Cây mã đề có tác dụng gì với sức khỏe? Cách chế biến chuẩn nhất hiện nay

Cây mã đề có tác dụng gì ? Từ lâu, cây mã đề đã được biết đến với những công dụng tuyệt vời trong chữa bệnh, đặc biệt là các bệnh đường tiết niệu, bệnh tiêu hóa và cả bệnh da liễu. Dưới đây là những thông tin cụ thể về đặc điểm của cây mã đề, cách chế biến cây mã đề cũng như tác dụng của cây mã đề mà bạn đọc nên tham khảo.

Tìm hiểu đặc điểm cây mã đề

Cây mã đề (còn được gọi là mã tiền xá hay xa tiền thảo) là loại cây thân cỏ và sống lâu năm. Loại cây này có khả năng tái sinh rất tốt bằng nhánh, có khi bằng hạt với chiều cao thân cây lên tới 15cm. Vậy cây mã đề có tác dụng gì

Cây mã đề có tên khoa học Plantago asiatica, có vị ngọt, tính lạnh với công dụng chính là chữa tiểu buốt, tiểu rắt, ho lâu ngày, dịch tả, kiết lỵ hay viêm phế quản…Bộ phận được sử dụng làm thuốc của cây mã đề thường là hạt mã đề đã phơi hoặc sấy khô (xa tiền tử), cây mã đề bỏ rễ đã phơi hoặc sấy khô (xa tiền thảo), lá cây đã phơi hoặc sấy khô. 

Trong nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong 100g lá mã đề sẽ chứa lượng vitamin A tương đương lượng có trong 1 củ cà rốt. Hơn nữa lá mã đề cũng rất giàu canxi và khoáng chất rất tốt cho cơ thể. Thân cây chứa nhiều Glucozit, lá mã đề có vị đắng, chứa nhiều chất nhầy và vitamin C, K đều cho thấy những tác dụng chữa bệnh của cây mã đề.

Tìm hiểu đặc điểm cây mã đề

Tìm hiểu đặc điểm cây mã đề

Cây mã đề có tác dụng gì? Hé lộ 10+ tác dụng của cây mã đề nổi bật nhất

Trong rất nhiều bài thuốc dân gian đều có đề cập đến loại thảo dược xa tiền thảo bởi loại dược liệu này vốn là 1 vị thuốc quý với nhiều dược lý khác nhau. Vậy cụ thể cây mã đề có tác dụng gì? Dưới đây là 10+ tác dụng chữa bệnh của cây mã đề mà mọi người nên biết.

1. Tác dụng của cây mã đề chữa viêm cầu thận

Cây mã đề có tác dụng hỗ trợ chữa viêm cầu thận cấp tính và mãn tính khá hiệu quả. Tuy nhiên, với mỗi giai đoạn khác nhau của viêm cầu thận mà bài thuốc điều trị cũng sẽ khác nhau:

  • Đối với viêm cầu thận cấp tính: Chuẩn bị mã đề, ma hoàng, đại táo có thêm quế chi, thạch cao làm thuốc cùng cam thảo 6g. Đem sắc thành thuốc uống với liều lượng mỗi ngày 1 thang. 
  • Đối với viêm cầu thận mãn tính: Chuẩn bị 16g mã đề, 12g phục linh, hoàng bá 12g, 12g rễ cỏ tranh, 12g hoàng liên cần, 8g mộc thông cần và 8g trư linh. Đem sắc thành thuốc với liều lượng mỗi ngày 1 thang. 

2. Cây mã đề có công dụng gì? Chữa viêm bàng quang cấp tính

Chuẩn bị 16g mã đề, 12g hoàng liên, 12g phục linh cần, 12g hoàng bá, 8g trư linh, thông cần 8g, rễ cỏ tranh, bán hạ chế cùng hoạt hạch. Đem sắc thành thuốc, mỗi ngày nên uống 1 thang.

3. Tác dụng của lá mã đề khô trị viêm tiết niệu, chứng tiểu buốt tiểu rắt

Chuẩn bị 20g lá mã đề khô, 15g hoàng cầm, 15g bồ công anh, 15g lá chi tử cùng các loại thảo dược khác gồm kim tiền thảo, ích mẫu, cây nhọ nhồi, rễ cỏ tranh, cam thảo. Đem trộn đều các thảo dược, mỗi ngày sắc 1 thang, uống đều đặn trong 10 ngày.

Ngoài ra, cây mã đề còn được sử dụng trong bài thuốc chữa tiểu ra máu, sỏi tiết niệu. Chuẩn bị 20g bông mã đề (hoặc 40g xa tiền thảo) để sắc nước uống. Có thể phối hợp thêm bạch linh, trạch tá hay bạch truật mỗi loại 10g vào sắc thuốc để tăng hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh. 

Tác dụng của lá mã đề khô trị viêm tiết niệu, chứng tiểu buốt tiểu rắt

Tác dụng của lá mã đề khô trị viêm tiết niệu, chứng tiểu buốt tiểu rắt

4. Cây mã đề có tác dụng gì? Trị táo bón, kiết lỵ

Chuẩn bị 25g bông mã đề cùng mướp đắng đem nấu nước sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón. Ngoài ra, cũng có thể dùng cây mã đề tươi để nấu cháo cũng giúp việc đại tiện dễ dàng hơn. 

5. Tác dụng của cây mã đề trị nám

Không những có công dụng trong chữa bệnh mà cây mã đề cũng được sử dụng trong làm đẹp. Chuẩn bị 1 nắm lá mã đề tươi hay 15-20g lá mã đề đã phơi khô. Rửa sạch và để ráo nước, đem đun cùng 400ml nước tinh khiết, cần đun trong lửa nhỏ trong khoảng 30 phút rồi tắt bếp. Loại bỏ bã và chắt thuốc, đem uống luôn trong ngày.

6. Cây mã đề nấu nước uống giúp trị ho, tiêu đờm

Chuẩn bị 1 nắm lá mã đề tươi hoặc đã phơi khô đều được. Đem sắc cùng 600ml nước, đun trong lửa nhỏ khoảng 20-25 phút rồi tắt bếp. Lọc bã và chắt lấy nước, uống luôn trong ngày và tuyệt đối không để qua đêm.

7. Cây mã đề có công dụng gì? Chữa bệnh gan hiệu quả

Với những người bị nóng gan, thường xuyên nổi mụn nhọt thì có thể sử dụng lá mã đề để hỗ trợ điều trị. Chuẩn bị 1 nắm lá mã đề tươi cùng 1 miếng gan lợn bằng bàn tay, đem thái nhỏ và xào/ nấu canh cùng nhau để ăn trong bữa cơm. Áp dụng liên tục trong 6-7 ngày để thấy được hiệu quả.
Một phương pháp đơn giản hơn, hãy nghiền nát 1 nắm lá mã đề tươi và đem đắp lên vùng bị mụn, băng bó cẩn thận để phát huy được công dụng trị mụn. 

8. Cây mã đề và tác dụng trị mụn, chốc lở ở trẻ nhỏ

Chuẩn bị 1 nắm lá mã đề tươi, đem rửa sạch và thái nhỏ, đem nấu cùng 100-150g giò sống, ăn liên tục trong vài ngày để đạt được hiệu quả mong muốn. 

Rau mã đề nấu canh gì thì tốt? Bạn cũng có thể nấu canh mã đề giò heo để phòng ngừa bệnh chốc lở. 

Cây mã đề và tác dụng trị mụn, chốc lở ở trẻ nhỏ

Cây mã đề và tác dụng trị mụn, chốc lở ở trẻ nhỏ

9. Tác dụng của cây mã đề trị phù thũng

Chuẩn bị mã đề 30g, vỏ bí xanh 20g, 20g phục linh bì, 15g đại phúc bì. Đem các nguyên liệu trên đã rửa sạch, đun cùng 1 lít nước đến khi cạn còn khoảng 300ml thì tắt bếp. Chia phần nước đã đun thành nhiều phần để uống đủ trong ngày, lưu ý sử dụng thường xuyên để đạt được kết quả.

10. Lá mã đề có tác dụng gì? Chữa rắn cắn

Nhai nát ngọn mã đề tươi, nuốt phần nước cốt, còn phần bã dùng để đắp lên miệng vết thương bị rắn cắn. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng đây chỉ là bước sơ cứu cơ bản, sau đó cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp kịp thời, tránh để lâu tình trạng chuyển biến nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. 

Cây mã đề có độc không? Những lưu ý khi sử dụng cây mã đề

Sau những chia sẻ về vấn đề cây mã đề có tác dụng gì, nhiều người cũng thắc mắc không biết liệu rằng cây mã đề có độc không và có những lưu ý gì khi sử dụng?

  • Cây mã đề không độc nhưng không nên sử dụng quá thường xuyên hay dùng với mục đích giải khát. Bởi cây mã đề có tác dụng lợi tiểu, cũng vì vậy cần hạn chế uống nước mã đề buổi tối để tránh tình trạng tiểu nhiều vào ban đêm. Ngoài ra, 
  • Không sử dụng nước mã đề cho phụ nữ đang mang thai, nhất là trong thời kỳ 3 tháng đầu bởi mã đề có thể gây sảy thai. 
  • Những người bị thận yếu, suy thận mãn tính cũng tuyệt đối không được sử dụng nước lá mã đề. 
  • Không dùng các bài thuốc từ cây mã đề cho trẻ em dưới 3 tuổi. 
  • Không tự ý sử dụng các bài thuốc từ cây mã đề hay tự ý kết hợp cùng thuốc tây y hoặc các loại dược liệu khác khi chưa tham khảo và có sự đồng ý của các bác sĩ chuyên khoa. 
  • Tốt hơn hết, khi nghi ngờ mắc bệnh, cần đến ngay các cơ sở chuyên khoa uy tín để được khám, chẩn đoán và được chỉ định điều trị phù hợp nhất. 
Cây mã đề có độc không? Những lưu ý khi sử dụng cây mã đề

Cây mã đề có độc không? Những lưu ý khi sử dụng cây mã đề

Với những thông tin chia sẻ về câu hỏi cây mã đề có tác dụng gì, chắc hẳn mọi người đã biết được thêm những tác dụng chữa bệnh của cây mã đề cũng như những lưu ý cần thiết khi sử dụng loại dược liệu này. Cây mã đề mang lại nhiều công dụng nhưng không phải ai cũng sử dụng được và lúc nào cũng sử dụng được. Hãy luôn nhớ phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện điều trị bất kỳ một bệnh lý nào. 

Tìm kiếm có liên quan cây mã đề có tác dụng gì

  • Râu ngô bông mã de có tác dụng gì
  • Đặc điểm cây mã đề
  • Cây mã de nấu nước uống
  • Rau mã đề nấu canh gì
  • Bông mã de và râu ngô
  • Cách chế biến cây mã de
  • Cây mã de mọc ở đâu
  • Cây mã đề trị nám

 

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.

Bài viết liên quan

Trĩ độ mấy thì phải cắt và điều trị phương pháp nào hiệu quả nhất?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Trĩ độ mấy thì phải cắt và điều trị phương pháp nào hiệu quả nhất?
Cắt trĩ bao lâu thì hết dịch và sinh hoạt trở lại bình thường?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Cắt trĩ bao lâu thì hết dịch và sinh hoạt trở lại bình thường?
Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn: 95% bệnh trĩ
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn: 95% bệnh trĩ
[Giải đáp thắc mắc] Liệu bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
[Giải đáp thắc mắc] Liệu bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không?
Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng là hiện tượng gì? Cảnh báo nguy hiểm
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng là hiện tượng gì? Cảnh báo nguy hiểm
Bệnh trĩ sau sinh là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bệnh trĩ sau sinh là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa
Cắt trĩ bằng phương pháp nào tốt nhất? Bật mí địa chỉ cắt trĩ uy tín
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Cắt trĩ bằng phương pháp nào tốt nhất? Bật mí địa chỉ cắt trĩ uy tín
Nguyên nhân hậu môn bị lồi thịt và địa chỉ khám hậu môn uy tín
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Nguyên nhân hậu môn bị lồi thịt và địa chỉ khám hậu môn uy tín
Bị sưng cục ở gần hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bị sưng cục ở gần hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Mổ trĩ bao lâu thì lành? Phương pháp chữa trĩ hiệu quả, nhanh phục hồi
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Mổ trĩ bao lâu thì lành? Phương pháp chữa trĩ hiệu quả, nhanh phục hồi
Bỏ túi những cách chữa táo bón ngay lập tức đơn giản
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bỏ túi những cách chữa táo bón ngay lập tức đơn giản
[Chia sẻ thông tin] Mách bạn những kinh nghiệm đi cắt trĩ cần biết!
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
[Chia sẻ thông tin] Mách bạn những kinh nghiệm đi cắt trĩ cần biết!