Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và kiêng gì? Lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng

Chế độ ăn trong giai đoạn thai kỳ rất quan trọng, vừa giúp cung cấp đủ năng lượng cùng các chất dinh dưỡng đồng thời giúp phòng ngừa một số bệnh cho mẹ bầu, trong đó có tiểu đường thai kỳ. Dưới đây là những chia sẻ, lời khuyên hữu ích từ các chuyên gia dinh dưỡng về vấn đề tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và kiêng gì, mẹ bầu cùng gia đình đừng nên đọc hết để có thể xây dựng chế độ ăn hợp lý. 

Tổng quan và biểu hiện tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ (hay còn gọi là đái tháo đường thai kỳ) là một trong nhiều bệnh lý nguy hiểm đối với mẹ bầu trong thời kỳ mang thai, là hiện tượng rối loạn chuyển hóa insulin của cơ thể. Vậy tại sao lại bị tiểu đường thai kỳ?

Insulin là loại hormone kích thích glucose trong máu có thể di chuyển đến các tế bào nhằm tạo ra năng lượng cần thiết để duy trì sự sống. Cơ thể người mẹ khi mang thai sẽ tự động đề kháng mức độ nhẹ với insulin, làm nồng độ glucose cao hơn với mục đích truyền cho thai nhi. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, quá trình trên diễn ra quá mức, lúc này cơ thể không còn đáp ứng được insulin nữa hoặc không sản sinh đủ insulin khiến lượng glucose trong máu tăng lên và gây tình trạng tiểu đường thai kỳ. 

Vậy biểu hiện tiểu đường thai kỳ là gì? Để xác định mẹ bầu có bị đái tháo đường thai kỳ không thì cần dựa trên kết quả xét nghiệm đường máu, cụ thể là:

  • Đường huyết lúc đói > = 126mg/dl
  • Đường huyết bất kỳ > = 200mg/dl
  • Kết quả xét nghiệm dung nạp đường dương tính
Tổng quan và biểu hiện tiểu đường thai kỳ

Tổng quan và biểu hiện tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và kiêng gì?

Tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm vừa ảnh hưởng đến mẹ vừa ảnh hưởng đến thai nhi. Do vậy, với những mẹ bầu đang gặp phải tình trạng này cần tuân thủ theo chỉ định từ bác sĩ. Cùng với đó là chế độ ăn khoa học để kiểm soát được lượng đường huyết mà vẫn cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi. Vậy bà bầu bị tiểu đường thai kỳ thì nên ăn gì và kiêng những gì? Vậy những thực phẩm cho tiểu đường thai kỳ là gì?

Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn uống như thế nào?

Khẩu phần ăn rất quan trọng đối với mẹ bầu mắc đái tháo đường. Theo đó, trong một bữa ăn cần có carbonhydrat 33 40%, lipid 35 40% protein 20%. Năng lượng cần được chia đều và thành nhiều bữa: bữa phụ và bữa chính.

Đặc biệt, điều quan trọng hơn cả đó là phụ nữ đang gặp phải tình trạng này nên theo dõi thường xuyên ức đường huyết sau mỗi bữa ăn. Việc này cho phép xác định cơ thể sẽ phản ứng với loại thực phẩm nào, loại nào ăn thì bị tăng đường huyết và thực phẩm nào an toàn. 

Thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp

  • Thực phẩm có chỉ số GI thấp sẽ tồn tại lâu hơn trong cơ thể, đồng thời không làm tăng đột ngột chỉ số đường huyết.
  • Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp < 5: Các loại rau chứa lượng carbohydrate thấp nên sẽ không gây ảnh hưởng đến đường huyết. Ngoài ra, một số loại đậu hạt (đậu hà lan, đậu lăng, đậu đỏ); các loại trái cây tươi; sữa cùng một số thực phẩm từ sữa, lúa mạch, ngô, khoai, gạo lứt…cũng là nhóm thực phẩm không làm tăng chỉ số đường huyết. 

Vậy bị tiểu đường thai kỳ có nên uống sữa tươi không đường không? Tiểu đường thai kỳ ăn sữa chua được không? Mẹ bầu hoàn toàn có thể nạp vào cơ thể các loại thức ăn này vì đều không béo, không đường.

Thực phẩm chứa protein lành mạnh

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên bổ sung thực phẩm nhiều nạc, giàu đạm và không làm tăng đường huyết như đậu, cá, thịt nạc; thịt bò, thèm thịt gia cầm, các quả hạt như hạnh nhân, hạt điều, óc chó, hạt macca…

Chọn thực phẩm chứa chất béo không bão hòa 

Mẹ bầu đang bị tiểu đường thai kỳ thì có thể chọn thực phẩm chứa chất béo không bão hòa để có chế độ ăn lành mạnh nhất: Dầu hướng dương, dầu oliu, dầu lạc, quả bơ, các loại hạt khô, cá hồi, cá ngừ, cá mòi, hạt chia…

Đồ ăn vặt cho bà bầu bị tiểu đường có thể ăn đó là các loại hạt khô: hạt hạnh nhân, hạt lạc, hạt óc chó…

Tiểu đường thai kỳ không nên ăn gì?

Hạn chế ăn các thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu là điều quan trọng đối với mẹ bầu đang trong chế độ ăn kiêng tiểu đường.

Tránh thực phẩm nhiều đường

Lượng đường huyết sẽ tăng lên nếu mẹ bầu nạp vào cơ thể thực phẩm có đường, nhất là những thực phẩm đã được tinh chế, chế biến. Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên tránh hoặc hạn chế tối đa các đồ ngọt, nhiều đường, cụ thể là:

  • Bánh kẹo ngọt, nước ngọt, nước có ga…
  • Nước ép trái cây nhưng lại thêm đường
  • Thực phẩm nướng như bánh ngọt, bánh rán…
  • Sữa và trái cây chứa lượng đường tự nhiên cũng cần hạn chế về mức độ.

Tránh thực phẩm chứa carbohydrate

Một số loại thực phẩm, nhìn có vẻ lành mạnh nhưng thực tế lại chứa nhiều đường và tinh bột không tốt cho cơ thể như: thức ăn nhanh, đồ chiên rán dầu mỡ, đồ uống có cồn, đồ uống có ga…

Hạn chế ăn thức ăn nhiều tinh bột

Một số món ăn chứa nhiều tinh bột như cơm trắng, phở, bún, bánh mì trắng…mặc dù là những thực phẩm ăn uống hằng ngày nhưng với phụ nữ đã/ đang bị tiểu đường thai kỳ thì các bác sĩ khuyến cáo rằng nên hạn chế lượng ăn.

Mẹ bầu cũng có thể chia phần ăn thành 4 phần: 1 phần tinh bột, 1 phần đạm, 2 phần rau xanh. Theo đó, lượng tinh bột mỗi phần sẽ dao động từ ½ đến ⅔ chén cơm bình thường.

Cắt giảm chất béo bão hòa

Mẹ bầu nên dùng thực phẩm chứa chất béo không bão hòa như dầu hướng dương, dầu oliu để nấu ăn cũng như trộn salad. Khi chế biến món ăn thì nên ưu tiên hấp, luộc, nướng thay vì xào, chiên bằng dầu ăn đơn thuần. 

Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể ăn nhẹ một số loại hạt giàu chất béo không bão hòa. Hạn chế ăn chất béo từ động vật, thay vào đó có thể ăn cá hồi vì rất tốt cho thai nhi. 

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và kiêng gì

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và kiêng gì

Cách phòng tránh tiểu đường thai kỳ cho mẹ bầu

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì để phòng tránh bệnh tốt nhất? Các bác sĩ khuyên rằng, khẩu phần ăn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ được xây dựng theo nguyên tắc “1 phần 4”. Chia dinh dưỡng thành 4 phần: 1 phần tinh bột, 1 phần đạm, 2 phần rau – chất xơ. Tương ứng với đó, lượng tinh bột sẽ dao động từ ½ bát đến ⅔ bát cơm.

  • Nên ăn sáng đầy đủ, lựa chọn thức ăn có chỉ số GI thấp (cháo, bánh mỳ nguyên cám, sữa tươi không đường hay bánh mì đen ốp trứng).
  • Khẩu phần ăn vẫn phải có carbohydrate nhưng nên lựa chọn những loại thực phẩm có GI thấp và không quá nhiều đường. 
  • Chế độ ăn nhiều rau củ (ít tinh bột, không đường) mỗi ngày để cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất cùng chất xơ tốt cho cả mẹ và bé. 
  • Cắt giảm lượng muối cho phù hợp. Nếu ăn quá nhiều muối sẽ dẫn đến huyết áp cao, tăng nguy cơ biến chứng tiểu đường. 
  • Nên kiêng cả đồ uống chứa nhiều đường, chỉ nên uống nhiều nước và đồ uống không chứa đường. 

Trên đây là bật mí những thông tin cho mẹ bầu về “Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì” và những thực phẩm nên kiêng. Khẩu phần ăn rất quan trọng quyết định đến chỉ số đường huyết và nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ. Do đó, mẹ bầu nên xây dựng chế độ ăn lành mạnh, hạn chế thực phẩm chứa nhiều tinh bột, nhiều đường hay chất béo bão hòa để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh. 

Cách phòng tránh tiểu đường thai kỳ cho mẹ bầu

Cách phòng tránh tiểu đường thai kỳ cho mẹ bầu

Tìm kiếm có liên quan tiểu đường thai kỳ nên ăn gì

  • Chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn
  • Biểu hiện tiểu đường thai kỳ
  • Bị tiểu đường thai kỳ có nên uống sữa tươi không đường không
  • Tiểu đường thai kỳ nên ăn trái cây gì
  • Tiểu đường thai kỳ có hết không
  • Tiểu đường thai kỳ ăn sữa chua được không
  • Độ ăn vặt cho bà bầu bị tiểu đường
  • Cách phòng tránh tiểu đường thai kỳ

 

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.

Bài viết liên quan

Trĩ độ mấy thì phải cắt và điều trị phương pháp nào hiệu quả nhất?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Trĩ độ mấy thì phải cắt và điều trị phương pháp nào hiệu quả nhất?
Cắt trĩ bao lâu thì hết dịch và sinh hoạt trở lại bình thường?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Cắt trĩ bao lâu thì hết dịch và sinh hoạt trở lại bình thường?
Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn: 95% bệnh trĩ
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn: 95% bệnh trĩ
[Giải đáp thắc mắc] Liệu bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
[Giải đáp thắc mắc] Liệu bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không?
Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng là hiện tượng gì? Cảnh báo nguy hiểm
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng là hiện tượng gì? Cảnh báo nguy hiểm
Bệnh trĩ sau sinh là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bệnh trĩ sau sinh là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa
Cắt trĩ bằng phương pháp nào tốt nhất? Bật mí địa chỉ cắt trĩ uy tín
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Cắt trĩ bằng phương pháp nào tốt nhất? Bật mí địa chỉ cắt trĩ uy tín
Nguyên nhân hậu môn bị lồi thịt và địa chỉ khám hậu môn uy tín
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Nguyên nhân hậu môn bị lồi thịt và địa chỉ khám hậu môn uy tín
Bị sưng cục ở gần hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bị sưng cục ở gần hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Mổ trĩ bao lâu thì lành? Phương pháp chữa trĩ hiệu quả, nhanh phục hồi
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Mổ trĩ bao lâu thì lành? Phương pháp chữa trĩ hiệu quả, nhanh phục hồi
Bỏ túi những cách chữa táo bón ngay lập tức đơn giản
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bỏ túi những cách chữa táo bón ngay lập tức đơn giản
[Chia sẻ thông tin] Mách bạn những kinh nghiệm đi cắt trĩ cần biết!
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
[Chia sẻ thông tin] Mách bạn những kinh nghiệm đi cắt trĩ cần biết!