8 tác dụng của lá vối đối với sức khỏe con người

Tác dụng của lá vối là gì? Uống nước lá vối có hại thận không? Lá vối chữa bệnh gì? Là những thắc mắc nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người. Thực tế, lá vối là thức uống quen thuộc với người dân Việt Nam, đặc biệt vùng nông thôn. Theo dõi nội dung dưới đây để biết thông tin chi tiết.

Thông tin tổng quan về lá vối

Trước khi tìm hiểu tác dụng của lá vối là gì, mọi người nên biết lá vối là bộ phận của cây vối có tên khoa học là Cleistocalyx Operculatus – loại thực vật có hoa, thân mộc. Chiều cao trung bình của cây là 5 – 6m, thậm chí có cây cao 10 – 15m.

Đặc điểm nhận dạng

Hình dạng: Lá vối xanh có hình bầu dục thuôn dài hoặc hình trái xoan ngược, nhọn ở gốc.

  • Kích thước: Lá dài 8 – 10cm, rộng khoảng 5 – 10cm
  • Màu sắc: Xanh, trên bề mặt điểm nâu
  • Mùi vị: Thơm dễ chịu, vị hơi đắng, chát

Cây vối xuất hiện ở nhiều vùng tại Việt Nam, trong đó, tập trung nhiều tại đồng bằng, trung du Bắc Bộ. Đây là khu vực có khí hậu nhiệt đới thích hợp cho cây vối sinh sống.

Thành phần của vối

Các nghiên cứu khoa học cho thấy, trong nụ vối chứa nhiều dược chất tốt cho sức khỏe con người: Tanin, axit triterpenoid, steroid, khoáng chất, vitamin, kháng sinh tự nhiên,…

Từ xa xưa, người Việt đã sử dụng lá, thân, nụ vối để nấu nước uống. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết lợi ích mà loại cây này mang lại. Vậy thực tế lá vối có tác dụng gì?

8 tác dụng chữa bệnh của lá vối

Nhiều nghiên cứu Y học Cổ truyền và Y học hiện đại chỉ ra, tác dụng của lá vối rất tốt cho cơ thể. Đặc biệt là hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch cũng như hệ xương khớp. Có thể nói, công dụng của lá vối tươi và khô là giống nhau.

Thanh lọc cơ thể

Theo Y học cổ truyền, nước vối có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, làm mát cơ thể. Uống nước lá vối thường xuyên giúp đào thải độc tốc qua đường tiết niệu. Hãy uống nước vối quanh năm, đặc biệt ngày nắng nóng.

Nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa

Trong lá vối chứa hoạt chất tanin có tác dụng kháng khuẩn, bảo vệ niêm mạc đường ruột, tránh vi khuẩn gây hại,…

Giúp phụ nữ mang thai hấp thu tốt dinh dưỡng

Với phụ nữ mang thai, uống nước lá vối giúp cơ thể dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, nước vối bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất giúp mẹ bầu ăn ngon miệng, lợi sữa,…

Giảm triệu chứng viêm đại tràng

Nhờ hàm lượng tanin, loại thảo mộc này bảo vệ niêm mạc đại tràng cực tốt. Tinh dầu trong lá vối giúp kháng khuẩn, không làm ảnh hưởng lợi khuẩn bên trong đại tràng. Người bị đại tràng có thể uống nước vối để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh.

Tác dụng của lá vối với da

Lá vối có tính sát khuẩn, thanh nhiệt, có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh ngoài da như mụn nhọt, chốc lở,…

Hỗ trợ điều trị viêm gan, vàng da

Uống nước vối thường xuyên làm tăng hiệu quả thanh lọc, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, giảm gánh nặng cho gan, giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ,…

Tốt cho người bệnh gout

Nước lá vối có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ đào thải acid uric. Nhờ đó có tác dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh gout.

Hỗ trợ phòng ngừa biến chứng tiểu đường

Với hàm lượng chất chống oxy hóa cao, lá vối có khả năng phòng ngừa biến chứng do bệnh tiểu đường. Người bệnh có thể uống nước vối hoặc nụ vối mỗi ngày để duy trì đường huyết ổn định.

Như vậy, qua nội dung trên đây, mọi người đã nắm rõ 8 công dụng của lá vối đối với sức khỏe con người. Điều quan trọng, người bệnh nên áp dụng hiệu quả, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Các bài thuốc trị bệnh từ lá vối?

Có thể thấy, trong phần tác dụng của lá vối, có thể thấy, loại lá này hỗ trợ chữa một số bệnh: Bệnh tiêu hóa, bệnh Gout, viêm gan, mỡ máu,… Cụ thể cách sử dụng loại lá này để chữa bệnh như thế nào? Mời mọi người theo dõi nội dung dưới đây:

Bài thuốc trị tiêu chảy từ lá vối

Nguyên liệu: Dùng 3 lá vối, 8g vỏ ổi, 10g núm quả chuối tiêu.

Cách thực hiện:

  • Tất cả thái nhỏ, phơi khô
  • Sắc với 500ml nước đến khi còn 100ml thì dừng
  • Chia làm 2 lần uống trong ngày

Bài thuốc giảm mỡ máu

Nguyên liệu: Sử dụng 15 – 20g lá vối tươi hoặc nụ vối

Cách sử dụng:

  • Hãm lấy nước uống
  • Ngày uống 3 lần
  • Sử dụng thường xuyên để cải thiện tình trạng mỡ máu

Bài thuốc cải thiện suy nhược cơ thể

Nguyên liệu: 16g lá vối khô, 8g cam thảo, 16g trần bì 

Cách thực hiện:

  • Tất cả nguyên liệu tán thành bột mịn
  • Thêm 3 lát gừng tươi
  • Đem tất cả nguyên liệu sắc lấy nước uống hàng ngày

Bài thuốc trị viêm da

Nguyên liệu: 1 nắm lá vối tươi 

Cách thực hiện: 

  • Rửa sạch nắm lá vối tươi, để ráo
  • Vò nát rồi sắc lấy nước đặc
  • Dùng nước này bôi lên vùng da bị viêm, lở

Bài thuốc trị đau nhức xương khớp

Uống nước vối có thể cải thiện bệnh cơ xương khớp điển hình như bệnh Gout. Người bệnh có thể kết hợp nấu nước vối với quả dứa dại hoặc chuối hột rừng để cải thiện cơn đau nhức trong đợt bệnh bùng phát.

5 bài thuốc từ lá vối trên đây khá phổ biến. Điều quan trọng, người bệnh nên áp dụng đúng cách. Tuyệt đối không lạm dụng và phải lắng nghe lời khuyên của bác sĩ. 

Uống nước lá vối có hại thận không?

Như vậy, tác dụng của lá vối là gì đã có câu trả lời. Ngoài ra, nhiều người còn băn khoăn uống nước lá vối có hại thận không? 

Thực tế, thông tin uống nước lá vối hại thận hoàn toàn không chính xác. Các chuyên gia khẳng định, uống nước lá vối không hề gây hại thận, ngược lại còn lợi cho thận.

Theo đó, trong đề tài nghiên cứu mang tên “Bước đầu nghiên cứu tác dụng điều trị sỏi đường tiết niệu bằng nước hãm nụ vối” của PGS.TS Hà Hoàng Kiệm (Bệnh viện 103) cho thấy, nụ vối có tác dụng điều trị sỏi thận rất tốt.

Nghiên cứu thực hiện trên 46 bệnh nhân mắc sỏi thận. Họ được cho uống nước nụ vối suốt 6 tháng liên tục, nhiều bệnh nhân có dấu hiệu tiêu sỏi, kích thước sỏi giảm. Vì vậy, quan niệm uống nước vối hại thận không hề có cơ sở, hoàn toàn sai về mặt khoa học.

Lưu ý khi sử dụng lá vối đúng cách

Theo đánh giá chuyên gia, tác dụng của lá vối tươi mang đến hiệu quả cao hơn loại lá đã ủ hoặc phơi khô. Tuy nhiên, tính kháng viêm, kháng khuẩn từ lá vối tươi lại rất mạnh, có thể dẫn tới tác dụng ngược. Từ đó gây mất cân bằng lợi khuẩn và hại khuẩn bên trong cơ thể. Do đó, bạn nên dùng lá vối khô để pha nước uống hàng ngày.

Bên cạnh đó, khi sử dụng, người dùng cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Tuyệt đối không uống nước vối khi đói, bởi sẽ khiến hệ tiêu hóa bị kích thích, tăng nhu động ruột, gây mệt mỏi, choáng váng
  • Không uống quá nhiều nước vối mỗi ngày, chỉ cần uống khoảng 1 ấm trà hoặc 1 ly nước là đủ. Tránh uống thay nước lọc kẻo ảnh hưởng hệ bài tiết.
  • Cần kết hợp thêm chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý để gia tăng hiệu quả

Có thể nói, thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu thấy cơ thể có những triệu chứng bệnh trĩ, viêm nhiễm nam khoa, phụ khoa,… bệnh nhân cần nhanh chóng đi thăm khám bác sĩ để nhận phương pháp thích hợp.

Hiện nay, Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) là một trong những cơ sở chữa bệnh trĩ, nam khoa, phụ khoa uy tín, chất lượng Hà Nội. Phòng khám nhận được nhiều phản hồi tốt từ phía bệnh nhân. 

Có thể nói, tác dụng của lá vối rất tốt trong điều trị một số bệnh. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cũng như đảm bảo an toàn. Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ để hạn chế tối đa tác dụng phụ không mong muốn. Nếu còn điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được giải đáp miễn phí.

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.

Bài viết liên quan

Trĩ độ mấy thì phải cắt và điều trị phương pháp nào hiệu quả nhất?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Trĩ độ mấy thì phải cắt và điều trị phương pháp nào hiệu quả nhất?
Cắt trĩ bao lâu thì hết dịch và sinh hoạt trở lại bình thường?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Cắt trĩ bao lâu thì hết dịch và sinh hoạt trở lại bình thường?
Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn: 95% bệnh trĩ
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn: 95% bệnh trĩ
[Giải đáp thắc mắc] Liệu bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
[Giải đáp thắc mắc] Liệu bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không?
Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng là hiện tượng gì? Cảnh báo nguy hiểm
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng là hiện tượng gì? Cảnh báo nguy hiểm
Bệnh trĩ sau sinh là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bệnh trĩ sau sinh là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa
Cắt trĩ bằng phương pháp nào tốt nhất? Bật mí địa chỉ cắt trĩ uy tín
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Cắt trĩ bằng phương pháp nào tốt nhất? Bật mí địa chỉ cắt trĩ uy tín
Nguyên nhân hậu môn bị lồi thịt và địa chỉ khám hậu môn uy tín
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Nguyên nhân hậu môn bị lồi thịt và địa chỉ khám hậu môn uy tín
Bị sưng cục ở gần hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bị sưng cục ở gần hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Mổ trĩ bao lâu thì lành? Phương pháp chữa trĩ hiệu quả, nhanh phục hồi
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Mổ trĩ bao lâu thì lành? Phương pháp chữa trĩ hiệu quả, nhanh phục hồi
Bỏ túi những cách chữa táo bón ngay lập tức đơn giản
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bỏ túi những cách chữa táo bón ngay lập tức đơn giản
[Chia sẻ thông tin] Mách bạn những kinh nghiệm đi cắt trĩ cần biết!
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
[Chia sẻ thông tin] Mách bạn những kinh nghiệm đi cắt trĩ cần biết!