[BẬT MÍ] Công dụng không ngờ tới từ lá hẹ hấp mật ong với sức khỏe

Lá hẹ hấp mật ong được coi là một món ăn bổ dưỡng được nhiều gia đình Việt áp dụng, không chỉ giúp tăng hương vị trong bữa ăn mà còn có thể chữa được bệnh cho người dùng nó. 

Công dụng từ lá hẹ hấp mật ong là gì?

Trong y học phương Đông, lá hẹ không chỉ là một loại gia vị được sử dụng trong ẩm thực để tăng hương vị của các món ăn mà đây còn được xem là một loại “thần dược” chữa bệnh khá hiệu quả. Lá hẹ có tính nhiệt, nấu chín có vị cay, ngọt, tính ấm, lại mạnh cho khí, không chứa độc, mang đến tác dụng chữa các bệnh hô hấp như ho, viêm họng, suyễn, ho có đờm… và các bệnh đường ruột.

Không chỉ vậy, trong hẹ còn tìm thấy một số loại kháng sinh mạnh như Allicin, Sulfit, Odorin giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh hô hấp, đường ruột cho cơ thể. Chất Saponin có trong lá hẹ cũng có tác dụng tiêu đờm, chữa ho. Do đó, cách trị ho bằng lá hẹ rất hiệu quả mọi người có thể áp dụng thường xuyên.

Lá hẹ hấp mật ong

Lá hẹ hấp mật ong

Mật ong là một chất lỏng ngọt ngào được tạo ra bởi những con ong sử dụng mật hoa từ hoa. Mật ong chứa thành phần chủ yếu là đường, cũng như hỗn hợp các axit amin, vitamin, khoáng chất, sắt, kẽm và chất chống oxy hóa. Nó thường được sử dụng như một chất làm ngọt trong thực phẩm cũng như sử dụng như một loại thuốc.

Mật ong được sử dụng để trị ho, tiểu đường, nồng độ cholesterol cao, hen suyễn và sốt. Nó cũng được sử dụng để chữa tiêu chảy, loét miệng trong quá trình điều trị ung thư và loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori). Mật ong cũng cung cấp một nguồn năng lượng dồi dào trong khi tập thể dục hoặc ở những người bị suy dinh dưỡng. Uống mật ong pha loãng giúp giảm đau và chữa lành vết thương sau khi cắt amidan.

Khi lá hẹ hấp mật ong sẽ phát huy được tác dụng chữa ho, viêm họng và các bệnh lý về đường ruột, tiêu chảy dành cho người sử dụng. Bên cạnh đó khi sử dùng cùng lúc hai nguyên liệu này còn giúp người dùng tăng sức đề kháng, nâng cao sức khoẻ, ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại. 

Cách chế biến lá hẹ hấp mật ong 

Để việc sử dụng lá hẹ hấp mật ong phát huy được công dung tốt nhất cho cơ thể, người dùng nên lưu ý cách chế biến như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu: 1 nắm lá hẹ tươi và mật ong nguyên chất. Mang lá hẹ đi rửa sạch, rồi cắt thành khúc ngắn khoảng 2cm. Tiếp theo, cho lá hẹ vào một cái chén sành, đổ mật ong đến khi ngập mặt lá. Đem mật ong và lá hẹ hấp cách thủy trong 20 – 30 phút

Chắt lấy nước uống 4 – 5 lần mỗi ngày để làm dịu cơn ho. Trẻ em có thể uống 3 – 5 ml/lần (tương đương 1 muỗng canh), người lớn thì uống mỗi lần khoảng 10 ml.

Lưu ý: Công dụng của lá hẹ hấp mật ong giúp giảm ho hiệu quả. Tuy nhiên, mật ong có thể làm giảm huyết áp và gây tăng đường huyết. Vì vậy, những người mắc chứng huyết áp thấp hoặc bệnh nhân bị tiểu đường nên thận trọng khi áp dụng cách này. Không nên dùng lá hẹ hấp mật ong cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Một số cách chế biến lá hẹ để chữa các bệnh khác

Bên cạnh việc chế biến lá hẹ hấp mật ong để chữa ho, tăng cường sức để khác, hỗ trợ hoạt động đường ruột tốt. Thì người sử dụng có thể áp dụng một số các cách chế biến sau đây để phát huy được công dụng của lá hẹ như là:

  • Lá hẹ chưng đường phèn

Hẹ hấp đường phèn cũng là một phương pháp chữa ho cho trẻ sơ sinh, người dùng có thể chế biến như sau: 

Rửa và cắt nhỏ 100g lá hẹ, đem bỏ vào một cái chén sạch. Cho 3g đường phèn giã nhỏ, rải lên trên lá hẹ. Đem hấp cách thủy 30 phút. Chia ăn 2 lần mỗi ngày, nếu ăn được cả cái càng tốt.

Lá hẹ chưng đường phèn

Lá hẹ chưng đường phèn

  • Trị ho bằng lá hẹ với nghệ và chanh

Lấy khoảng 20g nghệ đem nướng chín, lột vỏ, cho vào cối giã nát. 10g lá hẹ rửa và ngâm với nước muối pha loãng, cắt khúc ngắn. Chanh cắt lát mỏng rồi cho vào chén cùng với nghệ, lá hẹ. Thêm chút đường phèn để tạo độ ngọt. Đem hấp cách thủy cho đến khi đường tan hết. Chắt nước uống mỗi ngày 2 lần trước khi ăn

  • Chữa ho bằng lá hẹ và gừng

Người dùng chuẩn bị  Gừng tươi: 25g; Lá hẹ: 250g

Đem 2 nguyên liệu trên rửa sạch, cắt nhỏ. Cho tất cả vào chén cùng với ít đường rồi hấp cách thủy tương tự như những cách trên. Chắt nước uống và ăn cả xác, mỗi ngày 3 lần. Dùng liên tục 5 ngày liền có tác dụng chữa ho do lạnh, cảm mạo. 

  • Ăn cháo lá hẹ trị ho

Một cách chữa ho bằng lá hẹ cho bé mà các mẹ có thể áp dụng đó là chế biến nấu thành cháo hẹ với công dụng chữa ho, viêm họng và giải cảm. 

Lấy100g lá hẹ rửa và cắt khúc ngắn vừa ăn. Vo gạo, cho vào nồi nấu đến khi chín nhừ. Nêm nếm gia vị cho vừa miệng. Cuối cùng cho lá hẹ vào, nấu thêm khoảng 2 phút rồi tắt bếp. Sử dụng khi cháo còn nóng sẽ giúp làm ấm và xoa dịu cổ họng, cải thiện tình trạng đau rát khó chịu khi bị ho.

  • Uống nước lá hẹ 

Để chữa ho thường đau họng, khó nuốt, chúng ta có thể uống nước lá hẹ tươi. Lấy 12-24g lá hẹ, rửa sạch rồi ngâm với nước muối. Sau 15 phút vớt ra cho ráo nước. Cắt nhỏ lá hẹ, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Thêm 1 ly nước ấm vào, khuấy đều hỗn hợp, lọc lấy nước cốt. Chia nước lá hẹ uống 2 -3 lần trong ngày

Uống nước lá hẹ

Uống nước lá hẹ

  • Lá hẹ với hoa đu đủ đực và hạt chanh

Một cách chữa ho từ lá hẹ mà người bệnh có thể tham khảo như là: Lấy 15g lá hẹ và hoa đu đủ đực cùng 10g hạt chanh đem rửa sạch, xay nhuyễn với nước. Đổ hỗn hợp ra chén, thêm một chút đường và mật ong vào, trộn đều lên và đem hấp chín. Chia uống làm 3 lần trong ngày. Kiên trì uống vài ngày sẽ thấy tình trạng ho được cải thiện.

  • Chườm lá hẹ chữa ho

Đem lá hẹ hơ nóng, đắp trực tiếp vào cổ họng lưu ý nhiệt độ vừa phải để không bị bỏng. Khi lá hẹ hết nóng, tiếp tục lấy lá hẹ mới hơ đắp tương tự. Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần áp dụng khoảng 15 phút . Trị ho bằng lá hẹ theo cách này thích hợp với những người bị ho có biểu hiện nhiều đờm, sưng và đau nhiều ở cổ họng.

Cần lưu ý điều gì khi sử dụng chữa ho từ lá hẹ 

Có thể nói lá hẹ hấp mật ong, hay sử dụng các cách chế biến khác từ lá hẹ để chữa ho, viêm họng, đường ruột đều mang đến những tác dụng hữu ích cho người sử dụng tuy nhiên người bệnh cũng cần lưu ý những điều sau đây: 

  • Dùng lá hẹ chỉ có tác dụng giảm ho khi mới bị bệnh, ở giai đoạn đầu.
  • Lá hẹ có vị cay, tính nhiệt nên không thích hợp với người cơ thể âm suy, bốc hỏa
  • Có thể gây dị ứng cho người dễ bị mẫn cảm
  • Có thể gây ra các triệu chứng khó chịu ở bụng nếu ăn quá nhiều. Bạn không nên ăn hẹ với số lượng lớn cùng lúc.

Cách trị ho bằng lá hẹ là một mẹo dân gian nên tùy thuộc vào cơ địa, nó có thể cho hiệu quả với người này nhưng lại không cho tác dụng đối với người kia. Phương pháp này cũng lâu cho kết quả hơn thuốc tây nên khi áp dụng cần kiên trì. Hơn nữa việc dùng lá hẹ chỉ có tác dụng nhất định, không thể thay thế hoàn toàn cho thuốc, người bệnh thấy điều trị lâu không đỡ, cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn. 

Nếu có các triệu chứng nghiêm trọng dưới đây thì người bệnh cần đi khám bác sĩ ngay:

  • Ho liên tục không ngớt
  • Nôn ói, mất ngủ
  • Khó thở, thở khò khè
  • Tím tái môi
  • Sốt cao

Khi xuất hiện những dấu hiệu này cho thấy người bệnh đã bị nhiễm trùng hô hấp nặng gây ho dữ dội, cần được can thiệp điều trị y tế càng sớm càng tốt. Nếu không có thể gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Hy vọng thông qua những chia sẻ trên đây phòng khám đa khoa Quốc tế Cộng Động đã giúp bạn đọc nắm được cách chế biến lá hẹ hấp mật ong và một số cách chế biến lá hẹ khác để điều trị bệnh hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc liên quan nào, vui lòng liên hệ trực tiếp với các bác sĩ để được hỗ trợ. 

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.

Bài viết liên quan

Trĩ độ mấy thì phải cắt và điều trị phương pháp nào hiệu quả nhất?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Trĩ độ mấy thì phải cắt và điều trị phương pháp nào hiệu quả nhất?
Cắt trĩ bao lâu thì hết dịch và sinh hoạt trở lại bình thường?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Cắt trĩ bao lâu thì hết dịch và sinh hoạt trở lại bình thường?
Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn: 95% bệnh trĩ
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn: 95% bệnh trĩ
[Giải đáp thắc mắc] Liệu bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
[Giải đáp thắc mắc] Liệu bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không?
Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng là hiện tượng gì? Cảnh báo nguy hiểm
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng là hiện tượng gì? Cảnh báo nguy hiểm
Bệnh trĩ sau sinh là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bệnh trĩ sau sinh là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa
Cắt trĩ bằng phương pháp nào tốt nhất? Bật mí địa chỉ cắt trĩ uy tín
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Cắt trĩ bằng phương pháp nào tốt nhất? Bật mí địa chỉ cắt trĩ uy tín
Nguyên nhân hậu môn bị lồi thịt và địa chỉ khám hậu môn uy tín
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Nguyên nhân hậu môn bị lồi thịt và địa chỉ khám hậu môn uy tín
Bị sưng cục ở gần hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bị sưng cục ở gần hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Mổ trĩ bao lâu thì lành? Phương pháp chữa trĩ hiệu quả, nhanh phục hồi
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Mổ trĩ bao lâu thì lành? Phương pháp chữa trĩ hiệu quả, nhanh phục hồi
Bỏ túi những cách chữa táo bón ngay lập tức đơn giản
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bỏ túi những cách chữa táo bón ngay lập tức đơn giản
[Chia sẻ thông tin] Mách bạn những kinh nghiệm đi cắt trĩ cần biết!
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
[Chia sẻ thông tin] Mách bạn những kinh nghiệm đi cắt trĩ cần biết!