Một chế độ ăn uống phù hợp giúp người bệnh có thể kiểm soát bệnh hiệu quả. Vậy thực đơn cho người tiểu đường như thế nào? Dưới đây là những thực phẩm mà người bị tiểu đường nên ăn và nên kiêng để kiểm soát bệnh tiểu đường một cách hiệu quả. Hãy cùng tham khảo để có một chế độ ăn uống khoa học khi bị tiểu đường.
Danh mục bài viết
Nguyên tắc ăn uống đối với bệnh nhân tiểu đường
Trước khi giải đáp thực đơn cho người tiểu đường, mọi người cần nắm rõ nguyên tắc ăn uống đối với bệnh nhân tiểu đường.
Tiểu đường là một bệnh lý rối loạn insulin làm tăng nồng độ đường (glucose) trong máu. Nguyên nhân gây ra bệnh lý này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày cũng là một yếu tố gây bệnh.
Vì thế, để cải thiện và kiểm soát bệnh tiểu đường thì người bệnh cần duy trì một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh và đầy đủ chất dinh dưỡng. Người mắc bệnh tiểu đường cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống để kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể.
Bên cạnh đó, cần nắm rõ nguyên tắc sau đây để tránh việc tăng đường huyết đó là:
- Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, tránh trường hợp tăng đột ngột đường huyết.
- Ăn uống điều độ đúng giờ, và tránh tình trạng ăn quá no hoặc để bụng quá đói.
- Không nên tùy tiện thay đổi chế độ ăn hàng ngày mà hãy tư vấn bác sĩ điều trị để có chế độ ăn phù hợp.
Thực đơn dành cho người bị tiểu đường
Dưới đây là thực đơn cho người tiểu đường mà bạn có thể tham khảo và bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày, đó là:
1. Ăn các loại rau củ, quả có nhiều chất xơ
Các loại rau xanh và hoa quả luôn chứa nhiều chất xơ, các vitamin và khoáng chất tự nhiên. Đồng thời, các loại thực phẩm này còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể người bị tiểu đường.
Các loại rau củ mà người tiểu đường nên ăn như: củ cải, bông cải xanh, cải xoăn, cải bó xôi,…. là những loại rau tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường. Các loại rau này chứa cacbonhydrat và có lượng calo thấp, chất chống oxy hóa cao giúp kiểm soát bệnh tiểu đường.
Các loại hoa quả có hàm lượng đường ít như: bưởi, cam, táo, .. Đây là những loại hoa quả có chứa nhiều vitamin tốt cho người tiểu đường. Bên cạnh đó, còn cung cấp cho cơ thể các chất xơ và khoáng chất hữu ích giúp kiểm soát đường trong máu.
2. Thực phẩm có chứa tinh bột lành mạnh
Người mắc bệnh tiểu đường thì cần phải giảm tối đa các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột và đường. Thay vào đó, người bệnh nên sử dụng các thực phẩm có chứa tinh bột lành mạnh để thay thế như: ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, khoai lang,….
3. Hạn chế chất đạm
Bệnh nhân bị tiểu đường không nên ăn nhiều các thực phẩm giàu chất đạm như thịt đỏ, nội tạng động vật, hay lòng đỏ trứng gà. Thay vào đó, nên bổ sung đạm từ các loại thực vật như: các loại đậu, đậu hũ, ăn cá,…
4. Các chất béo có lợi
Thực đơn cho người tiểu đường thì không thể thiếu nguồn chất béo có lợi. Nguồn chất béo có lợi có trong các loại thực phẩm bên trong quả bơ, quả hồ đào, quả óc chó, dầu đậu phộng, dầu oliu nguyên chất,… sẽ giúp giảm nồng độ cholesterol. Từ đó giúp kiểm soát và làm giảm lượng đường trong máu, khiến cho bệnh tiểu đường không bị tiến triển nặng hơn.
5. Nên ăn cá
Cá là một trong các loại thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn dành cho bệnh nhân bị tiểu đường.
Cá là nguồn thực phẩm giúp cung cấp nhiều chất đạm và chất béo có lợi tốt cho cơ thể. Các loại cá biển như: cá hồi, cá ngừ, cá thu,… chứa omega – 3, vừa tốt cho cơ thể vừa tốt cho người bị tiểu đường lại có lợi cho tim mạch.
Tuy nhiên, mọi người, đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường thì chỉ nên ăn cá dưới hình thức nấu, hấp, luộc, hạn chế hoặc không nên ăn dưới dạng chiên rán nhiều dầu mỡ.
6. Uống trà thảo mộc và những đồ uống khác
Việc tuân thủ một chế độ ăn uống nghiêm ngặt khiến cho bữa ăn của bệnh nhân bị tiểu đường trở nên nhàm chán. Bởi họ phải tuân thủ chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt để có thể duy trì lượng đường huyết trong cơ thể, khiến cho nó không tăng lên.
Vì thức ăn quá chán nên bạn có thể thêm các loại gia vị thảo mộc trong khi chế biến. Một vài loại thảo mộc mà bệnh nhân bị tiểu đường có thể sử dụng như: quế, chanh, tỏi, nghệ, rau thơm,… sẽ giúp cho bữa ăn thêm phần ngon miệng.
Bên cạnh đó, người bị tiểu đường có thể sử dụng một số đồ uống như: trà thảo mộc, nước suối hoặc nước ép hoa quả,…
7. Người bị tiểu đường nên ăn tỏi
Tỏi cũng được xem là một loại thực phẩm tốt nên bổ sung vào thực đơn cho người tiểu đường. Một số nghiên cứu cho thấy tỏi có chứa chất kháng viêm, sát khuẩn có thể giảm viêm nhiễm. Đồng thời tỏi còn giúp giảm đường huyết cũng như cholesterol xấu ở người bị tiểu đường.
8. Người bị tiểu đường nên ăn bí
Bí cũng là một trong các loại thực phẩm mà bệnh nhân bị tiểu đường nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày để kiểm soát bệnh tiểu đường được các chuyên gia khuyến khích sử dụng.
Bí có chứa các chất chống oxy hóa có lợi giúp giảm béo phì và giảm nồng độ insulin. Những người bị bệnh tiểu đường khi dùng bí sẽ giảm đáng kể lượng đường trong máu.
9. Ăn dâu tây
Dâu tây có chứa nhiều chất chống oxy hóa anthocyanin có khả năng giảm lượng cholesterol sau mỗi bữa ăn. Đồng thời, dâu tây cũng có khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim ở người bị bệnh tiểu đường.
Bên cạnh đó, dâu tây có chứa lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày và cả những chất chống viêm có lợi cho tim mạch.
Thực phẩm tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường đóng một vai trò tích cực trong việc kiểm soát bệnh, đồng thời ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường. Nếu biết cách kết hợp các loại thực phẩm trên trong khẩu phần ăn mỗi ngày, người bệnh có thể sống khỏe mạnh và không còn phải chịu đựng các triệu chứng của bệnh gây ra.
Người bị tiểu đường nên kiêng ăn gì?
Bên cạnh những thực phẩm nên bổ sung vào thực đơn cho người tiểu đường thì người bệnh cũng cần hạn chế hoặc tuyệt đối không nên dùng một số thực phẩm sau đây:
- Kiêng ăn những loại thực phẩm nhiều đường, quá ngọt như các loại bánh kẹo, bánh ngọt,… Bởi những thực phẩm này sẽ giúp làm tăng lượng đường trong máu, khiến cho bệnh ngày càng nặng thêm.
- Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều tinh bột như: gạo tẻ, gạo nếp, bún, miến,… sẽ khiến cho tình trạng tiểu đường tiến triển nặng hơn.
- Không sử dụng những loại thực phẩm nhiều chất béo bão hòa, các thực phẩm chiên rán, đồ đóng hộp, đồ ăn sẵn,… Vì những loại thực phẩm này sẽ làm tăng cholesterol và đường huyết.
- Tránh sử dụng các loại trái cây sấy, sữa có đường vì những thực phẩm này cũng khiến bệnh càng nặng thêm.
- Đặc biệt, cần tuyệt đối không được uống rượu, bia, đồ uống có cồn và chất kích thích, thuốc lá. Bởi nó không chỉ gây tác động xấu tới tình trạng bệnh mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác.
Lưu ý: Chế độ ăn uống chỉ đóng vai trò kiểm soát bệnh, kiềm chế sự phát triển của bệnh chứ không có tác dụng điều trị bệnh. Do đó, nếu bị tiểu đường thì người bệnh cần thăm khám và điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.
Với những thông tin về thực đơn cho người tiểu đường được cung cấp ở trên hy vọng đã giúp mọi người biết được người bị tiểu đường nên ăn gì và kiêng ăn gì? Từ đó, tuân thủ chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh để giúp kiểm soát bệnh và có một sức khỏe ổn định nhất.
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.