Thụ tinh trong ống nghiệm là gì và những thông tin cần biết!

Thụ tinh trong ống nghiệm là một biện pháp hỗ trợ sinh sản được áp dụng tại Việt Nam từ năm 1997. Phương pháp này đã mang đến niềm hạnh phúc cho hàng triệu cặp vợ chồng vô sinh – hiếm muộn. Vậy thụ tinh trong ống nghiệm là gì và quy trình thực hiện như thế nào?

Tất cả những  thông tin về phương pháp hỗ trợ sinh sản này sẽ được chúng tôi chia sẻ trong bài viết dưới đây, hãy cùng tham khảo và tìm hiểu.

Thụ tinh trong ống nghiệm là gì?

Thụ tinh trong ống nghiệm (hay còn viết tắt là IVF) là một biện pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại hiện nay được áp dụng cho các cặp vợ chồng bị hiếm muộn, vô sinh. 

Thụ tinh trong ống nghiệm

Thụ tinh trong ống nghiệm

Đây là kỹ thuật kết hợp tinh trùng của nam giới với trứng của nữ giới ở ngoài cơ thể, mà cụ thể là ở trong ống nghiệm để tạo thành phôi thai. Sau khi phôi thai được tạo thành trong ống nghiệm sẽ được chuyển lại vào buồng tử cung của người phụ nữ và phát triển tại buồng tử cung.

Hiện nay có 3 phương pháp thụ tinh IVF được áp dụng phổ biến tại các cơ sở y tế chuyên khoa, bao gồm: 

  • Thụ tinh IVF cổ điển: Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ cho trứng trộn với hàng ngàn tinh trùng trong một chiếc đĩa chuyên dụng ở tủ cấy (mô phỏng môi trường tự nhiên). Khi trứng và tinh trùng kết hợp được với nhau và hình thành phôi thai thì sẽ được đưa vào buồng tử cung của người phụ nữ.
  • Thụ tinh IVF với chu kỳ tự nhiên: Các bác sĩ sẽ thu thập một trứng trong quá trình rụng trứng tự nhiên. Sau đó, tiến hành thụ tinh mà không sử dụng các biện pháp kích thích rụng trứng.
  • Thụ tinh IVF với kích thích nhẹ: Bác sĩ sẽ sử dụng thuốc kích thích rụng trứng. Sau đó trộn trứng với tinh trùng để tạo phôi thai và đưa vào buồng tử cung của người phụ nữ.

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) được áp dụng trong trường hợp nào?

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản mang lại hiệu quả thành công cao được áp dụng cho những trường hợp:

  • Người phụ nữ bị tắc hoặc tổn thương ở vòi trứng, không có ống dẫn trứng hoặc mắc bệnh lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, đã thắt ống dẫn trứng, rối loạn rụng trứng, suy giảm chức năng buồng trứng,…
  • Nam giới bị tinh trùng yếu, tinh trùng ít, xuất tinh ngược hoặc không xuất tinh, không có tinh trùng trong tinh dịch.
  • Các cặp vợ chồng bị vô sinh, hiếm muộn không rõ nguyên nhân.

Quy trình tiến hành IVF an toàn, hiệu quả

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, một quy trình thụ tinh trong ống nghiệm IVF sẽ được tiến hành theo đúng các bước sau:

Chuẩn bị trước khi tiến hành IVF

Cả 2 vợ chồng bệnh nhân sẽ được thực hiện khám sức khỏe sinh sản tổng thể, làm một số kiểm tra, xét nghiệm cần thiết. Nhằm đánh giá khả năng sinh sản, có đủ điều kiện để làm IVF hay không nhằm hỗ quá trình thụ tinh trong ống nghiệm hiệu quả hơn.

Nếu người vợ có đủ điều kiện để thụ tinh trong ống nghiệm thì các bác sĩ sẽ hẹn quay lại cơ sở y tế vào ngày thứ 2 của chu kỳ kinh nguyệt. Đây chính là thời điểm để tiêm thuốc nội tiết tố kích trứng giúp trứng phát triển tốt nhất. 

Quy trình tiến hành thụ tinh IVF

Quy trình tiến hành thụ tinh IVF tiến hành theo các bước sau:

Quy trình tiến hành thụ tinh IVF

Quy trình tiến hành thụ tinh IVF

Bước 1: Làm các xét nghiệm 

Làm xét nghiệm nội tiết tố đối với người vợ nhằm định lượng nồng độ hormon sinh dục (estrogen, progesterone,…) và hormon hướng sinh dục (LH, FSH).

Xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục và lấy dịch âm đạo để xét nghiệm viêm nhiễm phụ khoa,…

Siêu âm phụ khoa để phát hiện u xơ tử cung, u nang buồng trứng, buồng trứng đa nang, bất thường bẩm sinh của đường sinh dục nữ… nếu có. Đồng thời tiến hành đếm nang trứng trên hai buồng trứng.

Làm xét nghiệm tinh dịch đồ đối với người chồng nhằm kiểm tra và đánh giá chất lượng và số lượng tinh trùng. Trường hợp người chồng không có tinh trùng, phải tiến hành làm thêm các xét nghiệm hormon sinh dục, siêu âm tinh hoàn,…

Ngoài ra, người chồng cũng lấy máu làm xét nghiệm các bệnh lây qua đường tình dục, xét nghiệm dịch niệu đạo phát hiện viêm nhiễm.

Bước 2: Kích trứng: 

Người vợ sẽ được tiêm thuốc kích thích rụng trứng và kiểm tra sự phát triển của nang trứng. Khi nang trứng trưởng thành sẽ tiêm thuốc gây rụng trứng trước khi chọc hút trứng.

Bước 3: Chọc hút trứng: 

Các bác sĩ sẽ gây mê cho người vợ và tiến hành chọc hút trứng ra ngoài sau khi tiêm mũi kích rụng trứng từ 36-40 giờ. Cùng lúc này thì người chồng cũng sẽ được lấy mẫu tinh trùng khỏe mạnh để chuẩn bị cấy phôi thai.

Bước 4: Tạo phôi: 

Tinh trùng và trứng sẽ được chuyển đến phòng thí nghiệm để tiến hành thụ tinh và tạo thành phôi thai (được nuôi cấy trong ống nghiệm từ 2 – 5 ngày). Trong thời gian này, người vợ sẽ được sử dụng thuốc đặt âm đạo hoặc thuốc uống để chuẩn bị cho quá trình chuyển phôi.

Bước 5: Chuyển phôi: 

Nếu niêm mạc tử cung đã đạt độ dày nhất định và đảm bảo chất lượng, thuận lợi cho phôi thai làm tổ và phát triển. Thì bác sĩ sẽ tiến hành chuyển phôi thai vào buồng tử cung của người vợ (số lượng chuyển phôi phụ thuộc vào nhu cầu và sức khỏe của các cặp vợ chồng). 

Bước 6: Thử thai: 

Hai tuần sau khi chuyển phôi thai, người vợ cần quay lại cơ sở y tế để kiểm tra, xác định mang thai, làm xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ beta-HCG. 

Bước 7: Theo dõi thai

Sau khi phôi thai được đưa vào buồng tử cung, mẹ bầu cần phải siêu âm và khám thai định kỳ. Nhằm theo dõi, kiểm tra tình trạng phát triển của thai nhi cho tới ngày sinh đẻ.

Nếu nồng độ beta-HCG tăng từ 1,5 lần trở lên có nghĩa là thai đang phát triển. Người mẹ cần tiếp tục sử dụng thuốc dưỡng thai và siêu âm thai định kỳ. Nếu sau 2 ngày, nồng độ beta-HCG không tăng hoặc giảm thì cần theo dõi thêm vì có thể là dấu hiệu bị sảy thai.

Tác dụng phụ khi thụ tinh trong ống nghiệm

Về mặt tác dụng phụ sau khi thụ tinh trong ống nghiệm thì hầu như chỉ ảnh hưởng đến người phụ nữ sau khi phôi được cấy vào tử cung. 

Những triệu chứng có thể gặp phải là đau bụng nhẹ, chướng bụng, có chảy một ít máu ở âm đạo. Nếu chị em bị xuất huyết âm đạo, đau vùng chậu, tiểu ra máu hoặc bị sốt cao sau cấy phôi thì hãy đi khám bác sĩ ngay.

Đa thai

Đa thai

Việc thụ tinh trong ống nghiệm đôi khi là nguyên nhân khiến người phụ nữ gặp phải những khó khăn như:

  • Mang đa thai: Khi chuyển phôi vào buồng tử cung có thể sẽ có nhiều phôi được chuyển nhằm tăng cơ hội mang thai. Do đó có khả năng chị em sẽ mang đa thai. 
  • Hội chứng quá kích buồng trứng: Việc sử dụng các loại thuốc để kích rụng trứng có thể gây hội chứng quá kích buồng trứng, khiến buồng trứng bị đau và sưng.
  • Sảy thai: Tỷ lệ sẩy thai sau khi làm IVF cũng tương đối cao và phụ thuộc vào sức khỏe, độ tuổi của người phụ nữ.
  • Biến chứng thủ thuật chọc hút trứng: Sử dụng kim hút để chọc hút trứng có thể có thể gây chảy máu, nhiễm trùng hoặc tổn thương ruột, bàng quang. Ngoài ra, việc gây mê khi chọc hút trứng cũng có thể gây nguy cơ xấu cho sức khỏe.
  • Có thai ngoài tử cung: Có một số trường hợp làm IVF vẫn có thể bị mang thai ngoài tử cung.
  • Stress: Không chỉ tốn kém về thời gian và tiền bạc, việc tiến hành IVF có thể khiến vợ chồng mệt mỏi, bị stress.

Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm chỉ hiệu quả, an toàn khi được thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín. 

Do vậy, nếu có nguy cơ cao bị vô sinh, hiếm muộn và có nhu cầu sử dụng biện pháp hỗ trợ sinh sản. Thì các cặp vợ chồng nên lựa chọn những cơ sở y tế chuyên khoa sâu về vô sinh – hiếm muộn để thăm khám và thực hiện càng sớm càng tốt.

Nếu còn thắc về gì về vấn đề thụ tinh trong ống nghiệm hay các vấn đề sức khỏe sinh sản khác cần được giải đáp, thì mọi người hãy để lại câu hỏi TẠI ĐÂY hoặc gọi điện thoại đến số: 0243.9656.999 để được tư vấn và giải đáp cụ thể, chi tiết hơn.

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.

Bài viết liên quan

Trĩ độ mấy thì phải cắt và điều trị phương pháp nào hiệu quả nhất?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Trĩ độ mấy thì phải cắt và điều trị phương pháp nào hiệu quả nhất?
Cắt trĩ bao lâu thì hết dịch và sinh hoạt trở lại bình thường?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Cắt trĩ bao lâu thì hết dịch và sinh hoạt trở lại bình thường?
Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn: 95% bệnh trĩ
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn: 95% bệnh trĩ
[Giải đáp thắc mắc] Liệu bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
[Giải đáp thắc mắc] Liệu bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không?
Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng là hiện tượng gì? Cảnh báo nguy hiểm
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng là hiện tượng gì? Cảnh báo nguy hiểm
Bệnh trĩ sau sinh là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bệnh trĩ sau sinh là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa
Cắt trĩ bằng phương pháp nào tốt nhất? Bật mí địa chỉ cắt trĩ uy tín
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Cắt trĩ bằng phương pháp nào tốt nhất? Bật mí địa chỉ cắt trĩ uy tín
Nguyên nhân hậu môn bị lồi thịt và địa chỉ khám hậu môn uy tín
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Nguyên nhân hậu môn bị lồi thịt và địa chỉ khám hậu môn uy tín
Bị sưng cục ở gần hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bị sưng cục ở gần hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Mổ trĩ bao lâu thì lành? Phương pháp chữa trĩ hiệu quả, nhanh phục hồi
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Mổ trĩ bao lâu thì lành? Phương pháp chữa trĩ hiệu quả, nhanh phục hồi
Bỏ túi những cách chữa táo bón ngay lập tức đơn giản
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bỏ túi những cách chữa táo bón ngay lập tức đơn giản
[Chia sẻ thông tin] Mách bạn những kinh nghiệm đi cắt trĩ cần biết!
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
[Chia sẻ thông tin] Mách bạn những kinh nghiệm đi cắt trĩ cần biết!