Khí hư bã đậu có mùi hôi khó chịu phải làm sao?

Tình trạng khí hư bã đậu, ra nhiều có mùi hôi có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh viêm phụ khoa như: viêm nhiễm âm đạo, viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung… Nếu không được điều trị sớm thì bệnh có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này.

Hãy tham khảo bài chia sẻ dưới đây để tìm ra cách điều trị và chăm sóc vùng kín khỏe mạnh nhé!

Khí hư bã đậu có phải khí hư bình thường không?

Tình trạng khí hư bã đậu có phải khí hư bình thường? Khí hư là dịch tiết ra từ âm đạo và cổ tử cung, đóng vai trò duy trì độ ẩm của âm đạo, cân bằng độ pH, hỗ trợ hoạt động tình dục dễ dàng hơn. Đồng thời góp phần bảo vệ âm đạo khỏi tình trạng nhiễm khuẩn.

Khí hư bã đậu

Khí hư bã đậu

Khí hư ở trạng thái bình thường có những tính chất sau:

  • Trong suốt giống như lòng trắng trứng hoặc màu hơi trắng
  • Tính chất keo, hơi dính, không vón cục
  • Không có mùi hoặc có mùi rất nhẹ khi sắp đến kỳ kinh nguyệt

Khi chị em gặp tình trạng huyết trắng bã đậu ra nhiều cần cẩn trọng vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng viêm nhiễm âm đạo, viêm bộ phận sinh dục nữ.

[Shortcode tư vấn 1]

Tại sao khí hư ra nhiều giống bã đậu?

Tại sao ra nhiều khí hư bã đậu? Nấm men Candida chính là tác nhân chủ yếu gây ra tình trạng viêm nhiễm âm đạo. Chúng ưa thích những môi trường sinh sống ẩm ướt, có thể ký sinh trên da người, trong miệng, trong đường ruột hay âm đạo của nữ giới.

Ở trạng thái bình thường, nấm men tồn tại trung hòa trong âm đạo không gây hại. Khi môi trường âm đạo có độ pH thay đổi, lực lượng vi khuẩn có lợi mất đi, thì loại nấm men này sẽ bùng phát và gây ra viêm nhiễm.

Một số điều kiện thuận lợi gia tăng nguy cơ phát triển của nấm men như:

  • Thói quen vệ sinh vùng kín chưa khoa học, thụt rửa sâu vào bên trong âm đâọ
  • Quan hệ tình dục thô bạo khiến vùng âm đạo bị trầy xước, tổn thương
  • Quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp  an toàn, bị lây nhiễm chéo các bệnh xã  hội
  • Phụ nữ mang thai và sau sinh, nội tiết tố thay đổi dễ làm cho nấm men phát triển
  • Nữ giới có bệnh nền mãn tính làm suy yếu sức đề kháng như là:  tiểu đường, suy thận, viêm gan, nhiễm khuẩn huyết, viêm khớp bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm trùng trên cơ thể không phải từ âm đạo…
  • Người đang điều trị bệnh lý cần sử dụng kháng sinh  kéo dài

Khí hư bã đậu cảnh bảo bệnh lý gì?

Khí hư bã đậu cảnh báo bệnh gì? Khí hư có màu trắng đục như sữa, hôi tanh, sủi bọt hoặc đóng cặn thì đây là biểu hiện của bệnh viêm âm đạo. Bệnh viêm phụ khoa phổ biến, nữ giới sẽ gặp ít nhất 1 lần trong đời.  

Theo thống kê, có đến 90% phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi sinh sản đã từng bị viêm nhiễm âm đạo. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là nấm men Candida.

Nấm men candida

Nấm men candida

Đi kèm với các triệu chứng khí hư như bã đậu, chị em bị viêm âm đạo còn xuất hiện các dấu hiệu khác như:

  • Niêm mạc âm đạo sưng đỏ
  • Nóng, ngứa rát âm đạo
  • Đau, có thể bị chảy máu khi quan hệ tình dục
  • Khó tiểu tiện

Nếu viêm nhiễm âm đạo không được điều trị triệt để, nấm men có thể lây lan tới các bộ phận sinh dục lân cận, gây ra một số bệnh lý như viêm lộ tuyến, viêm vùng chậu, viêm tử cung,… dẫn tới hiếm muộn và vô sinh. 

Đặc biệt phụ nữ đang trong thai kỳ nếu bị viêm âm đạo có thể làm tăng khả năng sảy thai, sinh non,…

Làm gì khi bị tình trạng khí hư bã đậu?

Khi phát hiện tình trạng tiết khí hư bã đậu bất thường, sủi bọt hoặc đóng cặn như bã đậu, chị em nên chủ động tới bệnh viện để thăm khám kiểm tra. 

Lúc này, các bác sĩ sẽ thực hiện những xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán và đánh giá mức độ bệnh lý, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Một số kiểm tra, xét nghiệm cơ bản người bệnh cần làm như: xét nghiệm pH, nuôi cấy dịch mẫu, soi tươi dịch âm đạo,… 

Hầu hết, các trường hợp viêm âm đạo do nấm men Candida được điều trị bằng kháng sinh đường uống, viêm đặt âm đạo và kem bôi trị nấm với mục đích tiêu diệt tế bào nấm. Cacs loại kháng sinh sử dụng điều trị sẽ phụ thuộc vào kết quả kháng sinh đồ của từng bệnh nhân. Thời gian điều trị thường kéo dài 7 – 14 ngày hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

[Shortcode bác sĩ Vân]

Biện pháp phòng ngừa khí hư bã đậu như thế nào?

Biện pháp phòng ngừa khí hư bã đậu như thế nào? Viêm âm đạo do nhiễm nấm men Candida thường rất dễ tái phát, bởi sau khi điều trị khỏi triệu chứng nấm vẫn khu trú trong âm đạo. Từ đó dễ tái phát sau một vài chu kỳ kinh nguyệt. 

Sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm âm đạo mang  tính chất tức thời, không thể khống chế được tình trạng vi khuẩn tái phát. Ngoài ra, một số phụ nữ bị viêm nhiễm ở tuổi tiền mãn kinh, nội tiết tố suy giảm và bội nhiễm cao nên bệnh dễ tái phát.

Cho nên, để phòng ngừa viêm âm đạo tái phát lâu dài, người bệnh cần phải sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và chú trọng đến việc vệ sinh vùng kín hằng ngày.

Những giải pháp phòng ngừa nguy cơ tái phát viêm âm đạo cụ thể như:

1. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ trong việc dùng thuốc: đúng liều lượng, đủ thời gian, không tự ý ngưng thuốc, không tự ý thay thế loại thuốc khác,…;

2. Quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn

Trong quá trình điều trị cần tránh quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm chéo. Nếu viêm nhiễm lây lan từ người chồng thì cần điều trị đồng thời cả 2 vợ chồng.

Quan hệ tình dục an toàn

Quan hệ tình dục an toàn

Nếu đã khỏi hoàn toàn viêm nhiễm, bạn cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín trước và sau quan hệ. Quan hệ chung thủy 1 vợ 1 chồng, tránh nguy cơ mắc bệnh xã hội lây nhiễm qua đường tình dục

3. Vệ sinh vùng kín đúng cách hạn chế khí hư bã đậu

Giữ môi trường pH của âm đạo luôn ổn định là cách phòng ngừa viêm nhiễm quay lại hiệu quả nhất. Để môi trường âm đạo ổn định chị em cần chú ý: 

  • Rửa vùng kín từ trước ra sau để vi khuẩn không di chuyển ngược từ trực tràng tới âm đạo
  • Không thụt rửa bên trong âm đạo
  • Không ngâm mình trong nước bẩn, không ngâm bồn tắm quá lâu và nên vệ sinh bồn tắm sạch sẽ
  • Chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ pH phù hợp với cơ địa
  • Khi đại tiểu tiện nên dùng giấy vệ sinh lau từ trên xuống dưới
  • Nên mặc quần áo rộng rãi và thoáng mát, lựa chọn đồ lót có chất liệu co giãn và thấm hút mồ hôi tốt
  • Những ngày kinh nguyệt nên thay băng vệ sinh thường xuyên tối thiểu 4 tiếng/lần, rửa vùng kín 2 – 3 lần/ngày
Vệ sinh vùng kín đúng cách

Vệ sinh vùng kín đúng cách

4. Xây dựng chế độ sống khoa học, nâng cao thể trạng, tăng cường hệ miễn dịch

Thiết lập chế độ ăn uống đủ chất, lành mạnh ăn nhiều rau xanh và hoa quả giàu vitamin C. Hạn chế món ăn nhiều dầu mỡ hoặc gia vị, đặc biệt là đường. Không uống rượu bia và các chất kích thích

Nghỉ ngơi khoa học giảm stress, ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày

Luyện thể dục thể thao thường xuyên

5. Đi khám phụ khoa thường xuyên để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường và có biện pháp điều trị kịp thời.

Khí hư ra nhiều giống bã đậu là biểu hiện của bệnh viêm nhiễm phụ khoa, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống, chuyện chăn gối vợ chồng, thậm chí là khả năng sinh sản của phụ nữ. Do đó, khi thấy vùng kín có những biểu hiện bất thường, chị em nên sớm đi khám để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

[Shortcode giới thiệu phòng khám]
[Shortcode tư vấn 3]

Hi vọng với những chia sẻ của bài viết, có thể giúp chị em đang gặp tình trạng khí hư bã đậu, viêm âm đạo tìm được phương pháp điều trị cũng như chăm sóc bảo vệ “cô bé” đúng cách. Nếu bạn đọc còn bất cứ thắc mắc gì về vấn đề sức khỏe hoặc các vấn đề bệnh lý, hãy liên hệ 0243.9656.999 với bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi để nhân được tư vấn hỗ trợ kịp thời, miễn phí. 

Giới thiệu về tác giả

Được người bệnh gọi với biệt danh “bác sĩ có bàn tay vàng”, bác sĩ Giao Thị Kim Vân từ lâu đã nổi tiếng về tấm lòng y đức và chuyên môn giỏi trong điều trị các bệnh khó nói ở chị em phụ nữ và thực hiện các thủ thuật phụ khoa. Đặc biệt là chuyên môn tay nghề giỏi của bác sĩ Vân trong điều trị viêm lộ tuyến bằng phương pháp RFA và thẩm mỹ vùng kín bằng công nghệ Hàn Quốc.

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.

Bài viết liên quan

[Giải đáp] Chị em phát hiện ra nhiều huyết trắng có phải sắp sinh không?
Khí hư bất thường
[Giải đáp] Chị em phát hiện ra nhiều huyết trắng có phải sắp sinh không?
Cách trị huyết trắng dân gian có thực sự hiệu quả và an toàn không?
Khí hư bất thường
Cách trị huyết trắng dân gian có thực sự hiệu quả và an toàn không?
Huyết trắng ở tuổi dậy thì là gì? Những bất thường có thể gặp phải
Khí hư bất thường
Huyết trắng ở tuổi dậy thì là gì? Những bất thường có thể gặp phải
[Chuyên gia giải đáp] Huyết trắng ra nhiều có phải có thai không?
Khí hư bất thường
[Chuyên gia giải đáp] Huyết trắng ra nhiều có phải có thai không?
Ra huyết trắng và đau bụng dưới là bệnh gì?
Khí hư bất thường
Ra huyết trắng và đau bụng dưới là bệnh gì?
Nguyên nhân huyết trắng vón cục không mùi và cách khắc phục
Khí hư bất thường
Nguyên nhân huyết trắng vón cục không mùi và cách khắc phục
9+ Cách trị huyết trắng có mùi hôi tại nhà [Đã thử + Hiệu quả]
Khí hư bất thường
9+ Cách trị huyết trắng có mùi hôi tại nhà [Đã thử + Hiệu quả]
[Tư vấn] Bệnh huyết trắng kiêng ăn gì, nên ăn gì để nhanh khỏi?
Khí hư bất thường
[Tư vấn] Bệnh huyết trắng kiêng ăn gì, nên ăn gì để nhanh khỏi?
[Gợi ý] Top 5 cách trị huyết trắng bằng lá trầu tại nhà đơn giản và hiệu quả
Khí hư bất thường
[Gợi ý] Top 5 cách trị huyết trắng bằng lá trầu tại nhà đơn giản và hiệu quả
Bật mí các cách điều trị huyết trắng ngứa đơn giản tại nhà
Khí hư bất thường
Bật mí các cách điều trị huyết trắng ngứa đơn giản tại nhà
[Giải đáp] Ra huyết trắng bao lâu thì có kinh? Những lưu ý cần biết
Khí hư bất thường
[Giải đáp] Ra huyết trắng bao lâu thì có kinh? Những lưu ý cần biết
Huyết trắng vón cục như bã đậu là bị bệnh gì? Cách khắc phục hiệu quả
Khí hư bất thường
Huyết trắng vón cục như bã đậu là bị bệnh gì? Cách khắc phục hiệu quả