Lá tía tô trị bệnh gì? Cách sử dụng như thế nào cho hiệu quả là thắc mắc nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người. Bên cạnh nguyên liệu chế biến món ăn, tía tô còn được dùng làm bài thuốc quý chữa mụn, tàn nhang, nám, thâm, chữa bệnh gout, ho, sốt, sùi mào gà, sâu răng,… Cùng tìm hiểu công dụng của loại cây này trong bài viết dưới đây.
Danh mục bài viết
Tía tô là gì?
Trước khi giải đáp lá tía tô trị bệnh gì, mọi người cần biết tía tô có tên khoa học là Perilla frutescens, thuộc họ hoa môi (Lamiaceae). Các bộ phận được gọi với tên sau: Tô diệp (lá), tô ngạch (cành), tử tô (hạt) hoặc tên gọi khác là xích tô,…
Tía tô thuộc cây thân thảo, mọc quanh năm, có chiều cao trung bình 0.5 – 1m. Thân có lông mềm, mọc thẳng đứng. Lá có màu tím đôi lúc màu xanh tím, phía bề mặt có lông trải đều, có hình quả trứng, mọc cân xứng, răng cưa lớn.
Hoa tía tô có màu tím nhạt hoặc trắng mọc thành chùm ở kẽ cuống. Quả hình cầu, màu nâu, đường kính 1mm.
Trong hạt tía tô chứa 40% lượng dầu axit béo chưa bão hòa. Lá tía tô chứa 0.2% tinh dầu và thành phần xeton, aldehyde, hydrocacbon,…
Tía tô có nguồn gốc trải dài từ Ấn Độ sang Đông Nam Á. Tùy mục đích và nhu cầu sử dụng mà thời điểm thu hoạch khác nhau. Nếu lấy lá thì hái sau khi gieo hạt 2 tháng. Còn thu hoạch hạt thì đợi đến khi cây già.
Lá tía tô có tác dụng gì?
Những vấn đề như lá tía tô trị bệnh gì, lá tía tô có tác dụng gì nhận được nhiều sự quan tâm của chị em phụ nữ. Có thể nói, đây là loại thảo dược thiên nhiên rất tốt cho sức khỏe, mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời.
- Tác dụng trị mụn
Lấy 1 nắm lá tía tô rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn, ký sinh trùng, vi khuẩn,… Sau đó, giã nát và thoa lên vùng có mụn. Thực hiện 3 – 4 lần/tuần để giảm mụn, làm sáng da.
- Cải thiện chảy máu ngoài da
Dùng 1 nắm lá tía tô non giã nát, đắp lên vết thương đang chảy máu, không dùng lá già, giúp cầm máu ngay lập tức.
- Làm đẹp
Uống nước tía tô hàng ngày giúp da trở nên sáng tự nhiên, loại bỏ tế bào chết hiệu quả. Lá tía tô chứa nhiều vitamin giúp da trắng hồng, sáng da, da mịn màng hơn.
- Giảm cân
Tía tô chứa hoạt chất có lợi cho sức khỏe, giảm cholesterol và triglyceride. Sử dụng 5g bột lá tía tô mỗi ngày giúp giảm peroxidation lipid, cải thiện cân nặng.
- Thư giãn đầu óc
Tía tô chứa axit caffeic, apigenin,… giúp phòng ngừa, điều trị trầm cảm hiệu quả. Xông tinh dầu giúp hệ hô hấp hoạt động tốt hơn, tinh thần hưng phấn, tâm trạng tích cực.
- Trị mẩn ngứa, mề đay
Nguyên nhân ngứa, nổi mề đay là do tiếp xúc với người bị bệnh, côn trùng cắn, ánh nắng mặt trời, dị ứng thực phẩm, khí lạnh,… Dùng lá tía tô vắt nước cốt uống, phần bã đắp vùng bị tổn thương.
Lá tía tô chữa bệnh gì?
Ngoài việc quan tâm lá tía tô có tác dụng gì, mọi người còn thắc mắc lá tía tô trị bệnh gì. Thực tế, các bộ phận của cây đều có tác dụng riêng biệt điển hình như:
Lá tía tô chữa cảm
Lá tía tô rửa sạch, thái nhỏ rồi trộn với cháo trắng gạo tẻ, ăn lúc cháo còn nóng sẽ mang lại hiệu quả cao. Giúp ra mồ hôi, giải cảm nhanh.
Để hiệu quả, sau khi ăn cháo xong nên nằm nghỉ, trùm kín chăn lại.
Lá tía tô chữa ho ở trẻ sơ sinh
Nguyên liệu: 20g lá tía tô, 10g hoa đu đủ đực, 5g hoa khế, 5g đường phèn.
Cách thực hiện: Đem tất cả rửa sạch, tiến hành giã nát trừ đường phèn. Vắt lấy nước cốt, bỏ bã thêm đường phèn và hấp cách thủy. Cho trẻ uống 5 lần, mỗi lần 2.5ml.
Lá tía tô chữa bệnh rôm sảy
Cách thực hiện: Lá tía tô rửa sạch, dùng nước muối càng tốt. Sau đó mang đi xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt. Đun sôi và tắm cho trẻ. Có thể để nguyên nấu lên đem tắm cho bé nhưng xay nhuyễn hiệu quả cao hơn.
Tía tô chữa bệnh gout
Trong tía tô có 4 chất làm giảm hiệu quả của enzyme xanthine oxidase – là nguyên nhân hình thành acid uric phát triển bệnh gout.
Cách sử dụng: Dùng nắm lá tươi rửa sạch, ngâm nước muối nhai nuốt sốt hoặc dùng lá nấu nước thuốc uống hàng ngày.
Cách làm này giúp giảm triệu chứng sưng đỏ, đau nhức tại khớp hiệu quả.
Lá tía tô trị bệnh gì? Bệnh sưng vú
Chuẩn bị 10g lá tía tô, đem đun sôi với nước để uống, phần bã đắp lên vú. Sử dụng liên tục, kiên trì để triệu chứng giảm hẳn.
Lá tía tô chữa trúng độc do ăn hải sản
Sử dụng: 10g lá tía tô, 8g sinh khương, 4g cam thảo
Cách thực hiện: Cho tất cả nguyên liệu trên sắc cùng 600ml nước đến khi cạn còn 200ml nước. Chia ra sử dụng 3 lần/ngày khi nước còn ấm. Nếu nước nguội thì đun lại cho nóng.
Lá tía tô trị bệnh tim
Tinh dầu tía tô ngăn chặn huyết khối, bệnh tim mạch, phòng ngừa cơn đau tim bất ngờ, ngừa đột tử.
Cách thực hiện: Đun lá tía tô lượng vừa phải uống thay nước lọc.
Lá tía tô chữa bệnh đau dạ dày
Tanin và glucosid trong lá tía tô có tác dụng chống viêm, nhanh lành vết loét, liền sẹo, giảm gia tăng axit trong dạ dày.
Cách thực hiện: Sắc tía tô uống giúp giảm đau, giúp bệnh nhân đau dạ dày ăn ngon, ngủ ngon.
Lưu ý: Có thể sử dụng lá tía tô dạng tươi hay khô đều được. Nước lá tía tô có vị cay, hơi nồng nhưng không quá khó uống. Tuy nhiên, liều lượng sử dụng tùy thuộc mức độ bệnh, độ tuổi, loại bệnh. Vì vậy, bệnh nhân cần lắng nghe lời khuyên của bác sĩ trước khi dùng.
Uống lá tía tô nhiều có tốt không?
Như vậy, lá tía tô trị bệnh gì đã có câu trả lời. Tía tô không chỉ là bài thuốc chữa bách bệnh, còn là món ăn vô cùng bổ dưỡng.
Tuy nhiên, tía tô là bài thuốc dân gian mang lại tác dụng chậm. Vì vậy, bệnh nhân cần kiên nhẫn sử dụng trong thời gian dài.
Ngoài ra, các chuyên gia khuyên không nên uống lá tía tô quá nhiều cùng một lúc để tránh gây ra tác dụng phụ: Chướng bụng, đầy hơi,…
Thêm nữa, cho đến nay, chưa có bất cứ nghiên cứu khoa học nào chứng minh tác dụng thật sự của lá tía tô. Vì vậy, có trường hợp áp dụng giảm triệu chứng, có trường hợp triệu chứng bệnh ngày một nặng thêm.
Những lưu ý khi sử dụng lá tía tô
Khi biết lá tía tô trị bệnh gì, cũng như nắm rõ những tác dụng của mẹo dân gian này trong việc hỗ trợ sức khỏe, cải thiện nhan sắc,… Mọi người cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Đối với người hay ra mồ hôi, bị cảm nóng: Cẩn thận khi sử dụng lá tía tô chữa bệnh. Vì sẽ gây ra tình trạng đổ mồ hôi nhiều, sử dụng thời gian dài khiến cơ thể mất nước. Do đó, người hay ra mồ hôi, bị cảm nóng cần uống đủ nước khi điều trị bệnh.
- Đối với bà bầu: Mặc dù lá tía tô có tác dụng an thai. Tuy nhiên, sử dụng liều lượng quá lớn sẽ dẫn tới tăng huyết áp, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe mẹ và thai nhi.
- Đối với người có tiền sử dị ứng: Trường hợp bị dị ứng với thành phần hóa học từ lá thuốc, nên hạn chế tối đa dùng nó để điều trị bệnh. Vì có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Ngoài ra, người bệnh trước khi sử dụng thảo dược này cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Nên bảo quản trong tủ lạnh tối đa 24h, vì càng để lâu, dưỡng chất trong lá càng giảm.
Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết lá tía tô trị bệnh gì, tác dụng của loại lá này. Mặc dù vậy, trước khi sử dụng bất cứ mẹo dân gian nào, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Tìm kiếm có liên quan lá tía tô trị bệnh gì
- Uống la tía to nhiều có tốt không
- Tác dụng của lá tía tô với xương khớp
- Tắm bằng nước lá tía tô có tác dụng gì
- Xay lá tía tô uống
- Lá tía to phơi khô có tác dụng gì
- Ăn lá tía tô sống có tốt không
- Tác dụng của La tía tô trị nám
- Tác hại của la tía to
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.