Quả la hán có tác dụng gì đối với sức khỏe và cách dùng?

Quả la hán có tác dụng gì không? Từ xa xưa, la hán quả được biết đến là một loại thảo dược có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người. Ngoài ra, quả la hán còn được dùng như một loại nước giúp thanh nhiệt, giải khát trong ngày hè oi nóng. Vậy quả la hán có tốt không, có tác dụng gì không và cách sử dụng như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất? Tất cả sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.

Quả la hán là quả gì? Cách nhận biết quả la hán

Quả la hán có tác dụng gì? Nhận biết cây la hán như thế nào? Theo khoa học, cây la hán là loại cây leo, là đặc sản của vùng Quảng Tây, Quế Lâm thuộc Trung Quốc. Loại cây này trồng lấy quả để chế biến thành dược liệu và nước giải khát rất tốt cho sức khỏe. 

Quả la hán là quả gì? Cách nhận biết quả la hán

Quả la hán là quả gì? Cách nhận biết quả la hán

Quả la hán có vỏ cứng, đường kính quả khoảng từ 4 đến 6cm có hình cầu hoặc hơi trái xoan. 

Thành phần hóa học: Quả la hán chứa khoảng 25 đến 50% đường, saponin tritecpen, protein, vitamin C, chất nhầy cùng nhiều nguyên tố vi lượng khác. Trong đó, hoạt chất saponin tritecpen có vị ngọt tự nhiên nên rất tốt cho người tiểu đường. Do đó, người bệnh tiểu đường có thể dùng quả la hán để làm nước uống hàng ngày.

Vậy thực tế, quả la hán có tác dụng như thế nào, có tốt không? Dưới đây là những chia sẻ của các chuyên gia trong vấn đề này. 

Quả la hán có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Trong Đông y, quả la hán có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng thông tiện, nhuận phế vì có vị ngọt, tính mát. Theo kinh nghiệm lâu đời của người dân vùng Quế Lâm (Trung Quốc), la hán quả có công dụng chữa sốt rất tốt, long đờm, giảm ho, làm dịu cổ họng và có thể dùng cho mọi đối tượng. Vậy cụ thể quả la hán có tác dụng gì?

Uống la hán quả giảm cân

Quả la hán thường được pha chế thành nước uống. Vì có tính ngọt tự nhiên nên quả la hán được dùng để thay thế cho các loại đường và nước ngọt. Không những vậy, lượng chất béo trong quả la hán còn thấp hơn rất nhiều so với nhiều loại thực phẩm khác. Do vậy, những người đang trong giai đoạn giảm cân, người béo phì, thậm chí người mắc bệnh tiểu đường cũng có thể sử dụng quả la hán để ngăn ngừa những biến chứng của bệnh.

Uống la hán quả giảm cân

Uống la hán quả giảm cân

Trong Y học cổ truyền, quả la hán còn là một dược liệu quan trọng có trong các bài thuốc chữa tiểu đường. Vậy uống nước quả la hán hàng ngày có tốt không? Câu trả lời là rất tốt, nếu dùng nước quả la hán uống thường xuyên có thể giúp làm giảm tốt đa hàm lượng đường huyết, kích thích cơ thể sản sinh insulin nhiều hơn cho người tiểu đường. 

La hán quả có tác dụng gì với bà bầu? 

Quả la hán có vị ngọt tự nhiên, lại có tính mát giúp thanh nhiệt, giải độc tốt nên có tác dụng rất tốt cho bà bầu. Bên cạnh đó, khi sử dụng la hán quả trong thai kỳ còn có thể giúp phụ nữ phòng tránh được nhiều bệnh lý như viêm amidan, viêm họng, táo bón, hen suyễn….

Tuy nhiên, khi sử dụng quả la hán cho bà bầu thì cần phải đặc biệt lưu ý: 

  • Không nên sử dụng quả la hán trong 3 tháng đầu vì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
  • Bà bầu có sức khỏe kém, thường xuyên bị đau bao tử thì nên tránh các bài thuốc có chứa thành phần quả la hán.

Quả la hán có tác dụng chữa bệnh gì?

  • Ngăn ngừa ung thư: Quả la hán chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư trong giai đoạn đầu. 
  • Giải độc, kích thích tiêu hóa: Quả la hán mang tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan hiệu quả. Do vậy, la hán quả vẫn được sử dụng trong việc giải độc gan, kích thích tiêu hóa ổn định, ngăn chặn và làm giảm các triệu chứng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, trào ngược dạ dày….hiệu quả.
  • Chống dị ứng: Quả la hán còn chứa loại hoạt chất kháng histamin, đây là hoạt chất gây ức chế miễn dịch. Do vậy, việc sử dụng quả la hán lâu dài sẽ mang lại tác dụng rất tốt cho những người mẫn cảm với thành phần dị ứng. 
  • Phòng ngừa các bệnh hô hấp: Quả la hán còn mang lại công dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh đường hô hấp như ho, viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản, ho đờm, hen suyễn…
  • Kháng khuẩn: Khi gặp tình trạng nhiễm khuẩn nhẹ, người ra thường dùng quả la hán thay vì dùng kháng sinh. Vì loại quả này có khả năng ức chế vi khuẩn có hại một cách đáng kinh ngạc, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công gây bệnh hiệu quả. 
Quả la hán có tác dụng chữa bệnh gì?

Quả la hán có tác dụng chữa bệnh gì?

Cách sử dụng quả la hán để mang lại hiệu quả tốt nhất

Sau khi đã tìm hiểu được quả la hán có tác dụng gì, vậy quả la hán nên sử dụng như thế nào để mang lại tác dụng chữa bệnh như mong muốn. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ quả la hán, được đúng kết từ kinh nghiệm y học từ thời xa xưa: 

  • Bài thuốc chữa viêm họng

Sử dụng quả la hán, đem thái nhỏ để hãm với nước sôi. Người bị viêm họng, ho, đau rát cổ họng, ho đờm…có thể dùng nước quả la hán uống thay nước hàng ngày sẽ giúp giảm đau họng rất hiệu quả. 

  • Chữa táo bón từ quả la hán

Những người thường xuyên bị táo bón có thể dùng quả la hán sắc nước và pha thêm mật ong để uống trong ngày. Bài thuốc cổ truyền này có tác dụng trị táo bón cực hiệu quả.

  • Quả la hán có tác dụng trị ho gà

Chuẩn bị: 25g hồng khô và 1 quả la hán.

Cách thực hiện: Dùng hồng khô và quả la hán để sắc lấy nước uống. Ngoài ra, người bệnh có thể dùng la hán quả và 40g phổi lợn đã được sơ chế sạch, đem hầm nhừ và ăn sẽ giúp cải thiện hiệu quả bệnh ho gà. 

  • Bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh lao từ la hán quả

Chuẩn bị 60g la hán quả, 100g thịt lợn nạc, đem hầm nhừ và dùng trong bữa ăn hằng ngày. Món ăn này giúp bổ phế, mang lại hiệu quả trị bệnh lao khá rõ rệt. 

Chữa táo bón từ quả la hán

Chữa táo bón từ quả la hán

Lưu ý khi sử dụng để quả la hán có tác dụng tốt nhất

Quả la hán có tác dụng gì? Những công dụng mà la hán quả đem lại đối với sức khỏe con người là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, trước khi sử dụng quả la hán để hỗ trợ điều trị bệnh, mọi người cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Quả la hán không nên sử dụng cho người có triệu chứng sợ lạnh, da nhợt nhạt, thích uống ấm, tay chân lạnh, đại tiện lỏng, rêu lưỡi trắng… Bởi nếu sử dụng quả la hán sẽ gây lạnh bụng, đi đại tiện phân lỏng…
  • Những người bị ho do cảm lạnh cũng cần tránh sử dụng loại quả này.
  • Cần chú ý đến liều lượng quả la hán khi sử dụng. Trung bình, nếu dùng để sắc nước uống thì nên dùng 1 đến 2 quả/ ngày là phù hợp nhất. Bởi việc lạm dụng quả la hán không những không mang lại công dụng mong muốn mà còn dễ gây phản tác dụng. 

Hy vọng rằng, với những chia sẻ trên về vấn đề “Quả la hán có tác dụng gì” đã giúp mọi người trang bị thêm những thông tin về quả la hán. Loại quả này mang lại nhiều công dụng chữa bệnh, có thể chế biến thành nhiều cách như sắc nước uống, làm món ăn…đều mang lại hiệu quả rất tốt. Mọi thắc mắc cần được giải đáp, chi tiết vui lòng liên hệ hotline để được tư vấn ngay. 

Tìm kiếm có liên quan đến quả la hán có tác dụng gì

  • Uống nước quả la hán hàng ngàytốt không
  • Huyết áp caouống được quả la hán không
  • Uống la hán quả giảm cân
  • Cách sử dụng quả la hán
  • Quả la hán khô có tác dụng gì
  • Trẻ emuống được nước quả la hán không
  • Huyết áp thấpuống được quả la hán không
  • Nước bí đao la hán quả có tác dụng gì

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.

Bài viết liên quan

Trĩ độ mấy thì phải cắt và điều trị phương pháp nào hiệu quả nhất?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Trĩ độ mấy thì phải cắt và điều trị phương pháp nào hiệu quả nhất?
Cắt trĩ bao lâu thì hết dịch và sinh hoạt trở lại bình thường?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Cắt trĩ bao lâu thì hết dịch và sinh hoạt trở lại bình thường?
Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn: 95% bệnh trĩ
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn: 95% bệnh trĩ
[Giải đáp thắc mắc] Liệu bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
[Giải đáp thắc mắc] Liệu bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không?
Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng là hiện tượng gì? Cảnh báo nguy hiểm
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng là hiện tượng gì? Cảnh báo nguy hiểm
Bệnh trĩ sau sinh là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bệnh trĩ sau sinh là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa
Cắt trĩ bằng phương pháp nào tốt nhất? Bật mí địa chỉ cắt trĩ uy tín
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Cắt trĩ bằng phương pháp nào tốt nhất? Bật mí địa chỉ cắt trĩ uy tín
Nguyên nhân hậu môn bị lồi thịt và địa chỉ khám hậu môn uy tín
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Nguyên nhân hậu môn bị lồi thịt và địa chỉ khám hậu môn uy tín
Bị sưng cục ở gần hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bị sưng cục ở gần hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Mổ trĩ bao lâu thì lành? Phương pháp chữa trĩ hiệu quả, nhanh phục hồi
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Mổ trĩ bao lâu thì lành? Phương pháp chữa trĩ hiệu quả, nhanh phục hồi
Bỏ túi những cách chữa táo bón ngay lập tức đơn giản
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bỏ túi những cách chữa táo bón ngay lập tức đơn giản
[Chia sẻ thông tin] Mách bạn những kinh nghiệm đi cắt trĩ cần biết!
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
[Chia sẻ thông tin] Mách bạn những kinh nghiệm đi cắt trĩ cần biết!