Những tác dụng của cây cỏ xước bạn nên biết

Tác dụng của cây cỏ xước đã được y học phương Đông chứng thực từ lâu. Tuy nhiên, đối với nhiều người loài cây này còn khá xa lạ, và cũng không biết thực sự chúng dùng để làm gì, và đem lại lợi ích như thế nào với cơ thể con người. 

Cây cỏ xước chữa bệnh gì?

Trước khi tìm hiểu tác dụng của cây cỏ xước, mọi người cần biết cây cỏ xước chữa bệnh gì? Từ xa xưa cây cỏ xước là dược liệu được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian chữa đau xương khớp, thoái hóa khớp, bệnh gout, chữa sỏi thận, tiểu đường và giúp ổn định huyết áp.

Cây cỏ xước chữa bệnh gì?

Cây cỏ xước chữa bệnh gì?

Tuy là loài cỏ mọc hoang, thế nhưng trong đông y cây cỏ xước là vị thuốc quý có nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Ngoài điều trị những chứng bệnh kể trên, loại cây này còn nhiều công dụng khác như hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch và ung thư giai đoạn đầu.

Trong y học cổ truyền, cây cỏ xước có vị đắng, chua, tính bình, phá huyết, tiêu ứ. Khi sao khô có tác dụng mạnh gân xương, bổ can thận, thường được dùng để chữa phong thấp tê mỏi, cước khí, ngã sưng đau, điều trị bệnh thoái hóa khớp xương và những chứng bệnh liên quan đến khớp xương.

Cho nên tác dụng cây cỏ xước chính là điều trị các vấn đề về xương khớp. Chúng được đánh giá là một trong những loại cây thuốc nam quý đặc trị bệnh thoái hóa khớp và những chứng bệnh liên quan đến xương và khớp xương. Với những giá trị dược liệu cao, tác dụng điều trị bệnh thoái hóa khớp xương hiệu quả.

Tác dụng của cây cỏ xước là gì? 

Ngoài được lưu truyền trong y học phương đông là loài cây chuyên chữa các bệnh về xương khớp, các tác dụng của cây cỏ xước còn được biết đến trong điều trị những chứng bệnh khác mà các thầy y xa xưa thường áp dụng như là:  

Chữa viêm gan, viêm thận

Một trong những tác dụng nổi bật của cây cỏ xước là để chữa viêm gan, viêm thận, người bệnh chỉ cần thực hiện bài thuốc sau: 15g cỏ xước, 15g cỏ tháp bút, 15g mộc thông, 15g mã đề, 15g sinh địa, 15g rễ cỏ tranh.

Thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu trên sắc lấy nước uống với bột hoạt thạch. Sử dụng 3 lần/ngày.

Chữa chứng sổ mũi, sốt

Chữa sổ mũi, sốt cao cũng là một trong những tác dụng khác của cây cỏ xước mà không phải ai cũng biết, người bệnh chỉ cần chuẩn bị: 30g cỏ xước, 30g đơn buốt.

Thực hiện: Sắc uống ngày 1 tháng, 2-3 lần/ngày.

Bệnh lý cột sống

Những bài thuốc được bào chế từ cây cỏ xước đã được lưu truyền rất nhiều trong dân gian để điều trị thoát vị đĩa đệm, chữa thoái hóa cột sống, điều trị thoái hóa đốt sống cổ, chữa gai cột sống, điều trị bệnh đau thần kinh tọa, điều trị thoái hóa khớp, chữa bệnh viêm khớp và nhiều chứng bệnh tổn thương cột sống khác.

Bài thuốc này gồm có: 20g rễ cỏ xước, 16g tang ký sinh, 12g độc hoạt, 8g quế chi, 6g cam thảo.

Thực hiện: Sắc tất cả các thảo dược trên thành thuốc. Sử dụng 3 lần/ngày trong vòng 10-15 ngày.

Chữa cao huyết áp

Một trong những tác dụng của cây cỏ xước khi kết hợp với một số dược liệu sau đây sẽ giúp người bệnh giảm thiểu các triệu chứng do huyết áp cao mang lại mà còn khiến người bệnh điều hoà ổn định được huyết áp. 

Nguyên liệu gồm có: 16g cỏ xước, 12 hạt muồng sao vàng, 12g hy thiêm, 10g nấm mèo, 16g đương quy, 20g cỏ mực.

Thực hiện: Sắc các vị thảo dược thành thuốc, khi uống dùng với bã nấm mèo. Sử dụng 3 lần/ngày, uống liên tục trong 20-30 ngày.

Bài thuốc chữa bệnh gút từ cây cỏ xước

Uống nước từ cây cỏ xước chữa bệnh gì? Bệnh gút được thuyên giảm từ cây cỏ xước cùng các nguyên liệu sau: 15g lá lốt, 15g rễ bưởi bung, 15g rễ cây vòi voi.

Thực hiện: Tất cả nguyên liệu thái mong, sau đó sao vàng rồi sắc lấy nước. Sử dụng 3 lần/ngày, uống liên tục khoảng 7-10 ngày để có hiệu quả.

Trị mụn, làm đẹp da

Một trong những tác dụng của cây cỏ xước được nhiều chị em yêu thích đó là trị mụn, ngăn ngừa mụn, giúp da dẻ mịn màng, hồng hào, tránh lão hoá mà không gây ra các tác dụng phụ gì cho da.

Nguyên liệu: lá cỏ xước

Thực hiện: Rửa sạch, sau đó giã nhỏ và đắp lên mặt khoảng 20-30 phút/ngày để các dưỡng chất có trong cỏ xước được thẩm thấu vào da.

Sử dụng 2 lần/tuần trước khi đi ngủ để đem lại hiệu quả cao hơn.

Chữa kinh nguyệt không đều, huyết hư

Bên cạnh trị mụn, làm đẹp cây cỏ xước còn giúp chị em điều hoà kinh nguyệt. Chuẩn bị: cỏ xước 20g, rễ gai 30g, cỏ cú 20g, 15g mỗi loại ích mẫu, nghệ đen (nga truật). Đem tất cả dược liệu rửa sạch, sau đó đem đi sắc nước uống trong ngày. Uống liên tục trong vòng 5 – 10 ngày để đạt hiệu quả cao. 

Chữa quai bị

Cây cỏ xước trị bệnh quai bị cũng là bài thuốc đã được dân gian lưu truyền từ lâu. Lấy cỏ xước giã nhỏ chế thành nước súc miệng và uống trong. Còn bên ngoài lấy lượng vừa đủ giã đắp vào nơi quai bị sưng đau.

Chữa quai bị

Chữa quai bị

Chống co giật

Một tác dụng của cây cỏ xước còn được nhắc đến là chống co giật, có thể kể cả bại liệt, phong thấp teo cơ, xơ vữa mạch máu: Lấy rễ cỏ xước khoảng 40 – 60g sắc lấy nước thuốc uống nhiều lần trong ngày.

Chữa bầm máu do ngã, va đập mạnh

Một trong những tác dụng khác của cây cỏ xước chính là chữa bầm máu khi không may va đập mạnh, té ngã và bị tụ máu ở chân, tay thì có thể áp dụng bài thuốc từ cây cỏ xước như sau: 

Dùng 50g cỏ xước với 20g sâm đại hành, quả dứa dại, rượu trắng. Rửa sạch tất cả nguyên liệu rồi ngâm với rượu trắng. Uống 2 lần/ngày. Sử  dụng cây cỏ xước ngâm rượu sẽ giúp làm tan các vết máu bầm tích tụ.

Cây cỏ xước có mấy loại? 

Như vậy, tác dụng của cây cỏ xước đã được giải đáp. Có thể nói, cây cỏ xước là một dược liệu, cây thuốc quý, giúp chữa bách bệnh. Tuy nhiên cây cỏ xước cũng được phân theo loại khác nhau, tuỳ thuộc vào vị trí địa lý, mà đặc điểm từng loại cũng khác, cho nên công dụng khi sử dụng cũng có một số khác biệt.

Hiện nay các nhà khoa học phân loại cỏ xước thành bốn loại: Cây cỏ xước lông trắng, cỏ xước xù xì, cỏ xước Ấn Độ và cỏ xước màu xám đỏ. Tại Việt Nam phân bố chủ yếu là loại cây cỏ xước lông trắng, do khí hậu nóng ẩm quanh năm, cho nên loại cây này sinh sôi phát triển. 

Hầu hết những bộ phận của cây cỏ xước để có thể sử dụng được. Tuy nhiên người ta dùng chủ yếu nhất là rễ của cây cỏ xước.

Trong cây cỏ xước có chứa rất nhiều thành phần hóa học. Chẳng hạn như: 81% là nước, 9% là glucid, 3,7% là profit, 2,3% là tro và 2 % là Vitamin C.

Rễ của cây cỏ xước có chứa loại acid oleanolic và hạt của cây cỏ xước có chứa saponin oligosaccharide.

Mỗi một phương pháp phù hợp với từng tình trạng bệnh 

Mỗi một phương pháp phù hợp với từng tình trạng bệnh

Chú ý khi sử dụng cây cỏ xước trong điều trị bệnh. 

Trong y học phương đông, từ những tác dụng của cây cỏ xước đem lại được nhiều thầy thuốc đánh giá cao, và thường xuyên sử dụng trong việc khám chữa cho người bệnh. 

Tuy nhiên khoa học ngày nay vẫn chưa chứng thực về những tác dụng từ loài cây này mang lại cho nên, người nào có ý định sử dụng cây cỏ xước để điều trị bệnh lý cần cân nhắc và hỏi ý kiến thầy thuốc trước, để tránh những tác dụng không mong muốn có thể đem lại. 

Xong với đó, người bệnh khi sử dụng cây cỏ xước cần lưu ý những điều sau:

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú không nên áp dụng những bài thuốc từ cây cỏ xước vì có thể đem đến những tác hại không mong muốn
  • Nữ giới khi trong kỳ hành kinh, nên chú ý liều lượng sử dụng, vì cỏ xước thông huyết rất mạnh có thể gây nguy hiểm. 
  • Người hay dị ứng, người có bệnh lý về dạ dày, đường ruột phải tham khảo ý kiến bác sĩ khi muốn sử dụng.
  • Nên tham khảo kinh nghiệm từ người đi trước để sử dụng cho hợp lý, hiệu quả.

Bên cạnh đó trước khi áp dụng những bài thuốc đến từ cây cỏ xước người bệnh nên chủ động đến khám và nghe tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa uy tín, để biết rõ nguyên nhân, biết được hướng điều trị và nghe tư vấn từ bác sĩ có nên hay không khi kết hợp điều trị kèm cây cỏ xước. 

Trước khi sử dụng người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ về liều lượng dùng, cần kiên nhẫn điều trị và không nên coi đây là phương pháp điều trị chính mà phải kết hợp điều trị từ phác đồ mà bác sĩ đưa ra. 

Hy vọng thông qua những chia sẻ trên đã giúp bạn đọc năm được những thông tin cơ bản liên quan đến tác dụng của cây cỏ xước, nếu còn bất kỳ thắc mắc liên quan nào, vui lòng liên hệ theo số 0243.9656.999 để nghe tư vấn trực tiếp từ chuyên gia.

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.

Bài viết liên quan

Trĩ độ mấy thì phải cắt và điều trị phương pháp nào hiệu quả nhất?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Trĩ độ mấy thì phải cắt và điều trị phương pháp nào hiệu quả nhất?
Cắt trĩ bao lâu thì hết dịch và sinh hoạt trở lại bình thường?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Cắt trĩ bao lâu thì hết dịch và sinh hoạt trở lại bình thường?
Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn: 95% bệnh trĩ
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn: 95% bệnh trĩ
[Giải đáp thắc mắc] Liệu bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
[Giải đáp thắc mắc] Liệu bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không?
Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng là hiện tượng gì? Cảnh báo nguy hiểm
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng là hiện tượng gì? Cảnh báo nguy hiểm
Bệnh trĩ sau sinh là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bệnh trĩ sau sinh là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa
Cắt trĩ bằng phương pháp nào tốt nhất? Bật mí địa chỉ cắt trĩ uy tín
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Cắt trĩ bằng phương pháp nào tốt nhất? Bật mí địa chỉ cắt trĩ uy tín
Nguyên nhân hậu môn bị lồi thịt và địa chỉ khám hậu môn uy tín
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Nguyên nhân hậu môn bị lồi thịt và địa chỉ khám hậu môn uy tín
Bị sưng cục ở gần hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bị sưng cục ở gần hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Mổ trĩ bao lâu thì lành? Phương pháp chữa trĩ hiệu quả, nhanh phục hồi
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Mổ trĩ bao lâu thì lành? Phương pháp chữa trĩ hiệu quả, nhanh phục hồi
Bỏ túi những cách chữa táo bón ngay lập tức đơn giản
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bỏ túi những cách chữa táo bón ngay lập tức đơn giản
[Chia sẻ thông tin] Mách bạn những kinh nghiệm đi cắt trĩ cần biết!
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
[Chia sẻ thông tin] Mách bạn những kinh nghiệm đi cắt trĩ cần biết!