9 Tác dụng của gừng tươi đối với sức khoẻ của con người 

Tác dụng của gừng tươi đối với cuộc sống con người là điều mà ai cũng biết, gừng là gia vị không thể thiếu trong những bữa ăn của gia đình Việt, không chỉ vậy gừng còn mang lại nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe con người. 

9 Tác dụng tuyệt vời của gừng với cơ thể con người 

Trong Đông Y Gừng có tính cay nóng, có tác dụng chống viêm hiệu quả, do đó gừng thường được dùng để chữa những chứng bệnh như là:

1. Chữa cảm lạnh

Một trong những tác dụng của gừng tươi được dân gian lưu truyền nhiều đời đó chính là chữa cảm, sốt. Gừng khi sử dụng cùng nước ấm sẽ làm giãn các mao mạch, tăng nhanh quá trình tiết mồ hôi, hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu, làm ấm cơ thể từ trong ra ngoài để chống lại virus hợp bào hô hấp 

Cảm lạnh là nguyên nhân gây ra một số bệnh liên quan đến đường hô hấp do đó người ta cũng thường sử dụng gừng tươi nấu với rượu để cạo gió, giải cảm cho người bị cảm lạnh, gừng và tinh dầu gừng tốt cho tiêu đờm, có hiệu quả trong các vấn đề khác nhau về đường hô hấp như ho, cảm cúm, viêm phế quản, hen suyễn và khó thở

Chữa cảm lạnh

Chữa cảm lạnh

2. Điều trị một số bệnh đường tiêu hóa

Một chứng bệnh của đường tiêu hoá như buồn nôn, ợ nóng, trào ngược dạ dày khi sử dụng gừng sẽ làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh lý này.  Củ gừng và tinh dầu gừng sẽ khắc phục tốt nhất cho chứng khó tiêu, đau bụng, co giật, tiêu chảy, đầy hơi và các vấn đề khác liên quan đến đường ruột. Trà gừng cũng được sử dụng để giảm bớt một số triệu chứng dạ dày và tăng cảm giác thèm ăn.

Hơn nữa khi sử dụng gừng một cách vừa phải mỗi ngày sẽ giúp cơ thể điều chỉnh được lượng đường trong máu, đồng thời thúc đẩy quá trình tiêu hóa, hấp thu khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác, kích thích sự thèm ăn cũng như duy trì hệ tiêu hóa trong trạng thái tốt nhất.

3. Chống viêm

Tác dụng của gừng tươi không thể không nhắc đến đó là chống viêm hiệu quả mà không gây loét dạ dày như các loại thuốc chống viêm khác. Ngoài ra gừng còn được sử dụng trong điều chế thuốc chống viêm khớp. Theo như một nghiên cứu cho thấy phần lớn người tham gia dùng gừng để trị viêm khớp đã giảm đau và sưng rõ rệt.

Không chỉ vậy, tác dụng chống viêm của gừng cũng có ích cho việc điều trị viêm nha chu và phòng ngừa các bệnh về răng miệng như sâu răng, áp xe răng… Thường xuyên uống trà gừng nóng hoặc súc miệng bằng nước gừng có thể bảo vệ răng miệng trước nguy cơ mắc các bệnh lý về răng. 

4. Chống ung thư

Uống nước gừng tươi có tác dụng gì? Trong gừng chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng chống viêm và ngăn ngừa sự hoạt động của một số loại bệnh ung thư. Một số nghiên cứu đã cho thấy, các hợp chất trong gừng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng, ung thư đại trực tràng và bảo vệ da khỏi ánh sáng tia cực tím – tác nhân gây ung thư da.

5. Chống say tàu xe, ốm nghén

Để chống say tàu xe trong các chuyến đi người ta thường sử dụng gừng và đem lại nhiều hiệu quả. 

Tác dụng của gừng tươi trong việc chống say tàu xe hay giảm các triệu chứng ốm nghén được đánh giá là khá hiệu quả. Gừng có vị cay, tính ấm, giúp làm nóng cơ thể và giảm triệu chứng buồn nôn khi đi tàu xe. Ngoài ra, nó cũng kích thích cảm giác thèm ăn cho các chị em phụ nữ đang trong giai đoạn ốm nghén, chán ăn, thường xuyên ăn không tiêu.

Chống say tàu xe, ốm nghén

Chống say tàu xe, ốm nghén

6. Giảm stress, đau đầu

Một tác dụng khác của gừng đó là khả năng giảm đau đầu, giải tỏa tinh thần, loại bỏ các trạng thái căng thẳng như chóng mặt, bồn chồn và lo lắng… Khi cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng hay đau đầu, bạn chỉ cần nhai một miếng gừng tươi khoảng 30 phút là các triệu chứng sẽ giảm rõ rệt.

Bên cạnh đó, một tác dụng của gừng tươi mà ít người biết đó là làm cho các tế bào não kéo dài tuổi thọ và cung cấp chất chống oxy hóa để ngăn ngừa sự oxy hóa gây hại cho tế bào não. Vì thế, gừng giúp chống lại các triệu chứng suy giảm trí nhớ (do tuổi tác), nhất là giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

7. Hỗ trợ giảm đau lưng, đau vai

Khi thường xuyên ngồi lâu một tư thế ít vận động , dễ hay gặp phải các chứng đau lưng, đau vai gáy. Dùng nước gừng nóng và thêm chút muối và dấm ăn hoặc dùng khăn thấm đều hỗn hợp gừng tươi, mật ong và giấm lên chỗ bị đau làm nhiều lần. Cách làm này giúp cơ bắp được thoải mái, lưu thông máu, giảm đau rất hiệu quả.

8. Giảm cholesterol, phòng ngừa tiểu đường

Trong một nghiên cứu cho thấy gừng có tác dụng giảm lượng cholesterol và kiểm soát lượng đường trong máu rõ rệt. Do vậy, sử dụng gừng thường xuyên sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm như béo phì, cao huyết áp, tiểu đường… 

9. Hỗ trợ giảm cân

Uống nước gừng tươi có tác dụng gì? Việc rối loạn chuyển hóa của cơ thể sẽ gây ra tình trạng béo phì, tăng cân. Tuy nếu thường xuyên sử dụng gừng sẽ giúp cho quá trình trao đổi chất luôn ổn định. Cho dù người giảm cân ngừng ăn kiêng nhưng khi sử dụng gừng đều đặn sẽ khiến việc tăng cân mất kiểm soát không diễn ra. 

Một số cách sử dụng gừng phổ biến

Từ những tác dụng của gừng tươi đem lại cho sức khỏe con người. Gừng càng trở lên phổ biến và được sử dụng làm nguyên liệu cho rất nhiều đồ ăn thức uống. Phổ biến nhất có thể kể đến đó là trà gừng, kẹo gừng và nước gừng mật ong.

1. Trà gừng

Gừng đã được nhiều nhà thuốc điều chế dưới dạng trà với vị ấm tự nhiên có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, do chứa các thành phần gingerol, shogaol, zingerone và paradol. Các tác dụng của trà gừng tươi có thể kể đến như là hỗ trợ giảm cân, trị ho, giải cảm, giảm buồn nôn, chóng mặt khi đi tàu xe, tăng cường hệ miễn dịch và chức năng não bộ, giảm đau, hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, điều hòa huyết áp, giảm cholesterol.

2. Nước gừng mật ong

Gừng sẽ phát huy rất tốt tác dụng nếu sử dụng kèm với mật ong như cải thiện lưu thông máu, chữa trị hen suyễn, bệnh hô hấp, trị ho và giảm viêm hiệu quả do mật ong giàu các thành phần vitamin B, C, D, E và chất làm tăng cường hệ miễn dịch. 

3. Kẹo gừng

Kẹo gừng là món ăn được dùng phổ biến hơn cả vì tiện mang theo bên người, có thể dùng ở mọi lúc mọi nơi. Tùy theo sở thích mỗi người mà có loại kẹo gừng cứng hoặc kẹo gừng mềm với công dụng nổi bật như giữ ấm cho bao tử, chống viêm và tốt cho cổ họng, chống buồn nôn.

Một số cách sử dụng gừng phổ biến

Một số cách sử dụng gừng phổ biến

Những lưu ý khi sử dụng gừng hằng ngày

Mặc dù tác dụng của gừng tươi đem lại cho sức khỏe con người là không thể bàn cãi. Tuy nhiên, mọi người không vì vậy mà lạm dụng, sử dụng quá liều lượng sẽ gây phản tác dụng. 

Ví dụ như tác hại của gừng khi ăn nhiều trong ngày có thể bị ợ nóng, đầy hơi, dạ dày khó chịu, kích ứng vùng miệng. Khi dùng với lượng gừng nhiều trong thời gian dài thì có thể bạn sẽ gặp phải những vấn đề nghiêm trọng hơn như làm tăng nguy cơ chảy máu (nhất là với phụ nữ mang thai, người bị bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch) hay có thể gây phản ứng với thuốc mà bạn đang dùng. 

Cho nên, khi sử dụng gừng hằng ngày, cần nên lưu ý những điều sau:

  • Không nên dùng quá 5gr gừng mỗi ngày.
  • Những người có vấn đề sức khỏe như bị bệnh tiểu đường, cao huyết áp, phụ nữ mang thai hoặc đang sử dụng thuốc, nên tham khảo bác sĩ kĩ trước khi dùng. 
  • Người chuẩn bị mổ và sau mổ, người đang chảy máu như băng huyết, ho ra máu, nôn ra máu, tiểu ra máu, tiêu ra máu, trĩ ra máu, chảy máu cam, chảy máu răng không nên dùng gừng. 
  • Không dùng gừng cho người bị cảm nắng, vã mồ hôi, sốt cao không rét.
  • Có thể ăn một ít gừng tươi trước khi dùng bữa để kích thích vị giác và tiết dịch tiêu hóa.
  • Có thể uống một ít nước gừng, trà gừng ấm để làm giảm tình trạng đầy hơi, đờm cổ họng và nghẹt mũi.
  • Có thể dùng gừng thoa lên da trong một thời gian ngắn nhưng chỉ nên xoa thử một vùng nhỏ trước để xem gừng có gây kích ứng da không.
  • Khi ăn gừng nên rửa sạch phần vỏ ngoài thay vì gọt vỏ đi, vì vỏ gừng cũng có công dụng chữa bệnh. 
Những lưu ý khi sử dụng gừng hằng ngày

Những lưu ý khi sử dụng gừng hằng ngày

Mong rằng thông qua chia sẻ trên đã giúp bạn đọc có thêm các thông tin liên quan đến tác dụng của gừng tươi, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp vui lòng liên hệ theo số 0243.9656.999 để nghe tư vấn trực tiếp từ chuyên gia. 

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.

Bài viết liên quan

Trĩ độ mấy thì phải cắt và điều trị phương pháp nào hiệu quả nhất?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Trĩ độ mấy thì phải cắt và điều trị phương pháp nào hiệu quả nhất?
Cắt trĩ bao lâu thì hết dịch và sinh hoạt trở lại bình thường?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Cắt trĩ bao lâu thì hết dịch và sinh hoạt trở lại bình thường?
Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn: 95% bệnh trĩ
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn: 95% bệnh trĩ
[Giải đáp thắc mắc] Liệu bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
[Giải đáp thắc mắc] Liệu bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không?
Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng là hiện tượng gì? Cảnh báo nguy hiểm
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng là hiện tượng gì? Cảnh báo nguy hiểm
Bệnh trĩ sau sinh là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bệnh trĩ sau sinh là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa
Cắt trĩ bằng phương pháp nào tốt nhất? Bật mí địa chỉ cắt trĩ uy tín
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Cắt trĩ bằng phương pháp nào tốt nhất? Bật mí địa chỉ cắt trĩ uy tín
Nguyên nhân hậu môn bị lồi thịt và địa chỉ khám hậu môn uy tín
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Nguyên nhân hậu môn bị lồi thịt và địa chỉ khám hậu môn uy tín
Bị sưng cục ở gần hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bị sưng cục ở gần hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Mổ trĩ bao lâu thì lành? Phương pháp chữa trĩ hiệu quả, nhanh phục hồi
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Mổ trĩ bao lâu thì lành? Phương pháp chữa trĩ hiệu quả, nhanh phục hồi
Bỏ túi những cách chữa táo bón ngay lập tức đơn giản
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bỏ túi những cách chữa táo bón ngay lập tức đơn giản
[Chia sẻ thông tin] Mách bạn những kinh nghiệm đi cắt trĩ cần biết!
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
[Chia sẻ thông tin] Mách bạn những kinh nghiệm đi cắt trĩ cần biết!