Tam thất có tác dụng gì và những công dụng không nên bỏ qua

Tam thất là một dược liệu có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên cụ thể tam thất có tác dụng gì? thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là một số tác dụng của tam thất mà mọi người có thể tham khảo. Từ đó lựa chọn sử dụng tam thất phù hợp và đúng cách để đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.

Tam thất là gì?

Trước khi giải đáp tam thất có tác dụng gì, mọi người nên biết tam thất là 1 loại thảo dược thuộc họ ngũ gia bì và sống lâu năm. Đặc tính của tam thất là cây thảo ưa những nơi có bóng râm và ẩm mát. Cây thường mọc ở những vùng núi cao và ở Việt Nam thì cây xuất hiện nhiều ở các tỉnh như: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Lạng Sơn, Lai Châu….

tam-that-la-gi

tam-that-la-gi

Hầu hết tất cả các bộ phận của tam thất đều dùng được như hoa, nụ và rễ, trong đó rễ là bộ phận được dùng nhiều nhất để làm thuốc. Rễ cây tam thất thường được mang về rửa sạch, phơi khô và sau đó phân ra các loại như rễ củ, rễ nhánh, và thân rễ.

Theo Đông y, tam thất có vị ngọt, hơi đắng, có tính ấm, có tác dụng trong việc cầm máu, giảm đau và giảm sưng tấy, giảm triệu chứng hoa mắt chóng mặt sau khi sinh,…

Còn theo y học hiện đại, trong rễ cây tam thất có chứa nhiều các nhóm thành phần hóa học như: saponin, ginsenoside (Rb1, Rb2, Rb3 Rc, Rd, Re, Rg1, Rg2-Rh1) và glucoginsenosid.

Ngoài ra, trong rễ cây tam thất còn có tinh dầu (trong đó có α-guaien, β-guaien và octadecan), flavonoid, phytosterol (β-sitosterol, daucosterol, stigmasterol,), polysaccharide và muối vô cơ, axit amin và sắt, can xi, saponin,…

Vậy tam thất có tác dụng gì – 9 công dụng tuyệt vời bạn nên biết

Với những đặc tính và những thành phần hóa học trên, tam thất mang đến rất nhiều công dụng cho sức khỏe của con người. Dưới đây là một số công dụng tuyệt vời tốt cho sức khỏe của tam thất mà bạn có thể tìm hiểu và tham khảo, đó là:

  • Tác dụng cầm máu và bổ máu

Nếu hỏi tam thất có tác dụng gì thì có lẽ tác dụng đầu tiên phải kể đến đó là tam thất có tác dụng bổ máu và cầm máu vô cùng tốt. Đây được xem là vị thuốc bổ máu hàng đầu trong tất cả các dược liệu. 

Ngoài ra, nhờ tác dụng cầm máu, tiêu máu và tiêu sưng nên tam thất được dùng nhiều trong các trường hợp chảy máu do chấn thương (kể cả chấn thương nội tạng), tiêu máu ứ (do phẫu thuật, hoặc do va đập gây bầm tím phần mềm),…

Bảo vệ tim mạch và mạch não

Bảo vệ tim mạch và mạch não

  • Bảo vệ tim mạch và mạch não

Trong tam thất có chứa chất ginsenoside có tác dụng làm giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, và tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu oxy. Ngoài ra, chất này cũng ức chế khả năng thẩm thấu của mao mạch, từ đó hạn chế được các tổn thương ở vỏ não do thiếu máu gây ra.

  • Kích thích thần kinh trung ương, chống trầm cảm, hồi phục hệ thần kinh và tăng cường trí nhớ

Hoạt chất Saponin trong tam thất là một chất cực kỳ tốt, nó có tác dụng kích thích thần kinh trung ương, phục hồi hệ thần kinh và tăng cường trí nhớ. Ngoài ra, nó còn giúp chống trầm cảm, giải tỏa stress cho người dùng khá tốt. 

Không những thế, nó còn có tác dụng phòng ngừa và chống tai biến mạch máu não, giúp làm tan các cục máu đông và giúp lưu thông máu tốt hơn.

  • Chống lão hóa

Chống lão hóa là một trong các tác dụng của tam thất nếu mà bạn chưa biết tam thất có tác dụng gì?

Trong rễ tam thất có chứa thành phần hoạt tính saponin và flavonoid có tác dụng cải thiện khả năng vận hành của các cơ quan trong cơ thể, chống lại các gốc tự do, và chống oxy hóa. Đồng thời có thể đóng vai trò trong việc hạn chế và làm chậm quá trình lão hóa.

  • Phòng ngừa và điều trị ung thư

Hai hoạt chất Saponin và Flavonoid có trong tam thất đã được chứng minh có thể giúp ngăn chặn sự lão hóa, và ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, các khối u bướu, đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng và tăng cường sức khỏe,…Từ đó giúp người bệnh kéo dài sự sống lâu hơn, tăng tuổi thọ.

  • Điều hòa kinh nguyệt

Thành phần hoạt tính trong tam thất có tác dụng giống như hormone giúp điều hòa và cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Từ đó, giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt ổn định cho chị em phụ nữ.

  • Điều tiết đường huyết

Tam thất có tác dụng gì thì nó có tác dụng điều tiết đường huyết rất tốt. Bởi vì, trong củ tam thất có chất Saponin Rg1 và khi kết hợp với insulin thì nó được chỉ ra là có tác dụng hiệu quả trong việc giảm đường huyết. Từ đó giúp điều hòa và điều tiết lượng đường trong máu, phòng tránh bệnh tiểu đường.

Điều tiết đường huyết

Điều tiết đường huyết

  • Giải độc, thanh nhiệt cơ thể

Tam thất có tính bình, không gây nóng, vì thế rất phù hợp để giúp thanh nhiệt, giải độc,… Tuy nhiên, mọi người chỉ nên uống vừa phải, không sử dụng quá nhiều vì khi uống sẽ thúc đẩy cơ thể thải độc nhanh nên có thể gây mọc mụn.

Ngoài ra, những người có thân nhiệt quá nóng hoặc quá lạnh cũng không nên sử dụng tam thất nhiều vì dễ bị mẩn ngứa, dị ứng, và mọc mụn,…

  • Dưỡng nhan, chăm sóc da

Thật là thiếu sót khi nhắc đến những tác dụng của tam thất mà không nhắc đến công dụng của nó đối với sắc đẹp của chị em phụ nữ.

Trong tam thất có chứa panax, notoginseng, saponin đều là những dưỡng chất tốt có chức năng hoạt huyết, lưu thông máu, làm trắng da và loại bỏ tàn nhang,… Chính vì vậy, bột tam thất rất thích hợp cho việc làm đẹp, dưỡng nhan và chăm sóc cơ thể của chị em phụ nữ. 

Với thành phần hoàn toàn tự nhiên, chị em có thể sử dụng tam thất như một phương pháp làm đẹp tự nhiên, và an toàn. Tam thất còn có chất chống oxy hóa giúp chống lão hóa và loại bỏ các gốc tự do, giúp tăng cường miễn dịch,…

Một số lưu ý khi sử dụng tam thất

Một số lưu ý khi sử dụng tam thất

Một số lưu ý khi sử dụng tam thất

Như vậy tam thất có tác dụng gì đã có câu trả lời. Để tam thất phát huy tốt nhất các tác dụng khi sử dụng, hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn, thì người dùng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Những người có thân nhiệt cao hơn bình thường nếu sử dụng tam thất trong thời gian dài có thể gây mẫn cảm, dị ứng, mọc mụn, ngứa ngáy,… Vì thế, những người này cần hạn chế sử dụng tam thất.
  • Trẻ em cần thận trọng khi uống tam thất bởi thành phần của tam thất có thể gây tương tác với một số thuốc. Vì thế, trước khi sử dụng tam thất cho mọi lứa tuổi thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và người có chuyên môn.
  • Việc sử dụng tam thất không đúng mục đích và liều lượng có thể sẽ gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế, không được tùy ý sử dụng và lạm dụng nó để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
  • Tuyệt đối không được sử dụng tam thất để điều trị bệnh khi cơ thể đang bị lạnh. Bởi bản chất của tam thất là có tính lạnh, nên nó sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Chị em bị rong kinh cũng không nên sử dụng tam thất vì nó có thể khiến cho kinh nguyệt chảy nhiều hơn.
  • Không sử dụng tam thất cùng với các loại trà, đặc biệt là những loại trà có hương mạnh sẽ làm giảm tác dụng của tam thất. Các chuyên gia khuyến khích mọi người chỉ nên sử dụng riêng 1 mình tam thất để nó phát huy tối đa tác dụng của mình.
  • Mỗi ngày sử dụng không quá 9g tam thất.
  • Tam thất có nguy cơ gây ảnh hưởng đến thai nhi, vì thế các mẹ bầu không nên sử dụng tam thất trong quá trình mang thai.
  • Mỗi loại tam thất đều sẽ có những đặc tính riêng trong chữa bệnh. Đối với tam thất nguyên thì có tác dụng tốt trong việc phân tán máu ứ. Trong khi đó thì tam thất nấu chín lại có tác dụng cải thiện chất lượng máu vượt trội hơn. Vì thế, tùy vào mục đích sử dụng mà lựa chọn cách dùng tam thất phù hợp.

Hi vọng với những thông tin, chia sẻ trong bài viết này đã giúp mọi người biết được tam thất có tác dụng gì? Từ đó sử dụng tam thất đúng cách để đạt được hiệu quả tốt trong việc chăm sóc sức khỏe.

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.

Bài viết liên quan

Trĩ độ mấy thì phải cắt và điều trị phương pháp nào hiệu quả nhất?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Trĩ độ mấy thì phải cắt và điều trị phương pháp nào hiệu quả nhất?
Cắt trĩ bao lâu thì hết dịch và sinh hoạt trở lại bình thường?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Cắt trĩ bao lâu thì hết dịch và sinh hoạt trở lại bình thường?
Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn: 95% bệnh trĩ
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn: 95% bệnh trĩ
[Giải đáp thắc mắc] Liệu bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
[Giải đáp thắc mắc] Liệu bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không?
Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng là hiện tượng gì? Cảnh báo nguy hiểm
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng là hiện tượng gì? Cảnh báo nguy hiểm
Bệnh trĩ sau sinh là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bệnh trĩ sau sinh là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa
Cắt trĩ bằng phương pháp nào tốt nhất? Bật mí địa chỉ cắt trĩ uy tín
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Cắt trĩ bằng phương pháp nào tốt nhất? Bật mí địa chỉ cắt trĩ uy tín
Nguyên nhân hậu môn bị lồi thịt và địa chỉ khám hậu môn uy tín
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Nguyên nhân hậu môn bị lồi thịt và địa chỉ khám hậu môn uy tín
Bị sưng cục ở gần hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bị sưng cục ở gần hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Mổ trĩ bao lâu thì lành? Phương pháp chữa trĩ hiệu quả, nhanh phục hồi
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Mổ trĩ bao lâu thì lành? Phương pháp chữa trĩ hiệu quả, nhanh phục hồi
Bỏ túi những cách chữa táo bón ngay lập tức đơn giản
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bỏ túi những cách chữa táo bón ngay lập tức đơn giản
[Chia sẻ thông tin] Mách bạn những kinh nghiệm đi cắt trĩ cần biết!
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
[Chia sẻ thông tin] Mách bạn những kinh nghiệm đi cắt trĩ cần biết!