Sắn dây có tác dụng gì? Bạn đã biết sử dụng đúng cách chưa?

Sắn dây có tác dụng gì, sắn dây có tốt không… là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra. Sắn dây được sử dụng rất phổ biến trong đời sống hàng ngày, vừa để làm thực phẩm lại vừa có thể được làm thuốc. Đa số các bộ phận của sắn dây đều có thể được sử dụng tùy từng mục đích khác nhau. Vậy nên sử dụng sắn dây thế nào mới hiệu quả?

Sắn dây là gì?

Sắn dây không còn quá xa lạ với người Việt Nam với công dụng làm thực phẩm hoặc sử dụng làm các loại dược liệu. Loại cây này còn được gọi là bạch cát, khau cát, cát căn.

Sắn dây là gì?

Sắn dây là gì?

Sắn dây thuộc loại cây dây leo, thường sống lâu năm, thường mọc trong rừng hoặc được trồng tại vườn, ruộng. Đặc điểm của cây sắn dây là dạng cây dây leo dài, thậm chí có cây dài khoảng 10m. Lá của cây sắn dây mọc kép và so le với lá chét hình trứng. Mỗi lá lại sẻ thành 2 đến 3 thùy. 

Sắn dây có hoa, hoa của nó có màu xanh và mọc thành từng chùm qua các kẽ lá. Quả của nó có màu vàng nhạt, nhiều lông. 

Thông thường sắn dây thường được sử dụng lấy rễ (củ), mỗi củ có thể dài đến 15cm, đường kính từ 6 đến 8cm. Củ sắn dây thường nặng, rắn và chứa nhiều bột, khi cắt củ sắn ra sẽ thấy có nhiều xơ xuất hiện đồng tâm, mùi thơm nhẹ, vị ngọt, tính mát. 

Củ sắn dây thường được thu hoạch bắt đầu vào tháng 10 và kết thúc vào tháng 4. Sau khi thu hoạch, củ sắn dây thường được rửa sạch, loại bỏ lớp vỏ ở bên ngoài rồi cắt thành từng khúc. Củ sắn dây có thể chế biến thành thực phẩm, phơi khô, sấy hoặc làm bột sắn để tích trữ và dùng dần.

Sắn dây có tác dụng gì cho sức khỏe?

Sắn dây có tác dụng gì cho sức khỏe?

Sắn dây có tác dụng gì cho sức khỏe?

Sắn dây mặc dù được sử dụng rất phổ biến nhưng không phải ai cũng biết sắn dây có tác dụng gì với sức khỏe. Trong sắn dây ngoại trừ tinh bột còn có chứa các thành phần như Isoflavon (hoạt chất giống với estrogen) làm đẹp da, chất Puerarin bảo vệ tim và chống oxy hóa, chất Daidzein, Genistein… Vậy sắn dây có những tác dụng gì?

  • Giúp giải độc, giảm nghiện bia rượu: Sử dụng sắn dây sau khi uống bia, rượu có thể hạ huyết áp, chống loạn nhịp tim, giải độc, bảo vệ gan. Đặc biệt, theo Natural News sắn dây đã từng được xem là phương pháp giúp làm giảm nghiện rượu, giảm lượng rượu hấp thu trong cơ thể, giảm cholesterol máu cũng như các bệnh tim mạch. 
  • Làm đẹp da: Nếu bạn đang thắc mắc bột sắn dây có tác dụng gì với da mặt thì trong loại nguyên liệu này có chứa chất Isoflavon (hoạt chất giống với estrogen) giúp làm đẹp da, đẩy lùi các độc tố, làm giảm mụn giúp bạn có làn da trắng, mịn màng hơn. Nó cũng có thể coi như là loại nguyên liệu tẩy da chết tự nhiên rất hiệu quả. 
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Bột sắn dây được sử dụng rất hiệu quả với những trường hợp bị viêm loét dạ dày, ruột kích ứng. Vì sau khi uống bột sắn dây sẽ làm trung hòa lượng axit nên giảm triệu chứng đau dạ dày.
  • Giải cảm, chống say nắng: Nếu bạn bị trúng nắng hoặc bị cảm thì có thể pha bột sắn dây để uống, kết hợp với cát căn, đậu ván sắc lấy nước thì các triệu chứng sẽ nhanh chóng giảm đi đáng kể.
  • Cải thiện kích thước vòng 1: Sắn dây có tác dụng gì không thể không kể đến tác dụng cải thiện vòng 1 cho chị em phụ nữ vì nó có chứa chất Isoflavon (hoạt chất giống với estrogen). Ngoài ra, bột sắn dây còn giúp điều hòa kinh nguyệt, cân bằng nội tiết tố. 
  • Giúp giải khát, chống đói: Với những người bị cao huyết áp, nhiệt miệng có thể pha nước sắn dây để uống sẽ giúp cơ thể mát hơn, không còn bị khát nữa. 
  • Tốt cho phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai được khuyến khích sử dụng bột sắn dây vì chúng có hàm lượng Plavonodit caob giúp tăng cường tuần hoàn, chống oxy hóa. Hàm lượng Folate giúp tạo DNA phân chia tế bào, hạn chế khuyết tật ống thần kinh. 

Ngoài những công dụng trên đây, bột sắn dây còn có tác dụng cải thiện triệu chứng sốt do cảm, đau đầu, sởi, sốt cao, đái tháo đường, tiêu chảy, kiết lỵ, thiếu máu cơ tim, nôn ra máu, trĩ, chảy máu cam, ù tai…

Tốt cho phụ nữ mang thai:

Tốt cho phụ nữ mang thai:

Gợi ý một số bài thuốc từ sắn dây hiệu quả

Sắn dây có tác dụng gì cũng cần được sử dụng đúng cách mới mang lại hiệu quả. Dưới đây là gợi ý một số bài thuốc chữa bệnh từ sắn dây hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:

1. Ngộ độc thức ăn có đại tiện ra máu

Cách thực hiện: Dùng 500ml nước sắn dây tươi, 500ml nước ngó sen tươi sau đó khuấy đều, mỗi lần uống từng ít một đến khi các triệu chứng không còn nữa.

Ngộ độc thức ăn có đại tiện ra máu

Ngộ độc thức ăn có đại tiện ra máu

2. Chữa cảm nắng

Cách thực hiện: Dùng 12g bột sắn dây đem hòa với nước nguội rồi cho thêm chút đường, khuấy cho tan đường rồi sử dụng

3. Giải cảm

Cách thực hiện: Dùng 12g cát căn, 6g quế chi, 8g ma hoàng, 8g sinh khương, 6g bạch thược, 6g chích cam thảo, 12 quả đại táo đem sắc nước mỗi ngày uống 1 thang đem chia thành 3 bữa

4. Chữa ngộ độc rượu

Cách thực hiện: 30g bột sắn dây, 15g bột cam thảo đem trộn chung với nhau, mỗi ngày dùng 3g pha với nước nguội uống. Hoặc đơn giản hơn bạn có thể dùng 20g hoa sắn dây khô nấu với 1 lít nước và uống nhiều lần trong ngày. 

5. Chữa thiếu sữa ở phụ nữ mới sinh con

Phụ nữ mới sinh con nếu bị mấy sữa có thể đốt bột sắn dây thành than sau đó đem nghiền cho mịn. Mỗi lần sử dụng thì pha 6g bột than với 50ml rượu trắng. 

Chữa thiếu sữa ở phụ nữ mới sinh con

Chữa thiếu sữa ở phụ nữ mới sinh con

6. Làm mặt nạ sắn dây

Bạn có thể trộn 20g bột sắn dây, 20g bột đậu xanh, 1 thìa cà phê mật ong rồi trộn đều đến khi tạo thành hỗn hợp sền sệt thì đắp lên mặt thành 1 lớp mỏng. Giữ nguyên lớp mặt nạ này khoảng 20 phút rồi rửa lại với nước lạnh.

Lưu ý khi sử dụng bột sắn dây

Bột sắn dây mặc dù có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên để đảm bảo an toàn và hiệu quả bạn cần thực hiện theo những lưu ý quan trọng dưới đây: 

  • Đây là loại thực phẩm nhưng cũng là loại dược liệu có tính hàn mạnh nên không nên sử dụng cho trẻ em dạng sống. Cơ thể của trẻ còn non nớt, hệ tiêu hóa còn chưa phát triển đầy đủ nên nếu sử dụng sẽ dẫn đến tình trạng tiêu chảy hoặc lạnh bụng. Nếu muốn sử dụng thì bạn nên nấu chín để giảm tính hàn rồi mới cho trẻ sử dụng. 
  • Phụ nữ đang mang thai nếu thấy mệt mỏi, cơ thể lạnh thì không nên uống nước sắn dây sẽ làm bạn cảm thấy mệt mỏi hơn. Trường hợp bị động thai sử dụng bột sắn dây sẽ khiến dạ con bị co bóp và dẫn đến sảy thai.
  • Không nên sử dụng quá nhiều bột sắn dây mỗi ngày, kể cả những người khỏe mạnh cũng không nên uống quá 1 cốc nước sắn dây mỗi ngày. Tốt nhất bạn nên đun chín và pha thêm chút đường để có vị ngọt mát
  • Không pha chung bột sắn dây với mật ong vì đây là 2 loại thực phẩm đại kỵ, người uống có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng. 

Trên đây là những công dụng của bột sắn dây với sức khỏe giúp bạn giải đáp thắc mắc sắn dây có tác dụng gì với sức khỏe. Hy vọng với những thông tin này bạn sẽ có cách sử dụng bột sắn dây hiệu quả nhất. Tốt nhất trước khi sử dụng bạn nên thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn và tư vấn. 

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.

Bài viết liên quan

Trĩ độ mấy thì phải cắt và điều trị phương pháp nào hiệu quả nhất?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Trĩ độ mấy thì phải cắt và điều trị phương pháp nào hiệu quả nhất?
Cắt trĩ bao lâu thì hết dịch và sinh hoạt trở lại bình thường?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Cắt trĩ bao lâu thì hết dịch và sinh hoạt trở lại bình thường?
Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn: 95% bệnh trĩ
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn: 95% bệnh trĩ
[Giải đáp thắc mắc] Liệu bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
[Giải đáp thắc mắc] Liệu bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không?
Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng là hiện tượng gì? Cảnh báo nguy hiểm
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng là hiện tượng gì? Cảnh báo nguy hiểm
Bệnh trĩ sau sinh là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bệnh trĩ sau sinh là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa
Cắt trĩ bằng phương pháp nào tốt nhất? Bật mí địa chỉ cắt trĩ uy tín
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Cắt trĩ bằng phương pháp nào tốt nhất? Bật mí địa chỉ cắt trĩ uy tín
Nguyên nhân hậu môn bị lồi thịt và địa chỉ khám hậu môn uy tín
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Nguyên nhân hậu môn bị lồi thịt và địa chỉ khám hậu môn uy tín
Bị sưng cục ở gần hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bị sưng cục ở gần hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Mổ trĩ bao lâu thì lành? Phương pháp chữa trĩ hiệu quả, nhanh phục hồi
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Mổ trĩ bao lâu thì lành? Phương pháp chữa trĩ hiệu quả, nhanh phục hồi
Bỏ túi những cách chữa táo bón ngay lập tức đơn giản
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bỏ túi những cách chữa táo bón ngay lập tức đơn giản
[Chia sẻ thông tin] Mách bạn những kinh nghiệm đi cắt trĩ cần biết!
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
[Chia sẻ thông tin] Mách bạn những kinh nghiệm đi cắt trĩ cần biết!