Lá đinh lăng có tác dụng gì và những công dụng bạn không ngờ tới

Đinh lăng được xem là một cây dược liệu mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe được sử dụng nhiều trong Đông y. Vậy thì lá đinh lăng có tác dụng gì? Hãy cùng tham khảo và tìm hiểu những thông tin dưới đây để biết những công dụng của lá đinh lăng. Chắc chắn sẽ khiến bạn không ngờ rằng không chỉ rễ mà lá đinh lăng lại có nhiều công dụng tới vậy.

Lá đinh lăng có tác dụng gì đối với sức khỏe của con người?

Uống nước lá đinh lăng có tác dụng gì hẳn đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm và muốn biết.

Theo Y học cổ truyền thì lá đinh lăng có vị hơi đắng, tính mát có công dụng chống dị ứng, giải độc do ngộ độc thức ăn, chữa táo bón, chữa ho ra máu… Còn theo các nghiên cứu của y học hiện đại thì các thành phần trong lá đinh lăng mang nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.

Lá đinh lăng mang nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe

Lá đinh lăng mang nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe

Dưới đây là một số tác dụng chính của lá đinh lăng đó là:

1. Tốt cho sức khỏe tổng thể

Các vitamin nhóm B, nhất là vitamin B1 có trong lá đinh lăng được xác định giúp mang lại tác nhiều tác dụng cho hệ tim mạch, thần kinh và cả thị lực của con người. Bên cạnh đó, 13 loại acid amin trong lá đinh lăng có vai trò quan trọng cho sức khỏe tổng thể.

Ngoài ra, Glucozit trong loại lá cây giúp hỗ trợ tăng cường khả năng co bóp của tim và giảm thiểu đáng kể lượng Natri trong tim. Còn Alcaloid trong lá đinh lăng có tác dụng tốt trong việc gây tê và giảm đau. Hoạt chất Flavonoid trong lá đinh lăng là hoạt chất giúp ức chế chống lại các vi khuẩn gây bệnh.

2. Hỗ trợ chữa các bệnh về tiêu hóa

Lá đinh lăng còn biết đến có công dụng rất tốt trong việc hỗ trợ chữa trị một số bệnh lý đường tiêu hóa như: đầy hơi, khó tiêu, trĩ, tiêu chảy,…

Cách sử dụng lá đinh lăng chữa bệnh tiêu hóa rất đơn giản đó là bạn lấy 1 nắm lá đinh lăng tươi rửa sạch. Sau đó cho vào nồi sắc cùng 2 lít nước cho sôi rồi lấy phần nước đó uống thay nước lọc hàng ngày. Thực hiện cách này trong vài ba ngày sẽ thấy các triệu chứng của bệnh tiêu hóa thuyên giảm đáng kể.

3. Chữa đau lưng do yếu tố thời tiết

Khi thời tiết thay đổi thì xương khớp dễ bị ảnh hưởng nhiều nhất, đặc biệt là ở những người lớn tuổi. Cơn đau khiến cho người bệnh khó chịu, lười vận động, làm ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.

Lúc này người bệnh có thể sử dụng lá đinh lăng tươi kết hợp cùng rễ cây xấu hổ, cam thảo dây, cúc tần với lượng vừa đủ. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi sắc cùng 1 lít nước cho đến khi cạn còn 500ml thì chia làm 3 lần uống trong ngày sẽ giúp cải thiện chứng đau xương khớp.

4. Lá đinh lăng giúp an thần, trị đau đầu, mất ngủ

Uống nước lá đinh lăng có tác dụng gì thì chắc chắn phải kể đến khả năng an thần, trị mất ngủ, đau đầu của loại dược liệu này. 

Theo y học hiện đại, trong lá đinh lăng có chứa nhiều thành phần quan trọng đối với sức khỏe, trong đó giúp tăng cường sức đề kháng, thông kinh lạc, giúp người dùng an thần, ngủ ngon hơn. 

Lá đinh lăng trị đau đầu, mất ngủ

Lá đinh lăng trị đau đầu, mất ngủ

Đối với những người bị đau đầu thì loại lá này có tác dụng giảm đau hiệu quả, giúp tinh thần sảng khoái và tỉnh táo hơn.

5. Ngăn ngừa và điều trị dị ứng

Với những người có cơ địa dễ bị dị ứng thì hãy dùng nước lá đinh lăng để ngăn chặn tình trạng này. Bên cạnh đó, việc uống nước lá đinh lăng còn giúp thuyên giảm triệu chứng mẩn ngứa, nổi mề đay, nốt đỏ do dị ứng thức ăn.

Cách dùng lá đinh lăng để ngăn ngừa và điều trị dị ứng đó là bạn sử dụng lá đinh lăng tươi đem rửa sạch. Sau đó đun với 2 lít nước để sôi trong khoảng 5 phút thì tắt bếp và dùng nước uống khi còn ấm. Áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng dị ứng biến mất thì dừng.

6. Bồi bổ sức khỏe cho sản phụ

Lá đinh lăng có tác dụng gì thì một trong những tác dụng tuyệt vời của nó đó chính là giúp bồi bổ sức khỏe cho sản phụ sau sinh.

Sau khi sinh, cơ thể của người phụ nữ sẽ thường bị yếu đi rất nhiều do mất máu cũng như tổn hao sức lực. Lúc này, sản phụ hãy uống nước lá đinh lăng để tăng cường thể lực và tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất giúp nhanh chóng hồi phục sức khỏe. 

7. Uống nước lá đinh lăng chữa tắc tia sữa

Không chỉ giúp bồi bổ sức khỏe cho sản phụ sau sinh mà nước lá đinh lăng còn giúp trị tắc tia sữa vô cùng hiệu quả cho các chị em sản phụ bị tắc tia sữa trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.

Nước lá đinh lăng chống tắc tia sữa

Nước lá đinh lăng chống tắc tia sữa

Chị em chỉ cần uống nước lá đinh lăng liên tục trong khoảng 2-3 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt trong việc trị tắc tia sữa, đồng thời còn giúp kích sữa về nhiều hơn. Hoặc cũng có thể dùng lá đinh lăng tươi giã nát thêm một ít hạt muối vào rồi đắp lên phần ngực cũng giúp thông tắc tia sữa.

8. Hỗ trợ giảm đau tử cung và rối loạn kinh nguyệt cho phụ nữ

Một tác dụng tuyệt vời nữa của lá đinh lăng mà không thể không nhắc đến đó là giúp giảm đau tử cung và trị rối loạn kinh nguyệt cho chị em phụ nữ.

Nước lá đinh lăng được biết đến có tác dụng ổn định đường huyết và lưu thông khí huyết trong cơ thể tốt hơn. Từ đó giúp máu lưu thông đến bộ phận sinh dục tốt hơn và giúp điều hòa kinh nguyệt cho chị em phụ nữ.

Ngoài ra, các hoạt chất trong loại lá này còn giúp chị em phụ nữ tăng cường sức đề kháng, điều hòa khí huyết, qua đó giảm thiểu các cơn đau vùng bụng, đau tử cung hiệu quả.

9. Giúp tăng cường chức năng sinh lý cho nam giới

Lá đinh lăng có tác dụng gì thì nó có tác dụng giúp tăng cường chức năng sinh lý cho cánh mày râu.

Khoa học đã nghiên cứu và chứng minh được rằng một số thành phần trong lá đinh lăng có tác dụng tốt đối với chức năng sinh lý của nam giới. Các thành phần trong dược liệu này giúp lưu thông máu đến dương vật tốt hơn. Từ đó giúp nam giới hạn chế được tình trạng rối loạn cương dương, rối loạn xuất tinh trong đời sống tình dục.

Lưu ý khi sử dụng lá đinh lăng bạn cần biết

Như vậy, lá đinh lăng có tác dụng gì đã có lời giải đáp. Thêm nữa, công dụng của lá đinh lăng đối với sức khỏe của con người thì không thể phủ nhận được. Tuy nhiên, để sử dụng lá đinh lăng đạt hiệu quả tốt nhất, phát huy hết công dụng của nó thì bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc, người có chuyên môn trước khi sử dụng lá đinh lăng để làm bài thuốc chữa bệnh.
  • Việc dùng lá đinh lăng để điều trị một số bệnh có mang lại hiệu quả như mong đợi hay không còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người.
  • Không được lạm dụng lá đinh lăng quá nhiều, cần uống đủ liều lượng cho phép. Theo khuyến cáo thì mỗi người không nên sử dụng quá 200g lá đinh lăng tươi. Còn nếu sử dụng dạng lá khô thì không được quá 30g.
  • Nếu khi sử dụng lá đinh lăng mà thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường thì cần phải ngưng sử dụng và thăm khám, tư vấn bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán và có biện pháp xử lý đúng đắn.
  • Nên lựa chọn sử dụng loại cây đinh lăng có lá nhỏ và tốt nhất là lựa chọn cây có hơn 3 năm tuổi trở lên để đảm bảo hàm lượng dưỡng chất tốt nhất.
  • Lựa chọn sử dụng lá tươi bánh tẻ, không nên chọn lá quá non hoặc quá già, úa màu. Trước khi dùng để sắc nước thì cần rửa sạch hoặc có thể ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Việc sửa lá đinh lăng để chữa bệnh nên kết hợp với phương pháp khác điều trị khác để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Những thông tin được cung cấp trong bài viết trên đây hi vọng đã giúp bạn biết được lá đinh lăng có tác dụng gì và cách sử dụng hiệu quả. Nếu còn có thắc mắc về các vấn đề sức khỏe cần được giải đáp thì hãy liên hệ các bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.

Bài viết liên quan

Thời gian phát bệnh sùi mào gà là bao lâu? – Cần lời giải đáp
Cẩm nangSùi mào gà
Thời gian phát bệnh sùi mào gà là bao lâu? – Cần lời giải đáp
Bệnh sùi mào gà có dễ lây không? 4 con đường lây nhiễm chính 
Cẩm nangSùi mào gà
Bệnh sùi mào gà có dễ lây không? 4 con đường lây nhiễm chính 
Chữa bệnh sùi mào gà hết bao nhiêu tiền? Chi tiết các khoản phí cần biết
Cẩm nangSùi mào gà
Chữa bệnh sùi mào gà hết bao nhiêu tiền? Chi tiết các khoản phí cần biết
Sùi mào gà ở bao quy đầu – Các vấn đề nam giới cần phải biết 
Cẩm nangSùi mào gà
Sùi mào gà ở bao quy đầu – Các vấn đề nam giới cần phải biết 
Sùi mào gà ở miệng: Nguyên nhân, biểu hiện và hướng điều trị
Cẩm nangSùi mào gà
Sùi mào gà ở miệng: Nguyên nhân, biểu hiện và hướng điều trị
Quan hệ bằng miệng có bị sùi mào gà không và những điều cần biết 
Cẩm nangSùi mào gà
Quan hệ bằng miệng có bị sùi mào gà không và những điều cần biết 
Những tác hại của bệnh sùi mào gà và cách phòng tránh
Cẩm nangSùi mào gà
Những tác hại của bệnh sùi mào gà và cách phòng tránh
Bị sùi mào gà có được quan hệ không?[  Chuyên gia giải đáp] 
Cẩm nangReviewSùi mào gà
Bị sùi mào gà có được quan hệ không?[  Chuyên gia giải đáp] 
Sùi mào gà phát triển có nhanh không? Cách ngăn chặn như thế nào?
Cẩm nangSùi mào gà
Sùi mào gà phát triển có nhanh không? Cách ngăn chặn như thế nào?
[Hỏi – đáp] Sùi mào gà có tự khỏi được không? Có cần điều trị không?
Cẩm nangReviewSùi mào gà
[Hỏi – đáp] Sùi mào gà có tự khỏi được không? Có cần điều trị không?
Chi phí chữa apxe hậu môn liệu có đắt không?
Apxe hậu mônCẩm nangHậu môn trực tràng
Chi phí chữa apxe hậu môn liệu có đắt không?
[Giải đáp] Thời gian mổ apxe hậu môn bao lâu thì khỏi hoàn toàn?
Apxe hậu mônCẩm nangHậu môn trực tràngReview
[Giải đáp] Thời gian mổ apxe hậu môn bao lâu thì khỏi hoàn toàn?