Viêm vùng chậu là gì? – Nguyên nhân gây bệnh và biện pháp phòng ngừa

Viêm vùng chậu là một bệnh lý phụ khoa điển hình phổ biến hiện nay, đặc biệt là phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản hoặc đã quan hệ tình dục. Bệnh lý này gây ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống hàng ngày, sức khỏe và chức năng sinh sản. Do đó, chị em nên hiểu rõ về bệnh lý viêm nhiễm vùng chậu là gì?, nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị và biện pháp phòng tránh.

Tìm hiểu viêm vùng chậu là gì?

Viêm vùng chậu hay còn gọi là viêm nhiễm đường sinh dục trên. Đây là bệnh lý nhiễm trùng cơ quan sinh sản của nữ giới trên phạm vị rộng như: tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng, vòi trứng và toàn bộ phúc mạc chậu thường xảy ra do nhiễm khuẩn lây nhiễm qua con đường quan hệ tình dục không an toàn.

"Tìm

Phần cổ tử cung ở nữ giới có tác dụng ngăn chặn những tác nhân gây bệnh xâm nhập vào hệ thống sinh sản. Nếu vì một lý do nào đó mà tác nhân gây bệnh xâm nhập qua cổ tử cung thì nguy cơ viêm nhiễm vùng chậu là rất cao do sự phân tán của tổ chức nhiễm trùng trước đó ở vùng âm đạo gây nên.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm vùng chậu

Viêm nhiễm vùng chậu là một dạng nhiễm khuẩn tại đường sinh dục nên những nguyên nhân điểm hình gây bệnh có thể kể đến như:

"Triệu

  • Quan hệ tình dục không an toàn: Quan hệ tình dục không an toàn với quá nhiều bạn tình không qua bảo vệ,… là nhóm đối tượng tỉ lệ cao viêm nhiễm vùng chậu do nhiễm các loại vi khuẩn: Chlamydia trachomatis, Neisseria gonorrhoeae,…Nếu nữ giới quan hệ tình dục quá sớm khi bộ phận sinh dục chưa phát triển toàn diện những va cham do giao hợp cũng có thể gây ra tổn thương sẽ vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm.
  • Do tổn thương cơ học tại vùng kín: Những tác động thủ thuật ngoại khoa tại cơ quan sinh dục như: nạo, hút thai, phẫu thuật ống dẫn trứng, đặt vòng,… nếu không được thực hiện đúng quy trình, đảm bảo vô khuẩn, kĩ thuật thực hiện thủ thuật cũng sẽ gây ra nhiều tổn thương, viêm nhiễm tại một cơ quan nào đó rồi xâm lấn gây viêm nhiễm vùng chậu.
  • Vệ sinh “cô bé’’ không đúng cách: Nữ giới không đảm bảo vệ sinh sạch sẽ tại vùng kín, đặc biệt đối với những ngày có chu kỳ kinh nguyệt, trước và sau quan hệ tình dục hoặc thụt rửa sâu âm đạo cũng là nguyên nhân gây viêm vùng chậu.
[Shortcode tư vấn 1]

Triệu chứng điển hình để nhận biết viêm vùng chậu ở nữ giới

Viêm vùng chậu trên phạm vị diện rộng và xảy ra ở nhiều cơ quan khác nhau nên hầu như không có triệu chứng đặc trưng nào biểu hiện rõ rệt. Chị em thường hay nhầm lẫn với các bệnh lý phụ khoa nhẹ khác. Tuy nhiên, nếu nối các triệu chứng điển hình sau thì có thể hoàn toàn phát hiện ra bệnh lý viêm nhiễm vùng chậu:

"Các

  • Rối loạn kinh nguyệt

Viêm nhiễm vùng chậu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tử cung, buồng trứng sẽ làm chu kỳ kinh nguyệt của người bệnh biến đổi không xác định. Do, niêm mạc nội tử cung, tử cung bị tổn thương nên kinh nguyệt có màu đỏ sẫm, lượng máu cũng thay đổi, người bệnh có thể đau bụng kinh nhiều hơn thông thường.

  • Xuất hiện các cơn đau bất thường

Khi vùng chậu bị viêm nhiễm, thông thường các chị em chỉ có biểu hiện đau bụng âm ỉ dưới bụng dưới. Do nhiều cơ quan viêm nên vị trí đau sẽ không được cố định mà đau ở nhiều vị trí khác nhau như: hai bên hố chậu, thắt lưng, hông. Và đặc biệt, chị em sẽ cảm thấy đau khi đang quan hệ và sau quan hệ tình dục.

  • Khí hư bất thường

Thông thường ở người nữ giới khỏe mạnh dịch âm đạo tiết ra từ cổ tử cung có màu trắng trong, dẻo, không mùi, không vị như lòng trắng trứng gà và chỉ tiết ra với số lượng vừa đủ để đảm bảo cân bằng độ pH trong âm đạo nữ giới. Nhưng đối với trường hợp nữ giới bị viêm nhiễm tại vùng chậu khí hư sẽ xuất hiện nhiều bất thường, màu sắc cũng bất thường: xanh, vàng, trắng đục,…thậm chí có lẫn máu cá, mùi hôi tanh khó chịu.

  • Xuất hiện âm đạo không rõ nguyên nhân

Tình trạng chảy máu âm đạo có thể diễn ra không theo quy trình của chu kỳ kinh nguyệt ổn định nhưng thường chỉ diễn ra trong khoảng thời gian 1 – 2 ngày, lượng máu xuất hiện ít hoặc có thể không có. Đôi khi, chị em có thể xuất huyết âm đạo sau khi quan hệ tình dục.

Viêm vùng chậu là một bệnh lý rất nguy hiểm đối với nữ giới bởi bệnh lý này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng sinh sản, sức khỏe. Vì vậy, khi nghi ngờ bản thân có dấu hiệu của bệnh chị em nên chủ động tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ thăm khám và điều trị kịp thời.

Các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh lý viêm vùng chậu ở nữ giới

Những yếu tố nguy cơ có thể gây ra bệnh lý viêm vùng chậu ở nữ giới như:

  • Phụ nữ có tiền sử mắc các bệnh lý lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục không an toàn, có tiền sử mắc các bệnh lý phụ khoa như: viêm cổ tử cung, viêm âm đạo,…
  • Phụ nữ trẻ tuổi có quan hệ tình dục thường xuyên, quan hệ với nhiều đối tượng khác nhau.
  • Thói quen vệ sinh cá nhân, vùng kín không đảm bảo sạch sẽ đúng cách.
  • Bị tổn thương nhiễm trùng sau thủ thuật nạo, hút thai, phẫu thuật tử cung, nội soi bàng quang,…có thể dẫn tới tổn thương tại niêm mạc sinh dục, gây chảy máu, hoại tử rất dễ gây viêm nhiễm vùng chậu ở nữ giới.

Viêm vùng chậu có nguy hiểm không?

Viêm vùng chậu có rất nhiều triệu chứng khác nhau khó xác định khiến chị em hay nhầm lẫn với các bệnh lý phụ khoa nhẹ khác mà chủ quan không thăm khám và điều trị. Để đến giai đoạn bệnh chuyển sang mãn tính khá nghiêm trọng mới thăm khám, lúc này bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng:

  • Áp xe vùng chậu: Áp xe vùng chậu có thể xảy ra: áp xe vòi trứng, áp xe ruột thừa, áp xe buồng trứng,,.. khi các ổ áp xe vỡ thể tràn sâu vào ổ bụng gây viêm nhiễm phúc mạc.
  • Rối loạn kinh nguyệt: Vùng chậu bị viêm nhiễm khiến khung chậu bị tích tụ lượng máu kinh nhiều, gây tổn thương tới chức năng buồng trứng, tử cung,…
  • Thai ngoài tử cung: Đây là một trong biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa tới tính mạng của người phụ nữ mang thai. Khi vùng trong viêm ở giai đoạn mãn tính sẽ khiến ống dẫn trứng bị tắc, khiến trứng sau khi được thụ tinh làm tổ ngay tại vòi trứng.
  • Vô sinh – hiếm muộn: Cấp độ bệnh mãn tính khiến niêm mạc bên trong ống dẫn trứng mỏng và kết dính lại gây cản trở quá trình di chuyển của trứng tới tìm tinh trùng để thụ thai. Do vậy, khiến quá trình thụ tinh không được diễn ra dẫn tới khó có con, trường hợp tắc ống dẫn trứng sẽ gây ra vô sinh.
Bác sĩ Giao Thị Kim Vân

Bác sĩ Giao Thị Kim Vân

Bệnh này nếu được phát hiện sớm ở giai đoạn đầu, quá trình điều trị sẽ rất đơn giản và nhanh trong dứt điểm. Nhưng nếu trì hoãn việc thăm khám và điều trị bệnh sẽ chuyển sang mãn tính thì việc điều trị các biến chứng sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Phương pháp áp dụng điều trị viêm vùng chậu

Bản chất thật của bệnh lý viêm vùng chậu là nhiễm trùng đường sinh dục do vậy nguyên tắc điều trị làm sao loại bỏ hoàn toàn tác nhân gây bệnh, giúp người bệnh phục hồi hệ thống sinh sản. Hiện nay, có những cách điều trị phổ biến như:

  • Điều trị nội khoa: Người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định sử dụng các loại thuốc chuyên đặc trị để ức chế sự phát triển của vi khuẩn và đồng thời tăng cường sức đề kháng cơ thể cho người bệnh. Phương pháp này áp dụng đem lại kết quả rất tốt với trường hợp tình trạng bệnh ở giai đoạn đầu.
  • Điều trị ngoại khoa: Phương pháp ngoại khoa áp dụng đối với trường hợp viêm nhiễm đã hình thành ổ mủ ( áp xe vùng chậu). Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện hút ổ dịch mủ ra trước khi ổ mủ vỡ sẽ rất nguy hiểm.
  • Vật lý trị liệu: Phương pháp điều trị bằng vật lý trị liệu tức kết hợp giữa thuốc Đông Y và công nghệ trị liệu nhằm giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, tiêu viêm nhiễm nhanh chóng. Khi vùng chậu bị viêm chuyển sang giai đoạn mãn tính sẽ có biểu hiện kháng thuốc và bệnh sẽ tái phát lại nhiều lần do vậy cần phải có phác đồ điều trị đặc biệt để điều trị dứt điểm.

Để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh thì người bệnh cần tìm gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám xác định cụ thể tình trạng bệnh, thể trạng,.. Sau đó, bác sĩ sẽ hỗ trợ người bệnh đưa ra phương pháp phù hợp điều trị dứt điểm.

[Shortcode bác sĩ Vân]
[Shortcode tư vấn 3]

Cách phòng ngừa viêm vùng chậu

Căn cứ vào các nguyên nhân gây viêm nhiễm vùng chậu đã được chia sẻ phía trên bài viết, không khó có thể chỉ ra các phòng ngừa tránh viêm nhiễm vùng chậu hiệu quả như:

Lưu ý thao tác vệ sinh vùng kín

  • Mỗi ngày vệ sinh cá nhân, vùng kín 2 lần 1 ngày.
  • Sử dụng dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp vệ sinh.
  • Tuyệt đối không thụt rửa âm đạo.
  • Mỗi khi chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện nên thay băng vệ sinh tối đa 4 tiếng/lần.
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục trước và sau khi quan hệ tinh dục.

Quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn

Xây dựng lối sống tình dục lành mạnh, chung thủy với 1 bạn tình, tránh quan hệ tình dục không sử dụng bảo vệ, không quan hệ tình dục với mức độ thô bạo để hạn chế vi khuẩn xâm nhập vùng kín.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý, luyện tập thể thao

Hàng ngày bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe như: rau xanh, trái cây tươi,.. hạn chế dung nạp thực phẩm cay nóng, quá lạnh, đồ sống, cà phê, rượu, bia, nước ngọt,…

Lên kế hoạch thăm khám định kỳ

Thăm khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/ lần sẽ giúp chị em phát hiện những dấu hiệu bệnh đang tiềm ẩn để phát hiện kịp thời điều trị luôn ở giai đoạn đầu tránh biến chứng nguy hiểm.

[Shortcode gói khám Phụ Khoa]
[Shortcode tư vấn 3]

Trên đây là những thông tin chia sẻ về viêm vùng chậu, hy vọng bài viết trên có thể giúp chị em hiểu rõ hơn về bệnh cũng như có cách phòng ngừa bệnh. Nếu có bất kỳ khúc mắc nào, vui lòng liên hệ tới số Hotline: 0243.9656.999 để được giải đáp từ bác sĩ chuyên khoa.

Giới thiệu về tác giả

Được người bệnh gọi với biệt danh “bác sĩ có bàn tay vàng”, bác sĩ Giao Thị Kim Vân từ lâu đã nổi tiếng về tấm lòng y đức và chuyên môn giỏi trong điều trị các bệnh khó nói ở chị em phụ nữ và thực hiện các thủ thuật phụ khoa. Đặc biệt là chuyên môn tay nghề giỏi của bác sĩ Vân trong điều trị viêm lộ tuyến bằng phương pháp RFA và thẩm mỹ vùng kín bằng công nghệ Hàn Quốc.

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.