Những tác dụng của lá sa kê trong cuộc sống mà bạn chưa biết

Tác dụng của lá sa kê là gì? Tại sao người ta lại sử dụng lá sa kê? Đây là loại cây dùng phổ biến làm thực phẩm. Ngoài ra, sa kê còn được dùng làm thuốc. Theo dõi nội dung bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết về lá sa kê.

Lá sa kê là lá gì?

Trước khi tìm hiểu tác dụng của lá sa kê, mọi người cần nắm rõ lá sa kê là lá gì? Sa kê còn được biết đến tên gọi khác là cây bánh mì. Có nguồn gốc từ Malaysia và các đảo ở Thái Bình Dương. Chúng thường được người ta lấy để làm thuốc hoặc dùng để làm thức ăn.

Trong Đông Y lá sa kê được biết đến với là một trong những loại thảo dược hàng đầu có tác dụng trong điều trị bệnh. Toàn bộ các bộ phận của cây sa kê điều được ứng dụng để làm thuốc từ lá, quả, thân, rễ, nhựa,… điều có thể sử dụng được.

Lá sake

Lá sake

Cây sake là loài thân gỗ, có chiều cao dao động từ 15 – 20m, thuộc họ dâu tằm Moraceae. Lá cây sa kê có hình dáng to, dày, cuốn lá to mỗi lá thường có 4 – 9 thùy thuôn dài trông như lông chim. Ở mặt trên, lá có màu xanh bóng, còn mặt dưới thì có độ nhám. Sau khi lá rụng thì sẽ đổi sang màu nâu vàng, trông rất đẹp mắt, thường được dùng là trang trí.

Sa Kê thường phát triển tốt ở những nơi có khí hậu nhiệt đới như ở Đông Nam Á. Ở Việt Nam, cây sa kê thường được trồng nhiều ở miền nam, hay ta có thể thấy chúng mọc hoang ở nhiều nơi.

Thông qua các nghiên cứu y học, trong lá sake người ta tìm thấy chúng có chứa các chất như: protein, chất béo, chất xơ, đường bột. Ngoài ra, bên trong chúng còn được phát hiện nhiều loại vitamin và các khoáng chất cần thiết bổ sung cho cơ thể như: Vitamin C, Vitamin thuộc nhóm B (B1, B2,…), magie, đồng, sắt,… Và trong đó còn có khoảng 20mg/100g là kẽm, kali và thiamin.

Bên cạnh đó các nhà khoa học còn tìm ra được bên trong lá cây sa kê tươi có chứa một lượng nhỏ là alkaloid là một chất có tính độc, nên cần phơi khô trước khi sử dụng, nếu không rất dễ dẫn đến ngộ độc.

Tác dụng của lá sa kê chữa bệnh gì?

Theo y học dân gian, lá sake là một vị thuốc đa công dụng. Ngoài tác dụng của lá sa kê trong việc tiêu viêm, lợi tiểu và tiêu độc. Nó cũng có thể được sử dụng trong bài thuốc nam hỗ trợ điều trị tiểu đường, bệnh gout (gút) và một số bệnh lý quan trọng khác.

Một số tác dụng chữa bệnh từ lá sa kê được biết đến như là:

  • Hỗ trợ điều trị tiểu đường.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh gút (gout).
  • Cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho tim mạch.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh về da.
  • Tác dụng điều trị bệnh viêm gan.
  • Điều trị mụn nhọt
  • Công dụng chữa bí tiểu, phù nề.

Ngoài lá, các bộ phận khác cũng có những công dụng hữu ích như điều trị ợ hơi, ợ chua do viêm loét dạ dày, chống nhiễm trùng, ngăn ngừa viêm da,.

Cách sử dụng lá sa kê trị bệnh

Tác dụng của lá sa kê có thể được phát huy rõ ràng khi ở dạng tươi và khô. Lá sake khô có tác dụng chữa bệnh: gút, tiểu đường, ung thư,… rất hiệu quả. Ở dạng tươi chúng thường dùng để hỗ trợ nhiều bệnh về da, viêm gan, ho,… Sau đây là một số công thức trị bệnh từ lá cây sa kê:

  • Trị bệnh tiểu đường

Bên trong lá sa kê có lượng chất xơ rất lớn giúp hỗ trợ hạ đường huyết vô cùng hiệu quả. Do đó lá sake trị bệnh tiểu đường là bài thuốc được nhiều người sử dụng. Đối với tiểu đường type 2 người ta sẽ chuẩn bị như sau: lấy 40g lá sa kê khô (hoặc 50g lá tươi). 60g lá ổi. 120g đậu bắp tươi.2 lít nước.

Lá sake trị tiểu đường

Lá sake trị tiểu đường

Làm sạch các nguyên liệu sau đó đun sôi với 2 lít nước cho đến khi còn khoảng 1,5 lít nước thì lọc ra để uống hàng ngày. Sử dụng thường xuyên để nhận được kết quả, nên sử dụng thuốc trong ngày và không nên để qua đêm, sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc.

Đối với tiểu đường kèm theo cao huyết áp người ta sẽ lấy 2-3 lá cây sa kê, 30g lá chè xanh, 30g rau bồ ngót tươi. Cho các vị thuốc đun nước uống, sử dụng theo liệu trình: uống 1 tuần, ngưng 1 tuần, sau đó tiếp tục.

Bên cạnh áp dụng bài thuốc này người bị tiểu đường cần xây dựng lối sống khoa học, hợp lý để giữ đường huyết ở mức ổn định.

  • Tác dụng của lá sa kê trị bệnh gút (gout) 

Trong y học phương Đông, sa kê có khả năng giúp tiêu viêm, khả năng sát khuẩn rất tốt giúp giảm các triệu chứng về sưng, phù, viêm do bệnh gút. Trong lá sake chứa chất giúp đào thải chất axit uric ra khỏi cơ thể giúp làm giảm nồng độ các axit uric trong máu và giúp ngăn cản sự phát triển của bệnh. Do đó lá sake trị bệnh gút là phương pháp được nhiều người áp dụng.

Đối với bệnh gút cấp tính sẽ có cách làm như sau: 3 lá sa kê khô, 30g thạch cao, 30g dây kim ngân, 20g tri mẫu, 10g bạch thược, 10g phòng kỳ, 10g mộc thông, 10g cam thảo, 10g hải đồng bì, 15g quế chi. Đem tất cả nguyên liệu sắt với nước để uống trong tầm 1 tháng hoặc hơn cho đến khi các triệu chứng đau ở các khớp xương, ngón cái và bàn chân,… trở nên dịu xuống.

Đối với bệnh gút mạn tính sẽ làm như sau: lấy 3-4 lá sake khô, 22g hạt ý dĩ, 15g đương quy, 12g mộc thông, 15g xích thược, 12g tỳ giải, 12g thổ phục linh, 10g y linh tiên, 6g quế chi, 7g ô đầu, 7g tế tân.

Đem tất cả nguyên liệu sắt cùng với nước rồi lọc ra. Mỗi ngày một tháng cho đến khi cảm thấy cơn đau nhức giảm đi.

  • Tác dụng của lá sa kê giúp thanh nhiệt, lợi tiểu

Lá sa kê kết hợp với một số nguyên liệu có thể giúp thanh lọc cơ thể, tăng cường khả năng đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể, lợi tiểu, đặc biệt là giúp đào thải các axit uric ra khỏi cơ thể.

Chuẩn bị 100g lá sa kê tươi, 50g cỏ xước, 50 cây râu mèo, 100g dưa chuột, 2 lít nước. Đem các nguyên liệu nấu chung với 2 lít nước rồi lọc ra uống mỗi ngày.

  • Trị bệnh bí tiểu, phù nề

Lá sa kê dùng điều trị bệnh bí tiểu, phù nề rất hiệu quả. Sau đây là cách chế biến như sau: 110g lá sa kê tươi (hoặc 40g lá khô), 50g cỏ xước khô, 35g râu bắp, 100g dưa leo tươi, 2 lít nước.

Nấu tất cả nguyên liệu cho đến khi sôi thì lọc nước uống trong ngày. không nên để lâu. Chúng ta chỉ nên sử dụng cách này trong khoảng thời gian ngắn tầm 3 – 4 ngày rồi ngưng. Không nên sử dụng lâu.

Uống lá sake có hại không?

Trước khi sử dụng lá sake nên tham khảo ý kiến bác sĩ về cách dùng và liều lượng như thế nào để phát huy tốt nhất tác dụng của lá sa kê và tránh gây nguy hiểm. 

Uống lá sake

Uống lá sake không có hại

Uống lá sake có hại không? Câu trả lời là không. Như chúng ta đã biết, khi sử dụng nước lá sake nấu, uống vào có tác dụng lợi tiểu, kháng viêm, chữa bí tiểu, phù thũng hiệu quả. Đặc biệt phát huy công dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý quan trọng như tiểu đường, gout,… 

Tuy vậy, bên trong lá tươi có một lượng nhỏ alkaloid có thể gây ngộ độc, nguy hiểm đối với người dùng, do đó bạn không nên dùng lá tươi để uống trực tiếp. Dùng lá khô độc tính sẽ thấp và an toàn hơn. 

Uống lá sake có giảm cân không?

Ngoài việc quan tâm tác dụng của lá sa kê, mọi người còn thắc mắc uống lá sake có giảm cân không? Thực tế cho thấy uống lá sake có tác dụng giảm cân hiệu quả, nhiều chị em đã áp dụng và thành công. 

Cách thực hiện như sau:

Chuẩn bị một ít lá cây sa kê khô, rửa sạch rồi nấu cùng với nước sôi rồi đợi khoảng thời gian 10 – 12 phút rồi để nước vào ấm trà. Chỉ nên nấu một lượng nước vừa đủ uống trong ngày, không nên để qua đêm sẽ làm giảm tác dụng của thuốc.

Sử dụng liên tục trong 1 tuần, sau đó ngưng 1 tuần và tiếp tục sử dụng sẽ có hiệu quả trong việc giảm cân.

Những lưu ý khi sử dụng lá sa kê

Có thể nói tác dụng của lá sake rất hữu ích trong việc điều trị các bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên khi áp dụng bài thuốc từ lá sake, người bệnh nên kết hợp với các biện pháp phù hợp để việc điều trị bệnh có kết quả nhanh chóng.

Hạn chế trực tiếp lá sake tươi vì lá tươi có nhiều nhựa độc. Tác dụng của lá sake khô sẽ phát huy tốt hơn và đảm bảo an toàn cho người sử dụng hơn. 

Nên hỏi ý kiến bác sĩ, người đã có kinh nghiệm sử dụng để biết các dùng sao cho đúng liều lượng, phù hợp với sức khỏe, tránh những tác dụng không mong muốn mà lá sake đem lại

Mong rằng thông qua những chia sẻ trên đã giúp bạn đọc nắm được các tác dụng của lá sake trong cuộc sống, nếu còn bất kỳ thắc mắc liên quan nào, vui lòng liên hệ qua số 0243.9656.999 để nghe giải đáp từ chuyên gia. 

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.

Bài viết liên quan

Trĩ độ mấy thì phải cắt và điều trị phương pháp nào hiệu quả nhất?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Trĩ độ mấy thì phải cắt và điều trị phương pháp nào hiệu quả nhất?
Cắt trĩ bao lâu thì hết dịch và sinh hoạt trở lại bình thường?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Cắt trĩ bao lâu thì hết dịch và sinh hoạt trở lại bình thường?
Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn: 95% bệnh trĩ
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn: 95% bệnh trĩ
[Giải đáp thắc mắc] Liệu bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
[Giải đáp thắc mắc] Liệu bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không?
Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng là hiện tượng gì? Cảnh báo nguy hiểm
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng là hiện tượng gì? Cảnh báo nguy hiểm
Bệnh trĩ sau sinh là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bệnh trĩ sau sinh là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa
Cắt trĩ bằng phương pháp nào tốt nhất? Bật mí địa chỉ cắt trĩ uy tín
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Cắt trĩ bằng phương pháp nào tốt nhất? Bật mí địa chỉ cắt trĩ uy tín
Nguyên nhân hậu môn bị lồi thịt và địa chỉ khám hậu môn uy tín
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Nguyên nhân hậu môn bị lồi thịt và địa chỉ khám hậu môn uy tín
Bị sưng cục ở gần hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bị sưng cục ở gần hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Mổ trĩ bao lâu thì lành? Phương pháp chữa trĩ hiệu quả, nhanh phục hồi
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Mổ trĩ bao lâu thì lành? Phương pháp chữa trĩ hiệu quả, nhanh phục hồi
Bỏ túi những cách chữa táo bón ngay lập tức đơn giản
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bỏ túi những cách chữa táo bón ngay lập tức đơn giản
[Chia sẻ thông tin] Mách bạn những kinh nghiệm đi cắt trĩ cần biết!
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
[Chia sẻ thông tin] Mách bạn những kinh nghiệm đi cắt trĩ cần biết!