi hấp dẫn, cùng với tổng đài tư vấn online 24/7 nếu bệnh nhân còn băn khoăn hay e ngại. Chat ngay tại đây hoặc liên hệ hotline 0243.9656.999 để được tư vấn miễn phí và nhanh chóng nhất!
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.