Tác dụng của lá tía tô và cách sử dụng cực chuẩn hiện nay

Tác dụng của lá tía tô là gì? Lá tía tô vốn được biết đến là một loại rau thơm, được sử dụng trong các món ăn Việt, vừa có hương thơm đặc trưng vừa có màu tím đẹp mắt. Chắc hẳn rằng, bạn đã từng ăn, thậm chí gia đình bạn vẫn thường xuyên sử dụng lá tía tô trong các bữa ăn gia đình nhưng không phải ai cũng biết lá tía tô có công dụng gì. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để giải đáp sớm những băn khoăn của mình về loại lá này. 

Tổng quan về cây tía tô

Trước khi tìm hiểu về tác dụng của lá tía tô, chắc hẳn rằng vẫn nên tìm hiểu về đặc tính của lá tía tô. 

Đặc tính, phân bố

Cây tía tô thuộc họ Hoa môi, có tên khoa học Perilla fructescens. Tia tô là cây thân thảo, chiều cao từ 50-100cm và mọc quanh năm. Lá tía tô mọc đối, có màu tím hoặc xanh tím, dạng trứng có răng cưa lớn ở mép lá. 

Cuống lá tía tô ngắn chỉ dài khoảng 2-3cm, hoa nhỏ mọc thành chùm, có màu trắng hoặc tím. Quả tía tô hình cầu, màu nâu, có đường kính chỉ 1mm.

Các bộ phận cây tía tô thường được sử dụng nhiều nhất là lá, cành, quả với nhiều mục đích khác nhau nhưng chủ yếu là làm gia vị món ăn và làm thuốc chữa bệnh. 

Đặc tính trong Đông y

Theo Y học cổ truyền, mỗi bộ phận của cây tía tô đều sẽ có công dụng riêng, cụ thể là:

  • Lá tía tô (hay còn gọi là tô diệp): Có mùi thơm, tính ấm, vị cay, không độc và thường được chế biến thành dược liệu chữa cảm sốt, ho do cảm lạnh, đau bụng, tiêu chảy…
  • Cành tía tô (còn gọi là tô ngạnh): Được sử dụng với mục đích chữa động thai, băng huyết, suy nhược thần kinh, sưng ngực…
  • Quả tía tô (còn gọi là tô tử): Được chế biến thành dược liệu để hỗ trợ điều trị ho có đờm, ho lâu ngày, viêm phổi, mề đay…
  • Rễ cây tía tô (Tô căn): Được chế biến thành dược liệu, giúp giảm máu bầm, tiêu sưng, cải thiện tình trạng tiêu chảy…
Tổng quan về cây tía tô

Tổng quan về cây tía tô

Tác dụng của lá tía tô đối với sức khỏe con người

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, lá tía tô có chứa khoảng 40% hàm lượng dầu; lượng lớn axit alpha-linolenic; 0,2g tinh dầu nguyên chất cùng các aldehyde, xeton, hidrocarbon, furan…Vậy tác dụng của lá tía tô đối với sức khỏe con người như thế nào?

Công dụng của lá tía tô trong làm đẹp

Lá tía tô chứa nhiều hoạt chất có thể ức chế quá trình tổng hợp tyrosinase và melatonin, từ đó giúp da sáng hơn, loại bỏ nếp nhăn hiệu quả. Ngoài ra, lá tía tô còn giúp làm mềm da, tẩy tế bào chết cho da đồng thời giảm thiểu vết sạm, đồi mồi, chân chim hiệu quả. 

Chị em có thể đun nước lá tía tô uống mỗi ngày để tìm lại làn da mơ ước của mình hoặc dùng rửa mặt, gội đầu (dùng cho trường hợp bị khô da và tóc) hoặc súc miệng để sở hữu hơi thở thơm tho và răng chắc khỏe. 

Tác dụng của lá tía tô trị nám

Đây là công dụng của lá tía tô trong làm đẹp được đông đảo chị em phụ nữ áp dụng. Nguyên nhân cũng bởi trong lá tía tô có chứa nhiều vitamin C, A, các loại khoáng vi lượng (canxi, sắt, kẽm, photpho…) giúp dưỡng trắng, làm mờ và loại bỏ các vết sạm nám, tàn nhang cho chị em. 

Những dưỡng chất trong lá tía tô giúp loại bỏ các tế bào da chết, làm mờ các vết nám, ức chế tổng hợp và giảm sự tích tự melanin, hỗ trợ điều trị nám, tàn nhang cũng như chống lão hóa hiệu quả. 

Uống lá tía tô nhiều có tốt không?

  • Trong thành phần lá tía tô chứa tới 4 loại hoạt chất có khả năng làm giảm enzym xathin oxidase đáng kể – nguyên nhân hình thành axit uric dẫn đến bệnh gout. Do vậy, uống nước lá tía tô có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gout hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa nhiễm khuẩn, giúp người bệnh thấy dễ chịu hơn….
  • Nước lá tía tô có công dụng gì? Trong thành phần lá tía tô có chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất và protein thực vật, giúp cải thiện hoạt động của dạ dày, đẩy nhanh quá trình chuyển hóa và trao đổi chất. Từ đó giúp tăng hiệu quả đốt cháy mỡ thừa đồng thời đẩy nhanh quá trình đào thải chất béo ra khỏi cơ thể. 

Tắm bằng nước lá tía tô có tác dụng gì?

Nhờ thành phần trong lá tía tô giúp ức chế sự kích thích histamin tế bào, từ đó giúp kháng viêm và chống dị ứng hiệu quả. 

Bạn có thể tắm bằng nước lá tía tô để giúp làm giảm ngứa ngáy, mề đay. Hoặc có thể dùng bã lá tía tô đắp lên vùng da mề đay, nổi mẩn để cải thiện tình trạng này.

Tác dụng của lá tía tô với trẻ sơ sinh

Ở trẻ sơ sinh, thông thường sau khi tiêm ngừa vacxin sẽ có triệu chứng sốt nhẹ. Nhưng các mẹ có thể tham khảo sử dụng lá tía tô để chữa cho con, bởi lá tía tô có tác dụng giải cảm, tăng cường tiết mồ hôi đào thải độc tố ra bên ngoài. 

Trong Đông y, lá tía tô còn nổi danh là loại dược liệu chữa ho, long đờm rất hiệu quả. Bởi các tinh chất trong lá tía tô giúp hỗ trợ diệt khuẩn, đồng thời giảm các cơn đau rát, viêm họng ở trẻ.

Không những vậy, các bé thường bị rôm sảy, mẩn ngứa vào mùa hè, khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, kén ăn. Các mẹ có thể dùng ngay lá tía tô, vì trong lá tía tô vốn chứa chất kháng sinh và có thể dùng thay thế phấn rôm. Các mẹ hãy đun nước lá tía tô và tắm cho bé để cải thiện các vấn đề về da cho bé. 

Tác dụng của lá tía tô đối với sức khỏe con người

Tác dụng của lá tía tô đối với sức khỏe con người

Cách sử dụng lá tía tô cực chuẩn, đơn giản mà hiệu quả

Những tác dụng của lá tía tô là không thể phủ nhận. Song, để mang lại tác dụng như trên thì việc tìm hiểu các cách sử dụng lá tía tô chuẩn, đúng cách là vô cùng cần thiết.

Bài thuốc từ lá tía tô chữa cảm lạnh

  • Lá tía tô rửa sạch, thái lát nhỏ và cho vào cháo trắng. Ăn cháo tía tô đến khi toát mồ hôi.
  • Chuẩn bị 200g lá tía tô, đem đun với nước để xông. Dùng chăn mỏng trùm kín người để thực hiện quá trình xông. Có thể kết hợp xông lá tía tô cùng sả để tăng hiệu quả. 
  • Chuẩn bị 15-20g lá tía tô, đem rửa sạch, nghiền nát và đem đun cùng nước sôi nguội dùng để uống. Để tăng hiệu quả giải cảm, hãy kết hợp xay lá tía tô uống cùng ăn cháo tía tô và xông hơi tía tô sả.

Tác dụng của lá tía tô với xương khớp

Với những người thường xuyên bị đau khớp, đi đứng khó khăn, nhất là ở người già thì có thể áp dụng cách nấu nước lá tía tô ngâm chân hàng ngày. Từ đó giúp đả thông khí huyết, hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp hiệu quả. 

Cách sử dụng lá tía tô cực chuẩn, đơn giản mà hiệu quả

Cách sử dụng lá tía tô cực chuẩn, đơn giản mà hiệu quả

.

Bài thuốc trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh từ lá tía tô

  • Các mẹ dùng 10 lá tía tô, giã tinh, lọc lấy nước cốt và pha cùng sữa mẹ để cho bé uống để tăng sức đề kháng cho bé.
  • Ngoài ra, các mẹ cũng có thể dùng lá tía tô để nấu nước tắm trị rôm sảy cho trẻ. 

Tóm lại, uống nước lá tía tô nhiều có tốt không? Dù cho lá tía tô có đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng tuyệt đối không nên lạm dụng quá mức. Chỉ trong trường hợp cần chữa trị bệnh mới nên cân nhắc sử dụng lá tía tô. Ngoài ra, một số vấn đề bạn cần lưu ý trước khi sử dụng lá tía tô được các chuyên gia chia sẻ như: 

  • Những người có cơ địa dị ứng thì không nên ăn lá tía tô.
  • Nếu đang mang thai hoặc dùng cho trẻ sơ sinh thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. 
  • Việc sử dụng lá tía tô thường xuyên có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như tiêu chảy, táo bón, mất nước…Do đó, bạn cần phải hết sức lưu ý trong việc sử dụng lá tía tô chữa bệnh.

Hy vọng rằng, qua những thông tin chia sẻ về những tác dụng của lá tía tô đã giúp quý vị hiểu rõ hơn về loại cây này. Hãy lưu rằng, luôn phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để phòng ngừa những tác dụng phụ không mong muốn về sau. 

Bài thuốc trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh từ lá tía tô

Bài thuốc trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh từ lá tía tô

Tìm kiếm có liên quan đến tác dụng của lá tía tô

  • Tác hại của la tía to
  • Tác dụng của lá tía tô với xương khớp
  • Uống la tía to nhiều có tốt không
  • Cách nấu nước lá tía tô uống đẹp da
  • Tác dụng của La tía tô trị nám
  • Xay lá tía tô uống
  • Tắm bằng nước lá tía tô có tác dụng gì
  • Tác dụng của la tía to đối với da mặt

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.

Bài viết liên quan

Trĩ độ mấy thì phải cắt và điều trị phương pháp nào hiệu quả nhất?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Trĩ độ mấy thì phải cắt và điều trị phương pháp nào hiệu quả nhất?
Cắt trĩ bao lâu thì hết dịch và sinh hoạt trở lại bình thường?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Cắt trĩ bao lâu thì hết dịch và sinh hoạt trở lại bình thường?
Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn: 95% bệnh trĩ
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn: 95% bệnh trĩ
[Giải đáp thắc mắc] Liệu bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
[Giải đáp thắc mắc] Liệu bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không?
Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng là hiện tượng gì? Cảnh báo nguy hiểm
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng là hiện tượng gì? Cảnh báo nguy hiểm
Bệnh trĩ sau sinh là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bệnh trĩ sau sinh là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa
Cắt trĩ bằng phương pháp nào tốt nhất? Bật mí địa chỉ cắt trĩ uy tín
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Cắt trĩ bằng phương pháp nào tốt nhất? Bật mí địa chỉ cắt trĩ uy tín
Nguyên nhân hậu môn bị lồi thịt và địa chỉ khám hậu môn uy tín
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Nguyên nhân hậu môn bị lồi thịt và địa chỉ khám hậu môn uy tín
Bị sưng cục ở gần hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bị sưng cục ở gần hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Mổ trĩ bao lâu thì lành? Phương pháp chữa trĩ hiệu quả, nhanh phục hồi
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Mổ trĩ bao lâu thì lành? Phương pháp chữa trĩ hiệu quả, nhanh phục hồi
Bỏ túi những cách chữa táo bón ngay lập tức đơn giản
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bỏ túi những cách chữa táo bón ngay lập tức đơn giản
[Chia sẻ thông tin] Mách bạn những kinh nghiệm đi cắt trĩ cần biết!
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
[Chia sẻ thông tin] Mách bạn những kinh nghiệm đi cắt trĩ cần biết!