Cây chó đẻ răng cưa vốn được biết là loại cỏ mọc hoang ở các bờ ruộng hay vườn nhà. Những năm gần đây, trong dân gian lưu truyền rằng cây chó đẻ răng cưa là một thần dược, có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Vậy thực hư tác dụng chữa bệnh của loại cây này như thế nào? Cụ thể là chữa những bệnh gì? Và nếu là sự thật thì cách sử dụng ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp cụ thể ngay bài viết dưới đây.
Tổng quan về cây chó đẻ răng cưa
Cây chó đẻ răng cưa hay còn gọi là cây diệp hạ châu, cây trân châu thảo hay cây chó đẻ. Theo đó, cái tên diệp hạ châu xuất phát từ việc dưới mỗi cành lá đều chứa 1 hàng hạt hình cầu trông như viên châu.
Gọi là tên chó đẻ vì theo quan sát, chó mẹ sau khi sinh con thường tìm loại cây này để ăn. Theo nhiều nghiên cứu, đây là 1 tập tính, giúp chó mẹ có thể nhanh lành vết thương sau đẻ hơn.
Cây chó đẻ răng cưa nhận biết như thế nào?
Ở mỗi vùng miền thì cây diệp hạ chây có thể sẽ có hình thái khác nhau. Vậy thực tế loại cây này bao gồm mấy loại và loại nào thì có tác dụng chữa bệnh.
Cây diệp hạ châu có loại thân xanh, có loại thân đỏ. Và tác dụng của cây diệp hạ châu đến từ loại thân đỏ.
Cây diệp hạ châu có chiều cao từ 30 đến 80cm, thân thẳng đứng, cũng có thể nằm bò, phân nhánh ngay từ gần gốc cây. Cành lá mọc so le và bao gồm nhiều lá nhỏ xếp theo 2 dãy thẳng hàng. Phiến lá nhỏ, thon dài; hoa mọc phía dưới cành lá, xếp thành hàng theo cành lá. Hoa diệp hạ châu màu trắng hơi ngả vàng, không bị rụng khi có quả.
Cây diệp hạ châu mọc ở đâu?
Loại cây này là loại cây thân cỏ phổ biến, được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới. Ở nước ta, cây mọc hoang ở bờ ruộng hay vườn nhà, những nơi đất trũng hoặc ngập úng.
Tác dụng của cây chó đẻ răng cưa không ngờ tới
Trong Y học cổ truyền, cây chó đẻ răng cưa có vị đắng, hơi ngọt và có tính mát. Tác dụng của loại cây này giúp lợi tiểu, thanh can nhiệt, giải độc, lương huyết, kháng viêm và sát trùng.
Nhiều người dân thường tìm cây diệp hạ châu để trị mụn nhọt hay giải độc rắn cắn. Ngoài ra, cây diệp hạ châu còn hỗ trợ điều trị bệnh gan, bệnh da liễu, tiểu đường, bệnh viêm nhiễm phụ khoa…
Cây chó đẻ răng cưa chữa bệnh gan
Nhiều nghiên cứu do các nhà khoa học Nhật Bản và Ấn Độ đã tìm ra được trong cây diệp hạ châu có chứa hoạt chất phyllantin, hypophyllantin và triacontanal. 3 hoạt chất này đều có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả viêm gan (B), gan nhiễm mỡ.
Những năm gần đây, giới y học thế giới cũng như Việt Nam đã thực hiện nhiều nghiên cứu về công dụng chữa bệnh của cây diệp hạ châu, nhất là đối với các bệnh gan mật. Theo nghiên cứu, nếu sử dụng 900mg/ ngày thì có khoảng 50% lượng virus viêm gan B trong máu bị suy giảm sau 30 ngày sử dụng.
Một báo cáo nghiên cứu được đăng trên tạp chí Lancet năm 1988, một thử nghiệm trên 37 người mắc viêm gan B được hỗ trợ điều trị bằng diệp hạ châu thì kết quả cho thấy 22/37 người âm tính virus viêm gan B sau 1 tháng được chữa trị.
Tác dụng của cây diệp hạ châu là giúp hạ men gan, ức chế hoạt động và phát triển của virus viêm gan B, giúp bảo vệ gan hiệu quả. Bên cạnh đó, loại cây này còn giúp tăng hàm lượng glutathione trong gan, giúp giảm hoạt động men SGOT, SGPT trong giai đoạn viêm gan cấp tính.
Diệp hạ châu chữa sỏi thận
Nghiên cứu tại trường Đại học Y Paulists tại Sao Paulo, Brazil cho thấy, cây chó đẻ răng cưa có thể làm tăng lượng nước tiểu. Đồng thời, chúng cũng góp phần cản trở sự hình thành tinh thể calcium oxalat và làm giảm đau, giảm kích thước sỏi thận.
Cách sử dụng cây chó đẻ răng cưa hiệu quả nhất
Cây chó đẻ răng cưa mang lại tác dụng chữa trị bệnh rất tốt. Tuy nhiên cách sử dụng cây diệp hạ châu như thế nào thì mang lại tác dụng mong muốn?
Cách dùng để chữa viêm gan
- Chuẩn bị:
Cây diệp hạ châu, nhân trần, thổ phục linh, vỏ bưởi khô, hậu phác.
- Cách thực hiện:
Dùng 16g Cây diệp hạ châu, 12g thổ phục linh, 16g nhân trần, 4g vỏ bưởi sao khô cùng 8g hậu phác, đem sắc nước uống với tần suất 3 lần/ ngày và sau mỗi bữa ăn.
- Tác dụng:
Chó đẻ răng cưa, nhân trần, thổ phục linh: giải độc gan, ức chế virus viêm gan B.
Vỏ bưởi, hậu phác: Kiện tì, giảm tính lạnh cho chó đẻ răng cưa và nhân trần, giúp 2 loại thảo dược này phát huy tối đa công dụng.
Chữa mụn nhọt, bệnh ngoài da
Dùng cây diệp hạ châu giã cùng ít muối, sau đó đổ nước sôi vào, lấy phần nước cốt để uống. Phần bã còn lại đắp lên vùng mụn nhọt có thể mang lại hiệu quả khá tốt.
Lưu ý: Không nên điều trị bằng cách này liên tục quá 30 ngày. Tốt hơn hết, hãy dùng theo đợt, mỗi đợt chỉ nên dùng tối đa 1 tháng, cứ 7 đến 10 ngày mới được tái uống.
Công dụng của cây chó đẻ răng cưa chữa sỏi thận
Cách thực hiện: Đem 24g chó đẻ răng cưa đem sắc nước uống. Nếu dễ bị đầy bụng, hãy cho thêm gừng tươi hoặc trần bì và sắc cùng. Khi đã dùng ổn định thì nên dùng cây diệp hạ châu để hãm trà thay nước uống bình thường. Mỗi ngày dùng từ 8 đến 10g cây diệp hạ châu, không sử dụng liên tục quá 30 ngày.
Đối tượng không nên sử dụng cây chó đẻ răng cưa
Cây chó đẻ răng cưa tuy mang lại nhiều công dụng nhưng không phải ai cũng sử dụng được. Bởi nếu sử dụng không đúng cách, không đúng đối tượng, cây diệp hạ châu tác dụng phụ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người.
Vậy những người nào không nên dùng cây diệp hạ châu?
- Người bị tỳ vị hư hàn, lạnh bụng, đầy hơi, khó tiêu.
- Người bình thường, không mắc các bệnh gan mật. Bởi một người khỏe mạnh sử dụng diệp hạ châu sẽ làm tăng gánh nặng cho gan mật thận, khiến quá trình đào thải bị ảnh hưởng.
- Phụ nữ có thai không nên sử dụng diệp hạ châu. Bởi loại cây này có thể gây co thắt tử cung mạnh, dễ dẫn đến sảy thai.
- Không nên uống riêng lẻ diệp hạ châu. Nên phối hợp sử dụng cùng các vị thuốc khác như nhân trần, trần bì, vỏ bưởi khô….Bởi diệp hạ châu tác dụng phụ có thể gây hạ huyết áp, giảm hồng cầu, tăng nguy cơ bị suy giảm miễn dịch.
Với những thông tin chia sẻ về “Cây chó đẻ răng cưa”, về cách nhận biết, công dụng, đối tượng sử dụng cũng như cách sử dụng hiệu quả. Hy vọng rằng đây sẽ là những thông tin quan trọng gửi đến mọi người, hiểu được tất tần tật về cây diệp hạ châu. Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ tư vấn qua hotline hoặc TƯ VẤN ONLINE để được giải đáp sớm nhất.
Tìm kiếm có liên quan đến cây chó đẻ răng cưa
- Hình ảnh cây răng cưa
- Công dụng của cây răng cưa lá rộng
- Hình ảnh cây răng cưa lá rộng
- Tác dụng của cây diệp hạ châu
- Diệp hạ châu tác dụng phụ
- Cây răng cưa rừng
- Cách sử dụng cây cam kiềm
- Cây cam kiêng
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.