Bà bầu có nên cạo lông vùng kín không là thắc mắc nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người. Thời điểm mang thai, người phụ nữ có nhiều thay đổi, đặc biệt là nội tiết, tâm sinh lý. Trong đó, lông vùng kín cũng thay đổi theo như mọc rậm rạp hơn, ngứa hơn. Chính vì vậy, nhiều mẹ bầu băn khoăn có nên cắt tỉa gọn gàng trước khi sinh. Theo dõi nội dung dưới đây để tìm câu trả lời.
Danh mục bài viết
Sự khó chịu của lông vùng kín lúc mang thai
Trước khi giải đáp câu hỏi bà bầu có nên cạo lông vùng kín, mọi người cần biết sự khó chịu của tình trạng này đối với thai phụ. Theo chuyên gia sản phụ khoa, thời kỳ mang thai, nội tiết tố cơ thể người phụ nữ thay đổi rất nhiều. Chính điều này tạo tiền đề cho lông vùng kín mọc rậm rạp hơn, dày hơn, cứng hơn.
Đặc biệt, từ tháng thứ 4 thai kỳ trở đi, tình trạng lông mọc rậm rạp càng khiến mẹ bầu khó chịu, gây nhiều bất lợi và sự phiền toái. Tuy nhiên, thai phụ đừng lo lắng, tình trạng này sẽ được chấm dứt và cân bằng trở lại sau sinh.
Dưới đây là một số bức xúc của hội mẹ bầu về lông vùng kín:
- Lông vùng kín dày hơn, rậm rạp hơn, vùng kín ẩm ướt hơn. Đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn có hại, ký sinh trùng, nấm,… sinh sôi, phát triển thuận lợi. Dẫn tới bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa nguy hiểm.
- Nếu lông vùng kín không được vệ sinh sạch sẽ, đúng cách hàng ngày, chị em có thể đối mặt tình trạng viêm nang lông
- Mỗi lần mặc đồ, chị em cảm thấy vô cùng khó chịu, bức bối, thậm chí dù mặc quần lót nhưng lông vùng kín vẫn đâm ra ngoài, gây mất thẩm mỹ vô cùng
Có nên cạo lông vùng kín khi mang thai?
Rất nhiều trường hợp chị em lần đầu mang thai đặt câu hỏi bà bầu có nên cạo lông vùng kín trước khi sinh nở. Đối với vấn đề này, các chuyên gia sản phụ khoa cho biết, khuyến khích sản phụ trước khi sinh nở nên cắt tỉa lông vùng kín gọn gàng. Điều này cực kỳ an toàn, không ảnh hưởng sức khỏe thai nhi và sản phụ, không ảnh hưởng quá trình sinh đẻ sắp diễn ra.
Thực tế, tại những bệnh viện, phòng khám, đơn vị y tế chuyên khoa sản phụ, đội ngũ bác sĩ luôn yêu cầu mẹ bầu cắt tỉa gọn gàng lông vùng kín trước khi sinh nở. Nếu bản thân sản phụ không thể tự làm được việc này, đội ngũ y tá, hộ lý sẽ giúp bạn thực hiện trong thời gian bạn chờ sinh.
Dưới đây là một số lợi ích của việc cạo lông vùng kín khi mang thai:
- Đảm bảo quá trình sinh nở diễn ra an toàn hơn, vệ sinh hơn, thoải mái hơn
- Giúp bác sĩ dễ dàng thăm khám, siêu âm cho sản phụ khi bắt đầu chuyển dạ
- Phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh phụ khoa hoặc nhiễm trùng trong trường hợp được chỉ định sinh mổ
- Nếu lông vùng kín được tỉa gọn gàng, điều này tạo thuận lợi cho quá trình cắt, rạch, khâu tầng sinh môn nếu người phụ nữ sinh thường
Lợi ích và rủi ro khi mẹ bầu cạo lông vùng kín
Đối với câu hỏi bà bầu có nên cạo lông vùng kín trước khi sinh nở đã có lời giải đáp. Tuy nhiên, mẹ bầu lại thắc mắc cạo lông vùng kín có hại gì không? Thực tế, công việc này thực hiện trong thời kỳ mang thai sẽ ít nhiều ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe thai phụ. Cụ thể:
Có nên cạo lông vùng kín lúc mang thai – Lợi ích
- Ngăn chặn sự xâm nhập, phát triển của vi khuẩn, vi nấm, giảm tỷ lệ nhiễm trùng vùng kín sau sinh thường
- Ngăn chặn nhiễm trùng cho trẻ sơ sinh.
- Bác sĩ dễ dàng siêu âm, kiểm tra, thăm khám chính xác tình hình sản phụ suốt thai kỳ
- Giảm độ ẩm ướt vùng kín do mồ hôi tiết ra, vệ sinh vùng kín được sạch sẽ hơn
- Lúc sinh, hạn chế máu bám lên lông vùng kín
Có nên cạo lông vùng kín lúc mang thai – Rủi ro
- Cắt tỉa lông vùng kín không đúng cách, không đảm bảo, thai phụ có thể đối mặt nguy cơ ngứa ngáy, khó chịu, nhiễm trùng long mu
- Khi long vùng kín mọc lại sẽ cứng, ngứa hơn
- Nếu thai phụ không biết cách xử lý, có thể đối mặt tình trạng lông mọc ngược, gây đau, sưng
- Bụng bầu vượt mặt có thể cản trở việc người phụ nữ tự vệ sinh vùng kín, tự cạo lông gây chảy máu, xước vùng long mu dẫn đến viêm nhiễm vùng kín
Có nên cạo lông vùng kín – Các bước cạo lông vùng kín cho mẹ bầu
Sau khi có câu trả lời cho câu hỏi bà bầu có nên cạo lông vùng kín, chúng ta cùng điểm qua các bước cắt tỉa lông vùng kín an toàn. Như mọi người đã biết, vùng kín là khu vực cực kỳ nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Do đó, khi tiến hành cạo lông mu, mẹ bầu cần đảm bảo thực hiện đúng các bước sau:
Bước 1. Cạo tỉa bớt lông mu
Mẹ bầu cầm long mu lên, sau đó nhẹ nhàng dùng kéo sắc cắt tỉa dần từng cụm lông đến khi hết vùng lông rậm rạp. Nếu biết sử dụng máy cạo râu điện tử, chị em hãy sử dụng để đạt hiệu quả cao hơn, tránh những tổn thương không đáng có.
Bước 2. Làm mềm lông mu
Sau khi kết thúc bước 1, chị em hãy vệ sinh sạch sẽ vùng kín. Tiếp theo, lấy một lượng vừa đủ bọt cạo râu của nam giới, thoa đều lên vùng lông mu cần cạo. Để nguyên khoảng 2 phút cho kem ngấm vào da, làm mềm sợi lông.
Bước 3. Tiến hành cạo lông mu
Đây là bước vô cùng quan trọng, đòi hỏi chị em hết sức thận trọng, nhẹ nhàng, từ từ, tỉ mỉ để tránh xước, chảy máu vùng kín. Một tay làm căng da vùng kín, một tay cầm dao cạo, dọn sạch lông vùng kín theo chiều lông mọc.
Bước 4. Vệ sinh lại vùng long mu
Sau khi bước 3 kết thúc, mẹ bầu dọn dẹp lại vùng kín một lần nữa cho sạch sẽ. Có thể bôi kem dưỡng để giảm cảm giác rát sau khi đã vệ sinh vùng kín sạch.
Lưu ý:
- Các chuyên gia khuyến cáo, mẹ bầu hãy bôi kem tẩy tế bào da chết cho vùng lông mu ít nhất 1 lần/tuần để ngăn chặn lông vùng kín mọc ngược.
- Sau khi cạo xong, mẹ bầu mặc đồ lót thoáng khí, dễ thấm hút mồ hôi để tránh gây kích ứng da
- Trường hợp mẹ bầu thai to không thể tự cạo lông vùng kín, hãy nhờ sự giúp đỡ của chồng
Cách dọn dẹp vùng kín cho bà bầu không cần cạo
Ngoài việc nắm rõ vấn đề rất nhiều chị em băn khoăn có cách “gọt tỉa” lông vùng kín nào không cần dao cạo? Dưới đây là một số phương pháp chị em có thể tham khảo.
- Sử dụng chanh và mật ong
Chuẩn bị: 1 thìa nước cốt chanh, 1 thìa mật ong trộn đều.
Cách thực hiện: Rửa thật sạch vùng kín, sau đó thoa hỗn hợp lên. Đợi khoảng 20 – 30 phút rồi rửa lại sạch với nước. Chị em áp dụng đều đặn 2 – 3 lần/tuần trong khoảng ít nhất 1 tháng sẽ thấy long mềm và nhạt màu rồi rụng.
- Trà hoa cúc
Chuẩn bị: 1 thìa nước chanh, 1 thìa trà hoa cúc
Cách thực hiện: Khi đun nước sôi, cho tất cả nguyên liệu trên vào, khuấy đều đến khi nước chuyển vàng nâu và sánh lại thì tắt bếp. Thoa hỗn hợp lên vùng kín, dùng giấy wax đắp lên, giữ nguyên 15 – 30 phút rồi giật ngược lông. Cuối cùng rửa lại vùng kín và lau khô.
- Sử dụng quả bơ chín
Xay nhuyễn bơ chín rồi thoa lên vùng kín, áp dụng đều đặn 3 lần/tuần. Bơ có tác dụng mềm lông và giúp lông tự rụng.
Khuyến cáo: Nhược điểm của phương pháp này là đòi hỏi sự kiên trì, áp dụng đều đặn hàng tuần của mẹ bầu. Tuy nhiên, nếu bụng bầu quá to, thai phụ không thể thực hiện được phương pháp này nữa.
Trên đây là nội dung giải đáp vấn đề bà bầu có nên cạo lông vùng kín hay không. Hy vọng thông tin trong bài phần nào giúp mẹ bầu yên tâm hơn khi vệ sinh vùng kín của bản thân. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được giải đáp miễn phí.
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.