Tác hại của đậu đen khiến bạn phải giật mình

Rất nhiều người không biết đến tác hại của đậu đen, đặc biệt là đậu đen xanh lòng (đậu đen sống chưa qua nấu hoặc rang chín). Vì thế đã sử dụng, lạm dụng nó một cách “vô tội vạ” khiến cho đậu đen vừa phản tác dụng lại gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe. Dưới đây là một số tác hại của loại đậu này mà bạn cần phải nắm rõ để sử dụng nó đúng cách và hợp lý.

Giá trị dinh dưỡng của đậu đen

Trước khi giải đáp tác hại của đậu đen, mọi người cũng nên biết giá trị dinh dưỡng của loại đậu này. Đậu đen có chứa hàm lượng protein và chất xơ cao. Bên cạnh đó còn chứa một số vitamin và khoáng chất quan trọng khác mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Giá trị dinh dưỡng của đậu đen

Giá trị dinh dưỡng của đậu đen

Theo nghiên cứu thì một bát đậu đen nấu chín cung cấp 15g protein, 227 calo, 15g chất xơ, không có chất béo, 40% đồng, 64% folate, 38% mangan, 30 % magiê, 35% vitamin B1, 20% sắt và 24% phốt pho. Vì vậy, đậu đen được xem như một “siêu thực phẩm” đối với sức khỏe nếu được sử dụng hợp lý và đúng cách.

Tuy mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng nếu bạn không biết cách sử dụng đỗ đen đúng cách hoặc sử dụng đậu đen xanh lòng sẽ gây ra nhiều tác hại không lường cho sức khỏe.

Tác hại của đậu đen khiến bạn giật mình nếu sử dụng sai cách

Đậu đen là một loại thực phẩm tuyệt vời giúp thanh nhiệt, giải độc và thậm chí còn giúp chăm sóc, bảo vệ cơ thể trước bệnh tật. Tuy nhiên, ít ai biết rằng nếu sử dụng đậu đen không đúng cách, đặc biệt là sử dụng đậu đen xanh lòng sẽ khiến bạn đối mặt với một số tác hại của đậu đen như:

Không tốt cho người thuộc nhóm hàn

Trong Đông y, đậu đen có tính hơi hàn và có vị ngọt, quy kinh thận, có tác dụng giải độc, trừ thấp, bổ thận, bổ huyết và bồi bổ cơ thể. Vì thế, nếu uống nước đỗ đen hoặc ăn chè đỗ đen vào những ngày hè nóng nực sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu, sảng khoái và hạ hỏa.

Tuy nhiên, những người thuộc nhóm hàn như: tay chân lạnh, bị tiêu chảy hoặc đi ngoài phân lỏng… thì cần phải hết sức cẩn trọng khi sử dụng. Tính mát của đậu đen sẽ khiến cho tình trạng của người thuộc tính hàn trở nên nghiêm trọng hơn.

Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Trong đậu đen có chứa một hàm lượng chất xơ cao và có một số thành phần khác có khả năng cải thiện tiêu hóa. Tuy nhiên với hàm lượng chất xơ quá cao, cứ 100g đậu đen có thể cung cấp đến 48% nhu cầu chất xơ cho cơ thể.

Điều này khiến cho những người bị rối loạn tiêu hóa, bệnh đại tràng, hoặc loét tá tràng không nên sử dụng nếu không tình trạng bệnh sẽ xấu đi.

Ngay cả những người bình thường mà ăn quá nhiều đậu đen, đặc biệt là đậu đen sống (xanh lòng) sẽ dễ khiến các enzyme tiêu hóa trong dạ dày và ruột non gặp khó khăn. 

Do đó, ăn đậu đen không đúng cách hoặc lạm dụng quá nhiều đậu đen sẽ dẫn đến đường ruột và hệ tiêu hóa xấu đi.

Không tốt cho thận

Một trong số các tác hại của đậu đen xanh lòng ít người biết đó là không tốt cho thận, những người bị suy thận nặng thì tuyệt đối không được sử dụng.

Đậu đen là một loại thực phẩm khó tiêu, vì thế đòi hỏi hoạt động của thận phải làm việc quá công suất mới có thể tiêu hóa được. Việc thận đang bị tổn thương mà phải hoạt động quá công suất để tiêu hóa khi bệnh nhân dung nạp đậu đen vào thì sẽ rất nguy hiểm.

Không thể phủ nhận đậu đen có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng nó chỉ thật sự tốt khi bạn sử dụng đậu đen được nấu chín với một lượng vừa phải.

Làm cơ thể thiếu chất

Thành phần của đậu đen rất giàu các chất dinh dưỡng như: protein, vitamin và khoáng chất nên đây là một loại thực phẩm lý tưởng đối với người dùng. Tuy nhiên, khi ăn nhiều đậu đen lại khiến cho cơ thể dễ bị thiếu chất.

Làm cơ thể thiếu chất

Làm cơ thể thiếu chất

Nguyên nhân là do đậu đen chứa chất phytat gây cản trở quá trình hấp thụ vitamin và khoáng chất. Vì thế, nếu sử dụng trong thời gian dài thì sẽ khiến cho bạn dễ bị thiếu chất, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.

Giảm hiệu quả của thuốc

Khi dung nạp đậu đen vào cơ thể thì các loại photpho hữu cơ, protein và một số thành phân khác có thể kết hợp để tạo thành kết tủa. Vì thế sẽ phản ứng với thuốc, làm giảm đi tác dụng thuốc nếu sử dụng đậu đen gần với thời gian dùng thuốc. 

Vì thế, tốt hơn hết là bạn nên ăn đậu đen trước hoặc sau khoảng 2 giờ đồng hồ khi uống thuốc để giúp giảm đi phản ứng phụ.

Những ai không nên sử dụng đậu đen

Mặc dù đậu đen có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể nhưng không phải đối tượng nào cũng sử dụng được. Để hạn chế tối đa các tác hại của đậu đen thì những đối tượng sau đây không nên sử dụng, đó là:

  • Người có cơ thể hàn lạnh: Những người thuộc thể hàn, thường có biểu hiện lạnh tứ chi, đi ngoài ra phân lỏng thì không nên ăn đậu đen. Bởi vì có thể làm cho các triệu chứng thêm trầm trọng và gây ra một số loại bệnh khác.
  • Người đang điều trị bằng thuốc: Những người đang trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc không nên ăn đậu đen. Bởi khi ăn đậu đen có thể làm cho các thành phần của đậu đen có phản ứng với thành phần của thuốc, làm giảm tác dụng của thuốc.
  • Người già và trẻ em: Người già và trẻ em thường có thể trạng yếu nếu ăn nhiều đậu đen sẽ khó tiêu hóa, dễ bị đầy bụng.
Sử dụng đậu đen như thế nào cho đúng cách?

Sử dụng đậu đen như thế nào cho đúng cách?

Sử dụng đậu đen như thế nào cho đúng cách?

Từ việc nhận biết được các tác hại của đậu đen xanh lòng, bạn cần biết cách sử dụng đậu đen đúng cách để đậu đen phát huy hết tác dụng và hạn chế các tác hại có thể xảy ra. Để sử dụng đậu đen đúng cách, bạn hãy làm theo hướng dẫn sau đây:

  • Nên ngâm đậu đen từ 12-24 giờ và loại bỏ nước ngâm trước khi chế biến để hạn chế những độc tố của đậu.
  • Bạn không nên sử dụng đậu đen xanh lòng mà hãy rang hoặc nấu chín rồi mới sử dụng.
  • Hãy giữ lại vỏ của đậu đen khi chế biến bởi vỏ đậu đen có vai trò quan trọng trong việc giải độc, thanh lọc.
  • Tuyệt đối không được lạm dụng đậu đen quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe, gây cảm giác đầy bụng, khó tiêu,… Theo khuyến cáo thì bạn chỉ nên dùng tối đa 200ml đậu đen trong 1 ngày và 2-3 lần/ tuần.
  • Khi ăn đậu đen thì bạn nên ăn từng chút một và ăn chậm, nhai kỹ để cơ thể làm quen với các thành phần trong đậu đen.

Một số cách chế biến đậu đen tốt cho sức khỏe 

Như vậy, đối với tác hại của đậu đen xanh, nếu bạn chưa biết chế biến đậu đen như thế nào cho tốt thì bạn có thể tham khảo một số cách chế biến sau đây:

Trà đậu đen

Bạn sao vàng một lượng đậu đen (nhớ đảo đều tay để không bị cháy) cho đến khi vỏ hạt đậu tách nhẹ ra và có mùi thơm. Đậu rang chín thì bạn có thể lấy một lượng vừa đủ đun với 1 lít nước để sôi 10-15 phút. Sau đó dùng nước trà đậu đen này để uống hết trong ngày. 

Nếu bạn sao nhiều đậu đen không dùng hết thì có thể bỏ vào lọ thủy tinh bảo quản để dùng cho những lần sau.

Chè đậu đen

Chè đậu đen

Chè đậu đen

Các món chè đậu đen luôn là món quà vặt và giải khát được mọi người yêu thích. Có rất nhiều cách thức để chế biến chè đậu đen như: chè đậu đen truyền thống, hoặc chè đậu đen nấu cùng nước cốt dừa, hoặc chè đậu đen thạch rau câu, bí đỏ…

Chế biến món ăn

Bạn cũng có thể sử dụng đậu đen để chế biến các món ăn như: nấu xôi đỗ đen, nấu cháo đỗ đen, đỗ đen hầm gà ác, canh đỗ đen với sườn,…

Hi vọng với những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn biết được tác hại của đậu đen khi sử dụng không đúng cách. Từ đó có cách sử dụng đậu đen hợp lý để giúp đậu phát huy các tác dụng tốt cho sức khỏe.

Hãy gọi cho chúng tôi đến số điện thoại: 0243.9656.999 để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc về sức khỏe, sức khỏe sinh sản.

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.

Bài viết liên quan

Trĩ độ mấy thì phải cắt và điều trị phương pháp nào hiệu quả nhất?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Trĩ độ mấy thì phải cắt và điều trị phương pháp nào hiệu quả nhất?
Cắt trĩ bao lâu thì hết dịch và sinh hoạt trở lại bình thường?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Cắt trĩ bao lâu thì hết dịch và sinh hoạt trở lại bình thường?
Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn: 95% bệnh trĩ
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn: 95% bệnh trĩ
[Giải đáp thắc mắc] Liệu bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
[Giải đáp thắc mắc] Liệu bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không?
Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng là hiện tượng gì? Cảnh báo nguy hiểm
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng là hiện tượng gì? Cảnh báo nguy hiểm
Bệnh trĩ sau sinh là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bệnh trĩ sau sinh là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa
Cắt trĩ bằng phương pháp nào tốt nhất? Bật mí địa chỉ cắt trĩ uy tín
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Cắt trĩ bằng phương pháp nào tốt nhất? Bật mí địa chỉ cắt trĩ uy tín
Nguyên nhân hậu môn bị lồi thịt và địa chỉ khám hậu môn uy tín
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Nguyên nhân hậu môn bị lồi thịt và địa chỉ khám hậu môn uy tín
Bị sưng cục ở gần hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bị sưng cục ở gần hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Mổ trĩ bao lâu thì lành? Phương pháp chữa trĩ hiệu quả, nhanh phục hồi
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Mổ trĩ bao lâu thì lành? Phương pháp chữa trĩ hiệu quả, nhanh phục hồi
Bỏ túi những cách chữa táo bón ngay lập tức đơn giản
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bỏ túi những cách chữa táo bón ngay lập tức đơn giản
[Chia sẻ thông tin] Mách bạn những kinh nghiệm đi cắt trĩ cần biết!
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
[Chia sẻ thông tin] Mách bạn những kinh nghiệm đi cắt trĩ cần biết!