Công dụng của lá lốt là gì? Cây lá lốt vốn được biết đến là loại rau quen thuộc, được sử dụng phổ biến trong các món ăn. Tuy nhiên, chắc hẳn rằng không phải ai cũng biết, cây lá lốt cũng là một vi thuốc chữa rất nhiều bệnh. Vậy tác dụng của lá lốt là gì? Các bài thuốc từ cây lá lốt thực hiện như thế nào? Theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp ngay.
Danh mục bài viết
Tìm hiểu về đặc điểm của cây lá lốt
Trước khi tìm hiểu về công dụng của lá lốt thì chúng ta có thể tìm hiểu một số thông tin về đặc điểm tự nhiên của cây lá lốt.
Theo đó, cây lá lốt (hay còn gọi là cây lá lốp) với tên khoa học là Piper lolot và thuộc họ hồ tiêu. Đây là loại cây thân thảo, sinh trưởng và phát triển ở những khu vực mát, bóng râm và những nơi có ánh nắng.
Khi dùng làm thuốc chữa bệnh, người ta thường sử dụng lá hoặc dùng cả cây, dùng nguyên liệu tươi hoặc có thể ép lấy nước cốt hoặc sấy khô dùng để nấu nước,…
Theo kết quả nghiên cứu khoa học, lá lốt có chứa nhiều hoạt chất ancaloit, beta – caryophyllene và benzyl axetat.
Trong khi đó, trong Đông y thì cây lá lốt được cho là có vị nồng, tính ấm và chống hàn, được dùng làm vị thuốc chữa bệnh rất hiệu quả, nhất là đối với các bệnh về xương khớp.
Những công dụng của lá lốt không phải ai cũng biết
Lá lốt là một loại thuốc quý trong Đông y, cũng vì giá thành rẻ, nguyên liệu dễ kiếm mà đặc biệt hơn cả là những công dụng thần kỹ trong việc chữa bệnh. Vậy công dụng của lá lốt là gì?
- Điều trị chứng đau nhức xương khớp
- ĐIều trị tiêu chảy, táo bón
- Giảm đau đầu, đau răng hay nôn mửa
- Hỗ trợ điều trị các bệnh về thận
- Chữa chứng phù thũng
- Chữa rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, khó tiêu
- Trị bệnh đổ mồ hôi trộm
- Chữa viêm lợi, hỗ trợ giúp chân răng chắc khỏe
Vậy cụ thể rằng, những tác dụng của lá lốt trong việc chữa bệnh là như thế nào? Dưới đây là những thông tin cụ thể mà bạn đọc chớ nên bỏ qua.
Tác dụng của lá lốt chữa bệnh gì? Tổng hợp các bài thuốc từ cây lá lốt
Trong dân gian, lá lốt thường được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với nhiều vị thuốc khác như lá xương sông, rễ cỏ xước, rễ bưởi bung…đem sắc nước uống hoặc dùng để ngâm tay chân. Dưới đây là tổng hợp một số công dụng của lá lốt trong việc chữa bệnh không phải ai cũng biết:
1. Tác dụng của lá lốt với xương khớp
Dùng lá lốt có thể giúp cải thiện đáng kể tình trạng đau nhức xương khớp, làm giảm sưng đau, thư giãn gân cơ, làm ấm khớp đồng thời giúp giải phóng sự chèn ép đến các rễ dây thần kinh. Từ đó, người bệnh sẽ thấy thoải mái hơn, chức năng vận động, hoạt động của xương khớp được tăng cường hơn.
Cách thực hiện bài thuốc:
- Chuẩn bị 1 nắm lá lốt đem ngâm trong nước muối loãng để khử khuẩn.
- Khi lá lốt đã sạch, ráo nước thì đem giã sơ qua rồi bắc chảo đun cùng 1 nắm muối biển.
- Bọc hỗn hợp đã đun nóng trong túi vải, khi đã bớt nóng thì đem chườm lên vùng xương khớp bị đau nhức từ 15-20 phút.
- Khi đã gỡ ra thi dùng tay mát xa nhẹ nhàng. Thực hiện đều đặn để cảm nhận được kết quả mong muốn.
2. Tác dụng của lá lốt ngâm rượu
Phương pháp này giúp phát huy tối đa tác dụng của lá tốt với bệnh khớp. Dùng lá lốt để ngâm rượu xoa bóp vào các vùng xương khớp bị tổn thương, hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp và bệnh thoái hóa khớp hiệu quả.
Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp với lá lốt ngâm rượu:
- Sử dụng cây lá lốt còn nguyên rễ và thân, đem đi rửa sạch, ráo nước rồi băm nhỏ.
- Đem ngâm cây lá lốt cùng 1 lít rượu trắng, bảo quản trong vòng 1 tháng là đã có thể sử dụng.
- Sử dụng mỗi ngày trước khi đi ngủ, đem rượu ngâm lá lốt xoa bóp nhẹ nhàng chỗ xương khớp bị đau nhức.
- Thực hiện xoa bóp từ 2-3 lần/ ngày, bạn sẽ cảm nhận được cảm giác thư giãn, không còn đau nhức.
3. Công dụng của lá lốt chữa chảy máu chân răng, nhiệt miệng
Lá lốt có tính sát khuẩn và kháng viêm cao nên sẽ hỗ trợ điều trị các chứng nhiệt miệng, chảy máu chân răng, viêm nhiễm răng lợi khá hiệu quả.
Cách thực hiện: Nhai nát lá lốt và ngậm trong miệng sau mỗi bữa ăn. Việc này sẽ giúp sát khuẩn, ngăn ngừa nguy cơ hình thành và phát triển của các ổ viêm nhiễm ở khoang miệng. Đừng quên đánh răng ít nhất ngày 2 lần giúp bảo vệ răng miệng tốt hơn.
4. Tác dụng của lá lốt và ngải cứu
Lá lốt kết hợp với ngải cứu để chữa đau khớp gối không còn quá xa lạ với nhiều người. Phương pháp này vừa có hiệu quả giảm đau nhanh, vừa tiết kiệm lại an toàn.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị cây lá lốt (cả thân và rễ) đem rửa sạch, cắt nhỏ rồi phơi khô. Cây đinh lăng và cây xấu hổ cũng đem phơi khô đem đi đun nước cùng với cây lá lốt để uống hàng ngày.
5. Lá lốt có tác dụng gì cho da?
- Giảm vết bầm tím trên da
Lá lốt có thể giúp làm mờ nhanh chóng các vết bầm tím do chấn thương, va đập trên da. Bởi trong lá lốt có chứa nhiều flavonoid giúp giảm đau hiệu quả, tính ấm nóng của lá lốt sẽ giúp đánh tan các vết bầm hiệu quả.
Cách thực hiện: Dùng 1 năm lá lốt rồi đem giã nát, đắp lên vị trí vết bầm và dùng gạc cố định lại. Đều đặn mỗi ngày đắp 2 lần sẽ thấy hiệu quả giảm vết bầm rõ rệt.
- Điều trị mụn nhọt, hỗ trợ chống oxy hóa hiệu quả
Vitamin C cùng hợp chất flavonoid có trong lá lốt có tác dụng tiêu diệt hiệu quả vi khuẩn có hại trên da, hỗ trợ điều trị mẩn ngứa, mụn nhọt hiệu quả, mang lại làn da khỏe khoắn hơn cho bạn.
Cách thực hiện: Chuẩn bị 1 nắm lá lốt, lá chanh và lá tía tô đem đi nghiền nát rồi đắp lên vùng da bị mụn nhọt. Đều đặn thực hiện ngày 1 lần khoảng 1 vài tuần, bạn sẽ bất ngờ vì những nốt mụn bay đi không còn dấu vết, tình trạng mẩn ngứa sẽ cải thiện rõ rệt, không còn quay trở lại nữa.
- Giảm thâm nám, làm trắng da ở phụ nữ
Trong lá lốt còn chứa nhiều vitamin C cùng các chất chống oxy hóa nên có công dụng hữu hiệu làm chậm quá trình lão hóa. Từ đó, giúp cải thiện tình trạng nám da, tàn nhang, da thâm sạm đồng thời giúp phụ nữ lấy lại được làn da trắng sáng, mịn màng như mong muốn.
6. Tác dụng của lá lốt ngâm chân
Phương pháp ngâm chân bằng lá lốt có tác dụng gì? Phương pháp này giúp lưu thông khí huyết, giãn nở các mao mạch máu trong cơ thể. Từ đó giúp tuần hoàn máu tốt hơn, máu được bồi dưỡng và vận chuyển đi nuôi xương khớp, cơ bắp nên có tác dụng chữa đau nhức xương khớp rất hiệu quả.
Rất nhiều người cũng băn khoăn không biết rễ lá lốt có tác dụng gì? Rễ lá lốt cũng là thành phần thường được dùng để ngâm rượu chữa đau nhức xương khớp rất tốt, giúp giảm đau, làm nóng, ấm cơ và thư giãn cơ rất hiệu quả.
Cách thực hiện bài thuốc:
- Chọn 5-10 cây lá lốt già, còn đủ thân rễ, đem đi rửa sạch rồi để ráo nước.
- Đem thái nhỏ và cho vào đun sôi cùng 1 lít nước khoảng 15 phút rồi bỏ ra ngoài.
- Ngâm chân khi nước còn ấm đến khi nước nguội hẳn thì dừng.
- Ngâm chân đều đặn mỗi ngày khoảng 1 tuần sẽ thấy cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp.
7. Tác dụng của lá lốt với đàn ông
Có thể bạn chưa biết, lá lốt đã từng là một vị thuốc trong các bài thuốc bổ thận tráng gương cho nam giới.
Nguyên do bởi lá lốt có tính nóng ấm có tác dụng thúc đẩy cơ thể tăng cường trao đổi chất, sản sinh hormone testosterone, sinh tinh đồng thời tăng ham muốn tình dục. Cũng vì vậy mà tác dụng giúp bổ thận, tăng cường sinh lý cho nam giới của lá lốt là không thể chối cãi được.
Nam giới có thể bổ sung lá lốt trong các món ăn, tốt hơn hết nên kết hợp lá lốt cùng một số thực phẩm giàu protein cùng khoáng chất để tăng hiệu quả sản sinh nội tiết tố ở nam giới.
8. Tác dụng của nước lá lốt giúp cải thiện tình trạng phù nề
Thận yếu hay mắc các bệnh về thận khác sẽ khiến cơ thể bị ứ nước, từ đó gây ra tình trạng phù nề tay chân, khuôn mặt. Trong khi đó, lá lốt lại có khả năng đào thải độc tố, lợi tiểu, giảm sưng nề hiệu quả mà không gây ảnh hưởng gì đến cơ thể.
Cách thực hiện: Chuẩn bị khoảng 20g lá lốt, rễ cây tầm gai, cây mã đề, chút lá đa lông. Tất cả nguyên liệu đem sắc cùng 1,5l nước lọc để lấy nước uống hàng ngày. Lưu ý, mỗi ngày chỉ nên uống 1 cốc nhỏ để đảm bảo an toàn cũng như tính hiệu quả.
Tác hại của lá lốt nếu sử dụng không đúng cách
Những công dụng của lá lốt rất đa dạng là không còn bàn cãi. Tuy nhiên, với bất kỳ loại thực phẩm nào bao gồm cả lá lốt, nếu sử dụng không đúng cách thì việc gây ra tác dụng phụ không thể tránh khỏi.
- Cây lá lốt vốn mang tính nóng ấm, do đó nếu phụ nữ đang cho con bú dùng quá nhiều có thể dẫn đến mất sữa, loãng sữa sẽ không còn đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.
- Những người bị nóng gan thì không nên sử dụng lá lốt vì có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Ăn trên 100g lá lốt/ ngày có thể dẫn đến một số chứng rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng, chướng bụng…
- Lá lốt khi dùng quá nhiều có thể gây nóng trong, thậm chí làm mất tác dụng của 1 số loại thuốc đang điều trị bệnh nền.
Trên đây là những công dụng của lá lốt cũng như cách sử dụng lá lốt để đạt được hiệu quả tốt nhất. Cây lá lốt tuy có nhiều tác dụng nhưng việc sử dụng cũng cần phải lưu ý, không nên quá lạm dụng và hãy nhớ không phải ai cũng nên dùng lá lốt.
Tìm kiếm có liên quan đến công dụng của lá lốt
- Tác dụng của la lốt với đàn ông
- Ngâm chân bằng la lốt có tác dụng gì
- Tác hại của La lốt
- Lá lốt có tác dụng gì cho da
- Tác dụng của lá lốt với xương khớp
- Uống nước La lốt có tác dụng gì
- Lá lốt sống có tác dụng gì
- Rễ La lốt
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.