[Kiến thức] Những tác dụng của lá mơ đối với sức khỏe

Tác dụng của lá mơ có ảnh hưởng tích cực gì đến cuộc sống con người? Tại sao người xa xưa lại sử dụng lá mơ để chữa bệnh? Cùng bài viết sau đây tìm hiểu về những lợi ích của lá mơ nhé!

Đặc điểm của cây mơ 

Trước khi nói đến tác dụng của lá mơ, mọi người cần nắm rõ đặc điểm của cây mơ. Nói đến lá mơ, người ta thường liên tưởng ngay tới các món nhiều đạm như: thịt chó, gỏi cá, nem thính… Tuy nhiên, chúng không chỉ đơn thuần là loại rau gia vị mà còn được mệnh danh là “thần dược” chữa bệnh.

Dây mơ lông thường có hai loại: Lá mơ tía (mặt dưới lá màu tía) và lá mơ xanh.  Thường được gọi là dây mơ lông vì cả hai mặt của lá đều có nhiều lông, rất mịn. Cây có tinh dầu rất hăng, có mùi sunfua cacbon, có hai chất ancaloit paderin và một tan trong ete kết tinh ở dạng kim nhỏ, một chất vô định hình, hơi tan trong rượu amylic, calorific và benzen.

Đặc điểm của cây mơ 

Đặc điểm của cây mơ

Tác dụng của lá mơ trong cuộc sống hàng ngày

Tác dụng của lá mơ là gì? Theo Đông y, lá mơ có vị đắng, tính mát, giúp thanh nhiệt, sát trùng, trừ phong hoạt huyết, chỉ thống giải độc, tiêu thực đạo trệ, trừ thấp tiêu thũng.

Thường được dùng để chữa các chứng phong thấp, đau nhức, đau bụng, kiết lỵ, phù thũng, đầy bụng, chậm tiêu, trẻ nhỏ suy dinh dưỡng (cam tích, gan, lách sưng to, trúng độc, thoát giang (sa trực tràng), mụn nhọt mọc ở lưng, bạch đới, tổn thương do trật đả…

Theo kinh nghiệm dân gian một số công dụng nổi bật của mơ lông như là: 

1. Sát khuẩn

Lá mơ lông có công dụng sát khuẩn, diệt khuẩn lỵ amip và simela – hai vi khuẩn gây tình trạng kiết lỵ. Tác dụng của lá mơ với trứng là trị kiết lỵ, nếu bị kiết lỵ mà sử dụng thuốc tây không đỡ, có thể áp dụng cách như sau: 

Rửa sạch lá mơ, băm nhỏ, trộn đều với lòng đỏ trứng gà. Dùng lá chuối lót dưới đáy chảo rồi đổ hỗn hợp lá mơ và trứng gà lên, đun lửa nhỏ. Khi chín thì bỏ ra ăn  liên tục 2-3 ngày, chữa đau bụng tiêu chảy, kiết lỵ và các bệnh liên quan đường ruột.

Lưu ý, không dùng lòng trắng trứng vì chúng gây khó tiêu. Lá chuối được sử dụng phải còn tươi giúp món trứng gà lá mơ chín từ từ, không mất tinh dầu của lá mơ.

2. Trị giun

Lấy lá mơ tam thể (30 – 50g), giã nhỏ, thêm ít muối, ăn sống hoặc vắt lấy nước uống. Dùng liền 3 buổi sáng vào lúc đói, trị giun kim và giun đũa

Ngoài ra, để chữa giun kim và giun đũa có thể lấy lá mơ lông (30g), cho vào 50ml nước chín, giã vắt lấy nước cốt bơm thụt vào hậu môn, giữ lại khoảng 20 phút, vào 7-8 giờ tối trước khi đi ngủ, giun sẽ ra. 

3. Giảm đau nhức xương khớp ở người già

Tác dụng của lá mơ mà người ta hay áp dụng đó là giảm đau nhức xương khớp ở người già khi thời tiết thay đổi. Có 3 cách giúp giảm đau hiệu quả từ lá mơ, như là: 

  • Cách 1: lấy lá mơ sắc lên rồi uống, có thể sử dụng cả thân và lá đều được.
  • Cách 2: Giã dập lá mơ lông rồi cho vào tách, đổ nước sôi vào hãm như trà. Sau đó, rót nước ra cốc, cho thêm một chút rượu vào uống.
  • Cách 3: Cắt nhỏ thân và lá mơ, sau đó, phơi khô. Lấy 1kg lá mơ lông khô ngâm với 2 lít rượu trong 10 ngày. Mỗi ngày uống 1-2 ly. Ngoài uống, bạn có thể sử dụng để xoa bóp giúp giảm đau.
Giảm đau nhức xương khớp ở người già

Giảm đau nhức xương khớp ở người già

4. Lá mơ chữa bệnh viêm đại tràng

Từ xa xưa, dân gian đã lưu truyền cách sử dụng lá mơ để điều trị các triệu chứng liên quan tới hệ tiêu hóa, đặc biệt là tiêu chảy, viêm đại tràng, khó tiêu, đầy bụng, sa trực tràng…

Y học hiện đại đã nghiên cứu và chứng minh được rằng, tác dụng của lá mơ với bệnh viêm đại tràng là thực sự hữu ích bởi trong lá mơ có chứa các thành phần hóa học có tác dụng rất tốt trong việc ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn, được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích như: Protein, Carotene, Vitamin C và tinh dầu… 

Những người gặp phải hiện tượng đau bụng, đi ngoài sau khi ăn đồ lạ, thường xuyên bị đầy bụng, chướng hơi… có thể là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích. Tuy rằng tình trạng này không gây nguy hiểm nhưng có thể khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Để cải thiện triệu chứng trên, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc từ lá mơ như sau:

  • Lá mơ rửa sạch, băm nhỏ.
  • Gừng tươi giã nhuyễn, lọc lấy nước.
  • Trộn đều hỗn hợp gồm lá mơ lông, gừng và trứng gà với nhau.
  • Chưng cách thủy cho đến khi chín và ăn ngay lúc nóng.

Mỗi ngày ăn 1 lần, thực hiện trong 15 ngày liên tiếp để đạt hiệu quả cao nhất.

Lá mơ chữa bệnh viêm đại tràng

Lá mơ chữa bệnh viêm đại tràng

Một số bài thuốc được điều chế từ cây mơ

Tác dụng của lá mơ đối với cuộc sống con người là điều không thể chối cãi, không chỉ tốt cho sức khoẻ và còn là món ăn quen thuộc của nhiều gia đình Việt. Bên cạnh đó một số bài thuốc từ lá mơ có thể chữa được một số bệnh như là: 

  • Trị lỵ do đại tràng tích nhiệt: lá mơ 20g, lá phèn đen 20g, rửa sạch, dội qua nước sôi để ráo, giã nát, vắt lấy nước cốt uống 2 – 3 lần.
  • Trị chứng sôi bụng, ăn khó tiêu: lấy một nắm lá mơ tươi, rửa sạch, ăn kèm với cơm như rau hoặc giã nát lấy nước uống. Ăn, uống liền trong 2 – 3 ngày sẽ có kết quả.
  • Trị tiêu chảy do nóng: khi bị tiêu chảy do nhiệt với các biểu hiện phân khắm, nước tiểu vàng, bụng quặn đau, đầy hơi, khát nước nhiều, hậu môn nóng rát, dùng 16g lá mơ, 8g nụ sim sắc với 500ml nước lấy 200ml. Chia uống hai lần trong ngày.
  •  Trị đau dạ dày: lấy 20 – 30g lá mơ rửa sạch, giã nát lấy nước uống mỗi ngày một lần. Kiên trì dùng sẽ có hiệu quả chữa đau dạ dày rất tốt.
  • Tác dụng của lá mơ với trứng gà đó là trị đại tiện thất thường, tiêu chảy phân lổn nhổn: lá mơ lông (30g) thái nhuyễn, trộn với một quả trứng gà, thêm vài hạt muối, đánh đều, dàn mỏng trên lá chuối, gói lại rồi lót thêm một lần lá chuối, đặt trên chảo, rang hoặc nướng cho chín, đến khi thấy lá chuối dưới sém vào lá gói, lót thêm lá, lật trên xuống dưới như đúc chả trứng cho chín mà ăn (không dùng mỡ). Ăn ngày 2 lần, trong 3 ngày liền là khỏi.
  • Trị giun kim và giun đũa: lá mơ lông giã nhỏ, cho tí muối ăn sống hoặc vắt lấy nước uống, uống liền 3 buổi sáng vào lúc đói thì giun ra.
  • Trị giun kim: lá mơ lông 30g, chế vào 50ml nước chín, vắt lấy nước cốt bơm thụt vào hậu môn, giữ lại khoảng 20 phút vào lúc 19 – 20 giờ, trước khi đi ngủ, giun sẽ bò ra.
  • Trị trẻ nhỏ bị chứng cam tích (suy dinh dưỡng): dùng rễ mơ lông khô 15 – 20g, dạ dày heo 1 cái thái vụn. Nấu với 1 lít nước còn 2 chén, bỏ bã, lấy nước, chia 2 lần uống.
  • Trị chứng bí tiểu tiện: nếu mắc bệnh sỏi thận dẫn đến bí tiểu tiện lấy lá mơ sắc uống ngày 2 – 3 lần.
Một số bài thuốc được điều chế từ cây mơ

Một số bài thuốc được điều chế từ cây mơ

Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đọc đã nắm được thông tin tác dụng của lá mơ là gì. Khi gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa, ngoài việc áp dụng các bài thuốc từ lá mơ lông, người bệnh nên có chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt hợp lý. Nếu còn bất kỳ thắc mắc liên quan nào đến vấn đề này, vui lòng liên hệ qua số 0243.9656.999 để nghe tư vấn từ chuyên gia. 

 

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.

Bài viết liên quan

Trĩ độ mấy thì phải cắt và điều trị phương pháp nào hiệu quả nhất?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Trĩ độ mấy thì phải cắt và điều trị phương pháp nào hiệu quả nhất?
Cắt trĩ bao lâu thì hết dịch và sinh hoạt trở lại bình thường?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Cắt trĩ bao lâu thì hết dịch và sinh hoạt trở lại bình thường?
Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn: 95% bệnh trĩ
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn: 95% bệnh trĩ
[Giải đáp thắc mắc] Liệu bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
[Giải đáp thắc mắc] Liệu bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không?
Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng là hiện tượng gì? Cảnh báo nguy hiểm
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng là hiện tượng gì? Cảnh báo nguy hiểm
Bệnh trĩ sau sinh là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bệnh trĩ sau sinh là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa
Cắt trĩ bằng phương pháp nào tốt nhất? Bật mí địa chỉ cắt trĩ uy tín
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Cắt trĩ bằng phương pháp nào tốt nhất? Bật mí địa chỉ cắt trĩ uy tín
Nguyên nhân hậu môn bị lồi thịt và địa chỉ khám hậu môn uy tín
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Nguyên nhân hậu môn bị lồi thịt và địa chỉ khám hậu môn uy tín
Bị sưng cục ở gần hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bị sưng cục ở gần hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Mổ trĩ bao lâu thì lành? Phương pháp chữa trĩ hiệu quả, nhanh phục hồi
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Mổ trĩ bao lâu thì lành? Phương pháp chữa trĩ hiệu quả, nhanh phục hồi
Bỏ túi những cách chữa táo bón ngay lập tức đơn giản
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bỏ túi những cách chữa táo bón ngay lập tức đơn giản
[Chia sẻ thông tin] Mách bạn những kinh nghiệm đi cắt trĩ cần biết!
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
[Chia sẻ thông tin] Mách bạn những kinh nghiệm đi cắt trĩ cần biết!