Búi trĩ sa trễ, lòi ra ngoài khiến người bệnh trở nên khó chịu, hoạt động bất tiện và có khi còn đau hoặc chảy máu dai dẳng. Hiện tượng này cũng báo động bệnh trĩ đang có chiều hướng tiến triển nghiêm trọng và cần được xử lý sớm. Sa búi trĩ phải làm sao, bài viết sau đây sẽ giúp bạn có được hướng xử trí an toàn.
Danh mục bài viết
Thế nào là sa búi trĩ?
Sa búi trĩ phải làm sao, trước hết bạn cần hiểu về hiện tượng sa búi trĩ để tránh gây ra những nhầm lẫn khi thực hiện các biện pháp can thiệp xử lý.
Sa búi trĩ là tình trạng búi trĩ lòi ra ngoài, sa xuống khu vực hậu môn mỗi khi bệnh nhân đi đại tiện hoặc vận động mạnh. Tùy vào mức độ mắc bệnh nặng hay nhẹ mà tình trạng sa búi trĩ nhiều hoặc ít.
Hiện tượng sa búi trĩ có thể xảy ra ở cả trĩ nội, trĩ ngoại lẫn trĩ hỗn hợp. Do đó, người bệnh cần nắm bắt một số biểu hiện dưới đây để có thể phát hiện bệnh từ sớm:
- Lòi búi trĩ trong trĩ nội
Sa búi trĩ thường gặp ở những người bị trĩ nội từ cấp độ 2 trở lên. Khởi đầu khi búi trĩ tăng về kích thước, người bệnh sẽ cảm thấy búi trĩ lòi ra ngoài khi đi đại tiện nhưng sau đó tự động thụt vào.
Bệnh tiến triển sang cấp độ 3, búi trĩ trở nên phình to, lòi ra ngoài hậu môn sau khi đi đại tiện nhưng không có khả năng tự co lên. Phải dùng đến tay tác động trực tiếp mới đẩy được hậu môn vào trong.
Cuối cùng, cấp độ nặng nhất, búi trĩ lòi ra ngoài không thể tự co thụt vào trong dù có dùng biện pháp nào tác động đẩy vào. Người bệnh trở nên đau đớn, gặp bất tiện trong cuộc sống và sức khỏe chịu nhiều ảnh hưởng.
- Sa búi trĩ ngoại
Với người bệnh trĩ ngoại, búi trĩ sẽ hình thành ngoài rìa hậu môn, sờ tay hoặc nhìn trực tiếp đều có thể phát hiện được.
Ban đầu kích thước búi trĩ chỉ như hạt đậu, dùng tay ấn vào có thể xẹp xuống. Đến khi bệnh nặng, búi trĩ căng mọng sa hẳn ra ngoài và không thể ấn hay đẩy được vào. Thậm chí có trường hợp búi trĩ phát triển lớn gây sa nghẹt hậu môn.
- Búi trĩ sa ra ngoài trong trĩ hỗn hợp
Trĩ hỗn hợp là sự kết hợp của cả trĩ nội lẫn trĩ ngoại
Nguyên nhân dẫn đến sa búi trĩ là do đâu?
Tại sao bị sa búi trĩ và bị sa búi trĩ phải làm sao là những câu hỏi nhiều người quan tâm. Hiện tượng sa búi trĩ nói riêng và bệnh trĩ nói chung xảy ra là do:
- Tình trạng táo bón kéo dài
Táo bón khiến chúng ta phải dùng sức rặn mỗi khi đi đại tiện. Điều này làm gia tăng áp lực lên búi trĩ và khiến chúng lòi ra ngoài.
- Ảnh hưởng từ quá trình mang thai
Càng mang thai ở những tháng cuối, thai nhi càng phát triển nhiều hơn về kích thước. Dẫn đến những áp lực đè xuống vùng thân dưới khiến thai phụ dễ bị trĩ và gặp hiện tượng sa búi trĩ.
- Quan hệ bằng đường hậu môn
Không giống như âm đạo, hậu môn không có khả năng tiết chất nhờn để thực hiện hoạt động tình dục. Chính vì thế, việc quan hệ tình dục bằng đường hậu môn sẽ gây cảm giác đau, làm căng giãn tĩnh mạch vùng hậu môn khiến tình trạng sa búi trĩ ngày càng nặng hơn.
- Ít vận động hoặc phải bê vác nặng
Những người có tính chất công việc phải ngồi lâu như nhân viên văn phòng, lái xe,… hay những người công nhân phải làm việc bê vác nặng cũng có xu hướng gây áp lực mạnh xuống vùng mông và hông chậu. Lâu ngày có thể làm gia tăng bệnh trĩ và gây ra tình trạng sa búi trĩ ra ngoài.
- Do tuổi tác
Người cao tuổi cũng là đối tượng hay mắc bệnh trĩ và bị sa búi trĩ hơn do lúc này chức năng hệ tiêu hóa suy yếu gây rối loạn đại tiện. Đồng thời hệ thống tĩnh mạch hậu môn – trực tràng suy giảm khiến tình trạng bệnh có khả năng tiến triển nặng nhanh hơn nếu không được can thiệp điều trị kịp thời.
- Thói quen ăn uống không tốt
Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn chất xơ, ăn nhiều đồ gia vị cay nóng khiến người bệnh có nguy cơ bị rối loạn đại tiện. Táo bón kéo dài hoặc bị tiêu chảy liên tục cũng đều gây áp lực tới hậu môn và dẫn đến bệnh trĩ.
Sa búi trĩ phải làm sao để teo lại và thụt vào?
Búi trĩ sa ra ngoài ở mức độ càng nặng càng gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống cũng như ảnh hưởng tới tâm lý, sức khỏe cho người bệnh. Vậy khi bị sa búi trĩ phải làm sao để chúng co thụt lại và không còn xuất hiện nữa?
Mặc dù là căn bệnh xảy ra ở vùng nhạy cảm, song người bệnh cần gạt bỏ sự xấu hổ đến gặp các bác sĩ thăm khám. Vì chỉ có bác sĩ chuyên khoa mới có thể giúp bạn loại bỏ tình trạng sa búi trĩ một cách an toàn, nhanh chóng với biện pháp điều trị phù hợp nhất.
Dựa vào mức độ bị sa búi trĩ, người bệnh có khả năng sẽ điều trị theo những cách sau:
1. Điều trị bằng thuốc
Sa búi trĩ dùng thuốc gì, trong trường hợp bạn bị sa búi trĩ ở cấp độ nhẹ của bệnh trĩ (chủ yếu là cấp độ 2) thì có thể dùng các loại thuốc tây y điều trị.
Thuốc chữa trĩ thường có dạng kem bôi, dạng viên uống hoặc thuốc đặt hậu môn chứa thành phần chống viêm, kháng khuẩn và hỗ trợ tăng sức bền thành mạch hậu môn, giúp làm co búi trĩ.
2. Can thiệp ngoại khoa
Sa búi trĩ phải làm sao khi búi trĩ có xu hướng sa hẳn ra hậu môn, bị căng giãn quá mức và không còn khả năng co thụt lại khi ấn vào? Đây là dấu hiệu cho thấy bệnh trĩ đang dần tiến triển nặng, từ cấp độ 3 trở lên và việc điều trị bằng thuốc không thể mang lại kết quả như mong muốn. Do đó, can thiệp ngoại khoa cắt búi trĩ là giải pháp thích hợp nhất trong trường hợp này.
Hiện nay, cắt trĩ bằng máy sóng cao tần HCPT II là kỹ thuật cải tiến mới được các chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả với những tính năng vượt trội hơn hẳn so với các phương pháp cắt trĩ kiểu cũ.
Cắt trĩ bằng HCPT II không can thiệp điều trị bằng dao kéo, thay vào đó dùng sóng cao tần xâm lấn tối thiểu nên hạn chế cảm giác đau và chảy máu sau điều trị. Kết hợp dùng máy tính định vị đánh giá khu vực búi trĩ cần loại bỏ một cách triệt để, không ảnh hưởng tới khu vực lành tính nên bảo toàn chức năng hậu môn.
Đồng thời, thời gian thực hiện nhanh chỉ 15 – 20 phút. Sau đó, người bệnh hoàn toàn có thể trở về nhà nghỉ ngơi cũng như hồi phục hoạt động trở lại trong vòng không đến 1 tuần.
3. Biện pháp chăm sóc tại nhà
Bên cạnh việc điều trị theo phác đồ y khoa bác sĩ chỉ định, người bệnh cũng cần chú ý chế độ chăm sóc tại nhà sẽ hỗ trợ cải thiện bệnh tích cực hơn.
- Với khu vực hậu môn đang điều trị, nên chú ý vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày hoặc sau mỗi lần đại tiện. Nên vệ sinh bằng nước ấm nhẹ nhàng rồi dùng khăn thấm khô để tránh gây tổn thương tới vết thương.
- Mặc đồ rộng rãi, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt để tránh cọ sát vào hậu môn.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống giàu chất xơ, uống nhiều nước, hạn chế ăn đồ nhiều gia vị, kiêng hoàn toàn chất kích thích,… để tiêu hóa luôn khỏe mạnh.
- Tập thói quen đi đại tiện mỗi ngày trong khung giờ cố định. Nhất là nên đi vào buổi sáng để đào thải chất bã ruột tốt nhất.
- Trong thời gian điều trị không nên vận động mạnh quá sức, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để tránh những tác động không hay tới vùng hậu môn.
Trên đây là những chia sẻ dành cho bạn đang gặp vấn đề sa búi trĩ phải làm sao. Cần hỗ trợ tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ hotline 0243 9656 999 để gặp các chuyên gia sức khỏe nhanh nhất.
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.